Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người

Tác giả: Nguyễn Đức Văn, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn,

Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống. Trong cơ thể sinh vật, mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau. Ví dụ như tế bào biểu bì sẽ đảm nhận chức năng bảo vệ, tế bào cơ với chức năng vận động, tế bào mạch dẫn lại có chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng, dinh dưỡng,…

Các tế bào đều có kích thước vô cùng nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể thấy nó thông qua kính hiển vi. Hình dạng của tế bào vô cùng đa dạng, phong phú như hình cầu (TB trứng ếch), hình đĩa (TB máu), hình sao (TB thần kinh), hình sợi (TB sợi nấm)…

Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là Màng tế bào – Chất tế bào và Nhân tế bào (Tế bào nhân thực) hay vùng nhân (Tế bào nhân sơ).

Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất vào và ra khỏi tế bào. Chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. Nhân hay vùng nhân tế bào chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Cả tế bào thực vật và động vật đều là tế bào nhân thực tức là chúng đều có màng tế bào, chất tế bào và nhân tế bào. Khác nhau cơ bản giữa tế bào thực vật và tế bào động vật chính là tế bào thực vật thì có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp, thành xen-lu-lô-zơ và không bào còn tế bào động vật thì không có. Ngược lại tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không.

Sự giống nhau của hai loại tế bào chứng tỏ rằng cả hai đều có chung nguồn gốc là tế bào nhân thực, sự khác nhau thể hiện sự tiến hóa của mỗi loại tế bào nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của mỗi loài sinh vật.

Các tế bào sẽ lớn dần lên nhờ quá trình trao đổi chất và khi đến một kích thước nhất định mà ta thường gọi là tế bào trưởng thành thì tế bào sẽ phân chia thành 2 tế bào con đây gọi là sự phân bào. Các tế bào ấy tiếp tục lớn lên rồi phân chia thành 4, thành 8,... tế bào.

Sự lớn lên và phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.

Các chủ đề được xem nhiều

Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người
Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Riboxom: là nơi tổng hợp Protein.

+ Bộ máy Gongi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

- Lưới nội chất đảm bảo sự liên kết giữa các bào quan.

- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân còn có chức nhiễm sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác với các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở của sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với các kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể?

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do tế bào có hình dạng, kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào ( có chứa các bào quan )

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu trúc của cơ thể.

2020-05-15 11:13 PM

Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi trường tập trung của oxygen, glucose, các ion, amino acid, chất béo và các chất cần thiết khác trong một môi trường.

Đơn vị sống cơ bản của cơ thể là tế bào. Mỗi cơ quan là tập hợp của vô số tế bào, những tế bào này liên kết với nhau nhờ những cấu trúc liên tế bào.

Trong cơ thể có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào có những đặc trưng riêng của nó. Những đặc điểm ấy gọi là đặc trưng riêng của sự sống. Các đặc tính này bao gồm:

Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào: đây là quá trình gồm nhiều giai đoạn từ tiêu hóa, hô hấp, chuyển hóa vật chất và đến giai đoạn bài tiết. Các hoạt động tiêu hóa, hô hấp bài tiết là sự trao đổi giữa cơ thể và môi trường, còn quá trình chuyển hóa cơ bản xảy ra trong tế bào.

Đặc tính chịu kích thích: khả năng đáp ứng với các tác nhân kích thích. Là sự biểu hiện của sự sống và tồn tại sự sống.

Đặc tính sinh sản: hầu hết các tế bào khi già , chết, hoặc bị hủy hoại thì các tế bào con có khả năng táo tạp ra các tế bào mới cho đến khi bổ sung được số lượng phù hợp. Nhờ đặc tính này mà cơ thể có thể tồn tại và phát triển được.

Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi trường tập trung của oxygen, glucose, các ion, amino acid, chất béo và các chất cần thiết khác trong một môi trường mà người ta quen gọi là dịch ngoại bào hay dịch kẽ (tức là nội môi).

  •  Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể:
    • Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.
    • Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,...
  • Tế bào là đơn vị chức năng :
    • Nhờ có hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng) mà cơ thể thực hiện các chức năng sống (trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng)
    • Ví dụ :
      • Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.
      • Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.
      • Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
      • Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

Câu hỏi:Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Trả lời:

Mọi cơ thể đều cấu tạo từ tế bào:

- Trong tế bào có thể thực hiện mọi chức năng sống như trao đổi chất; sinh trưởng và phát triển; sinh sản và cảm ứng.

- Khi các tế bào phân chia → cơ thể lớn lên và sinh sản

- Tế bào lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ

→ Vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào, nó là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống, chúng thực hiện và duy trì các chức năng sống.

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức về tế bào nhé!

1. Tế bào là gì? Tế bào trong cơ thể người

Tế bào là đơn vịcấu tạo cơ bản của tất cả cáccơ thể sống. Cơ thể con người bao gồm hàng nghìn tỷ tế bào, tất cả đều có chức năng chuyên biệt riêng.

Tế bàocung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng đó thành năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt.

Tế bào cũng chứaADN, làvậtchất di truyền của cơ thể, và có thể tạo ra các bản sao của chính chúng.

Cũng giống như con người, cây trong rừng, cá dướisông, ngựa trong trang trại, vượn cáo trong rừng, lau sậy trong ao, giun trong đất - tất cả những loài động vật,thực vật này đều được tạo nên từ những khối xây dựng là tế bào. Giống như những ví dụ này, nhiều sinh vật sống bao gồm rất nhiều tế bào hoạt động phối hợp với nhau.

Con người được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào, mỗi tế bào có cấu trúc và chức năng riêng. Các nhà khoa học đã đạt được một bước tiến dài trong việc ước tính số lượng tế bào trong cơ thể người trung bình. Hầu hết các ước tính gần đây đưa ra số lượng tế bào vào khoảng 30 nghìn tỷ. Việc đếm tế bào của con người cực kỳ phức tạp.Nó không đơn giản như việc tìm ra kích thước hoặc trọng lượng của một tế bào đơn lẻ và ước tính dựa trên thể tích của cơ thể con người.

Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các tế bào trong cơ thể cuối cùng sẽ chết và cần được thay thế. May mắn thay, một cơ thể con người khỏe mạnh có khả năng duy trì sự cân bằng chính xác giữa số lượng tế bào được tạo ra và số lượng tế bào chết đi. Ví dụ, khi cơ thể sản xuất từ ​​173 đến 259 tỷ tế bào hồng cầu mỗi ngày, thì số lượng tế bào hồng cầu đang chết dần cũng tương đương.Thật khó để tìm ra chính xác có bao nhiêu tế bào trong cơ thể con người chết mỗi ngày. Các tế bào không được tạo ra bằng nhau, khi nói hết chu kỳ sống của chúng, chúng sẽ chết đi. Ví dụ, tế bào bạch cầu chỉ sống được khoảng 13 ngày, trong khi tế bào hồng cầu sống được khoảng 120 ngày. Mặt khác, tế bào gan có thể sống đến 18 tháng. Các tế bào não sẽ tồn tại trong suốt cuộc đời của một người.

2. Cấu tạo tế bào

Tế bào gồm có:

- Nhân: nhiễm sắc thể và nhân con

- Tế bào chất: có chứa các bào quan: ti thể, trung thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi…

- Màng sinh chất

3.Chức năng của tế bào

Chức năng của các bộ phận trong tế bào

Các bộ phận

Các bào quan

Chức năng

Màng sinh chất Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

Chất tế bào

Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
Lưới nội chất Tổng hợp và vận chuyển các chất
Ribôxôm Nơi tổng hợp prôtêin
Ti thể Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
Bộ máy gôngi Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
Trung thể Tham gia quá trình phân chia tế bào

Nhân:

- Nhiễm sắc thể

- Nhân con

Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền

- Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

4.Hoạt động sống của tế bào

Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản.

Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.