Đột biến gen gây hậu quả như thế nào với thể đột biến?

Đột biến điểm là đột biến xảy ra ở một [hoặc một cặp] nuclêôtit của gen hoặc của RNA.[1][2][3][4]

Hình 2: Các dạng đột biến điểm: a = dạng thế [substitution]; b = dạng mất [deletion]; c = dạng thêm [insertion].

Nếu dựa vào kiểu nucleotide biến đổi ở đột biến điểm, thì phân chia thành ba dạng [hình 2].

  • Đột biến thế: một [hoặc một cặp] nuclêôtit bị thay thế bởi một [hoặc một cặp] nuclêôtit khác.
  • Đột biến thêm: một [hoặc một cặp] nuclêôtit được thêm [chèn] vào vị trí nào đó trong chuỗi [hoặc cặp chuỗi] pôlinuclêôtit.
  • Đột biến mất: một [hoặc một cặp] nuclêôtit ở vị trí nào đó trong chuỗi [hoặc cặp chuỗi] pôlinuclêôtit bị mất đi [bị xoá khỏi chuỗi]. Hai dạng sau cùng thường gọi chung là đột biến thêm bớt, rất hay gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống sinh vật, do các cođon bị thay đổi hàng loạt kể từ vị trí đột biến.

Dựa vào kiểu chuyển đổi base ở dạng đột biến thếSửa đổi

Hình 3: Đột biến tương hỗ thuận - nghịch: Transition và transversion.

Khi đột biến điểm dạng thế làm một base này bị thay bằng một base nitơ khác, thì phân chia thành: thế cùng kiểu [transitions] và thế khác kiểu [transversions]. Các thuật ngữ và dạng này do Ernst Freese đưa ra từ năm 1959.[8][9]

  • Trong đột biến thế cùng kiểu [transitions], thì base nitơ cùng nhóm [purin hoặc pirimiđin] thay thế cho nhau, như A thay thế cho G hoặc ngược lại [chữ đỏ và mũi tên đỏ ở hình 3].
  • Trong đột biến thế khác kiểu [transversions] thì base nitơ khác nhóm thay thế nhau, như G thay thế vào vị trí của T [chữ xanh và mũi tên xanh ở hình 3.

Xem thêmSửa đổi

  • Đột biến vô nghĩa.
  • Đột biến câm.
  • Đột biến sai nghĩa.
  • Đột biến thêm bớt.
  • Đột biến dịch khung.

Nguồn trích dẫnSửa đổi

  1. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
  2. ^ Point mutation.
  3. ^ Point Mutation.
  4. ^ a b c "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015.
  5. ^ Mutation ponctuelle - Définition.
  6. ^ Leslie G. Biesecker. Point Mutation.
  7. ^ Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
  8. ^ Freese, Ernst [tháng 4 năm 1959]. The difference between spontaneous and base-analogue induced mutations of phage T4. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 45 [4]: 62233. Bibcode:1959PNAS...45..622F. doi:10.1073/pnas.45.4.622. PMC222607. PMID16590424.
  9. ^ Freese, Ernst [1959]. The Specific Mutagenic Effect of Base Analogues on Phage T4. J. Mol. Biol. 1 [2]: 87105. doi:10.1016/S0022-2836[59]80038-3.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đột biến điểm.
  • MeSH Point+Mutation


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề