Dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì

Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?  

A. Tự trọng.  

B. Trung thực.  

C. Tiết kiệm.  

D. Tự tin.

Các câu hỏi tương tự

Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?

A. Tự trọng.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Tự tin.

Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ? *

A. Sự vô ơn, phản bội.

B. Tiết kiệm.

C. Sự trung thành.

D. Khiêm tốn.

Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực? *

A. Ném đá giấu tay

C. Treo đầu dê bán thịt chó.

B. Ăn ngay nói thẳng.

D. Gió chiều nào che chiều ấy.

Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là? *

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Gia đình vui vẻ.

D. Gia đình văn hóa.

Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực:"Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm". *

A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm

B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm

C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra

D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra

Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự tin? *

A Luôn cho rằng mình tự làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài toán khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

giúp với dnag cần ggapws :))

Dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân là gì câu ca dao mà chúng ta đã nghe rất nhiều lần từ cuộc sống từ ông bà cha mẹ nó như những bài học lần đầu vậy hôm nay wikisecret sẽ giải thích câu ca dao dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân cho các bạn nhé .

Nói ngả nói nghiêng là gì

“Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì

Kiềng ba chân là gì

“Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp.

Dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì

Trong kho tàng văn học dân gian của cha ông ta có những câu nói như gửi gắm những tình cảm thân hay là những lời dạy bổ ích. Và câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” cũng như được ẩn chứa bài học hay và cũng thật bổ ích cho người đời sau.

Câu ca dao dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” có ý nói khi con nguời đã có quyết tâm thì cho dù có bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình. “Dù ai nói ngã nói nghiêng” là những tác động bên ngoài khiến cho mục đích hay những ý định của ta dễ bị thay đổi vì chính những lời nói từ bên ngoài. Còn đối với “vững như kiềng ba chân” chính là một hình ảnh quen thuộc của con người. Kiềng ba chân luôn luôn vững chắc không bao giờ có thể chuyển dời ngay bị đổ được. Trong cuộc sống con người chúng ta ngày nay cũng vậy khi một việc mình làm những lại nhận lại những người không biết đầu đuôi câu chuyện mà đã ngăn cản chúng ta lại. Không cho chúng ta làm được việc mà chúng ta mong muốn. Câu nói như đề cao đức tính tự chủ của con người trước mọi sự việc. Ta vẫn còn nhớ đến câu chuyện “đẽo cày giữa đường” chỉ vì không có tính tự chủ tin vào chính bản thân mình mà thành phẩm tạo ra được không được áp dụng ra một việc gì mà cái cày lại trở thành một khúc gỗ không hơn không kém.

Con người luôn luôn biết xác định những mục đích cũng như mục tiêu của mình khi đã được đề ra từ trước đó. Việc thực hiện từng nước để có được thành công trong khi mọi người không biết cứ cho lời khuyên bắt mình nên làm thế này, bắt mình nên làm thế kia. Và nếu như bản thân không tự chủ cũng không có chính kiến của bản thân lại dễ bị thay đổi thì thật khó có thể thành công được. Qua câu ca dao con người cũng cần phải suy nghĩ trước khi nói cũng như hành động của chính mình. Hãy nhớ rằng chẳng ai có thể sống thay bạn được, nên mọi quyết định sẽ là ở bạn và việc thực hiện được những quyết định đó cũng quyết định bạn thành hay bại trong cuộc sống.

Mỗi người hãy biết tự chủ. Khi đã quyết định làm một việc gì đó bạn phải làm đến cùng, không được bỏ cuộc giữa chừng. Hơn nữa lại không chỉ vì những ý kiến, những chê trách của những người không hiểu chuyện hay những dự định của bạn mà đã đưa ra những lời khuyên khiến bạn không thể thực hiện công việc của mình theo đúng dự định được. Câu ca dao như khẳng định thêm rằng: Cho dù có ai nói ngả hay nói nghiêng như nào thì ý chí tâ luôn kiên định, không sợ người khác nghĩ gì mà vẫn cứ vững vàng chọn con đường trước đó mà mình đã vạch ra để đi như thế nào.

Tuy nhiên nếu như ta không biết tiếp thu những ý kiến của người xung quanh thì cũng rất dễ rơi vào tình trạng cực đoan, duy ý chí. Con người đầu tiên phải cần xác định những việc mình đã làm và có định hướng cho riêng mình. Cần nghe những lời khuyên chân thành và cũng như biết được những lời khuyên nào bổ ích và có lý thì nghe theo. Người tực chủ thông minh không phải là người chí biết làm theo ý của chính mà mà phải biết cách tiếp thu cũng như làm cho mục đích của mình nhanh chóng thành công nhờ sự phân tích cũng như đánh giá những ý kiến khen chê đó. Thông qua những ý kiến trái chiều thì ta phải cân đối xem mặt đúng, sai, tốt xấu để có thể chọn lựa và giữ vững lập trường của mình. Việc giữ vững lập trường không giống với bảo thủ. Khi biết sai trái thì cũng nên xem lại việc mình đangg làm một cách nghiêm túc để chọn lựa một giải pháp khác tốt nhất cho mình.

Câu nói của ông cha ta thật sâu sắc, nó dường như cũng là một kim chỉ nam giúp cho con người chúng ta biết được để mà có thể rút kinh nghiệm để có thể sửa chữa. Câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” thực sự là một bài học, một lời khuyên chân thành của các bậc tiền nhân trước nói về sự tự chủ của mỗi con người.

Dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.

Dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về đức tính là Tự Chủ

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu ca dao thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Trong kho tàng văn học dân gian của cha ông ta có những câu nói như gửi gắm những tình cảm thân hay là những lời dạy bổ ích. Và câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” cũng như được ẩn chứa bài học hay và cũng thật bổ ích cho người đời sau.

Câu ca dao dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” có ý nói khi con nguời đã có quyết tâm thì cho dù có bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình. “Dù ai nói ngã nói nghiêng” là những tác động bên ngoài khiến cho mục đích hay những ý định của ta dễ bị thay đổi vì chính những lời nói từ bên ngoài. Còn đối với “vững như kiềng ba chân” chính là một hình ảnh quen thuộc của con người. Kiềng ba chân luôn luôn vững chắc không bao giờ có thể chuyển dời ngay bị đổ được. Trong cuộc sống con người chúng ta ngày nay cũng vậy khi một việc mình làm những lại nhận lại những người không biết đầu đuôi câu chuyện mà đã ngăn cản chúng ta lại. Không cho chúng ta làm được việc mà chúng ta mong muốn. Câu nói như đề cao đức tính tự chủ của con người trước mọi sự việc. Ta vẫn còn nhớ đến câu chuyện “đẽo cày giữa đường” chỉ vì không có tính tự chủ tin vào chính bản thân mình mà thành phẩm tạo ra được không được áp dụng ra một việc gì mà cái cày lại trở thành một khúc gỗ không hơn không kém.

Con người luôn luôn biết xác định những mục đích cũng như  mục tiêu của mình khi đã được đề ra từ trước đó. Việc thực hiện từng nước để có được thành công trong khi mọi người không biết cứ cho lời khuyên bắt mình nên làm thế này, bắt mình nên làm thế kia. Và nếu như bản thân không tự chủ cũng không có chính kiến của bản thân lại dễ bị thay đổi thì thật khó có thể thành công được. Qua câu ca dao con người cũng cần phải suy nghĩ trước khi nói cũng như hành động của chính mình. Hãy nhớ rằng chẳng ai có thể sống thay bạn được, nên mọi quyết định sẽ là ở bạn và việc thực hiện được những quyết định đó cũng quyết định bạn thành hay bại trong cuộc sống.

Mỗi người hãy biết tự chủ. Khi đã quyết định làm một việc gì đó bạn phải làm đến cùng, không được bỏ cuộc giữa chừng. Hơn nữa lại không chỉ vì những ý kiến, những chê trách của  những người không hiểu chuyện hay những dự định của bạn mà đã đưa ra những lời khuyên khiến bạn không thể thực hiện công việc của mình theo đúng dự định được. Câu ca dao như khẳng định thêm rằng: Cho dù có ai nói ngả hay nói nghiêng như nào thì ý chí tâ luôn kiên định, không sợ người khác nghĩ gì mà vẫn cứ vững vàng chọn con đường trước đó mà mình đã vạch ra để đi như thế nào.

Tuy nhiên nếu như ta không biết tiếp thu những ý kiến của người xung quanh thì cũng rất dễ rơi vào tình trạng cực đoan, duy ý chí. Con người đầu tiên phải cần xác định những việc mình đã làm và có định hướng cho riêng mình. Cần nghe những lời khuyên chân thành và cũng như biết được những lời khuyên nào bổ ích và có lý thì nghe theo. Người tực chủ thông minh không phải là người chí biết làm theo ý của chính mà mà phải biết cách tiếp thu cũng như làm cho mục đích của mình nhanh chóng thành công nhờ sự phân tích cũng như đánh giá những ý kiến khen chê đó. Thông qua những ý kiến trái chiều thì ta phải cân đối xem mặt đúng, sai, tốt xấu để có thể chọn lựa và giữ vững lập trường của mình. Việc giữ vững lập trường không giống với bảo thủ. Khi biết sai trái thì cũng nên xem lại việc mình đangg làm một cách nghiêm túc để chọn lựa một giải pháp khác tốt nhất cho mình.

Câu nói của ông cha ta thật sâu sắc, nó dường như cũng là một kim chỉ nam giúp cho con người chúng ta biết được để mà có thể rút kinh nghiệm để có thể sửa chữa. Câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” thực sự là một bài học, một lời khuyên chân thành của các bậc tiền nhân trước nói về sự tự chủ của mỗi con người.

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

Là một câu như thế.

Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.

Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.

Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.
Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.

Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

Trong cuộc sống có rất nhiều những cám dỗ và nhiều lần hoàn cảnh đưa đẩy khiến chúng ta bắt buộc phải có những lựa chọn hướng đi cho riêng mình. Có khi chúng ta đã chọn ngay từ đầu nhưng vì mọi người xung quanh nên chúng ta bị phân tâm, dao động. Khi đó cái chúng ta cần là một tâm lý vững vàng, là lập trường vững chắc để có thể tự tin với lựa chọn của mình. Ông cha ta đã đúc rút thành bài học: “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.

Câu ca dao đã sử dụng hình ảnh cái kiềng có ba chân được dùng để đun bếp để nói lên lập trường vững chắc của con người trước lời “nói ngả, nói nghiêng” của người xung quanh. Như chúng ta đã biết “kiềng” là một vận dụng để đun bếp, được làm từ vật kiệu cứng chắc và được đặt lên một bề mặt bằng phẳng, tạo nên sự vừng chắc, bền vững. “Nói ngả nói nghiêng” là những lời nói, gièm pha, xui khiến về những điều mà ta đang làm khiến chúng ta có thể bị phân tâm, hoặc ghi ngời về những gì chúng ta chọn. Bài học rút ra ở đây đó là mỗi chúng ta cần phải có lập trường vững vàng, bền chí. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của thành công.

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện Đẽo cày giữa đường khi nói về một người muốn đẽo một khúc gỗ thành cái cày và chọn làm nó ở ngay giữa đường. Khi mỗi người đi qua đi lại đưa ra một ý kiến, góp ý thì anh ta đều làm theo và kết quả đó là không những không làm thành cái cày mà còn lãng phí cả một khúc gỗ. Qua đó tự chủ là một yếu tố cần thiết trong cuộc sống. Ngay việc chúng ta sống trong một gia đình thì có nhiều bậc phụ huynh thường áp đặt cho con cái mình phải đi theo một con đường đã định sẵn, đặc biệt là những gia đình giàu có quyền thế. Họ thậm chí còn chẳng quan tâm rằng con cái mình có thực sự thích điều đó không, nó có mong muốn nguyện vọng nào khác không. Nhiều đứa trẻ khi đó chỉ biết ghe theo mặc dù trong lòng có ước mơ, có hoài bão riêng. Và khi đó những ước mơ đó sẽ mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Để có được sự tự chủ, có được sự tự tin về quyết định của mình thì yêu cầu chúng ta cần phải chuẩn bĩ kỹ về kiến thức về kỹ năng trước khi làm bất cứ một việc gì đó. Có tìm hiểu kiến thức có nắm được quy trình thì ta mới có nền tảng để thực hiện mục tiêu, cũng như việc xác định được ai góp ý đúng, ai sai để chọn lọc mà tiếp thu. Như chúng ta biết thì cái tốt, cái xấu luôn cùng tồn tại và con người cũng vậy. Không phải ai cũng tốt và trái lại không phải lời góp ý nào cũng không mang theo ý tốt. Và việc chúng ta cần làm đó là cần phân biệt được tốt xấu. Những người thân của chúng ta luôn mong muốn chúng ta được thành công và thường đưa ra những lời khuyên chân thành xuất phát từ ý tốt. Tuy nhiên không phải cứ chân thành, cứ có ý tốt thì lời góp ý của những người đó đã là đúng đắn. Bởi có những việc mà cần có trình độ chuyên môn nhất định thì mới có thể góp ý đúng đắn được. Giữa những ý kiến khen chê trái chiều chúng ta phải tỉnh táo, so sánh, đối chiếu để thấy được cái đúng sai, nếu đúng thì tiếp thu. Chứ chúng ta không nên quá tự kiêu, tự coi mình là đúng mà trở nên bảo thủ, duy ý chí.

Câu ca dao là một bài học sâu sắc, trở thành kim chỉ nam cho hành động, cho quá trình chúng ta trưởng thành và hoàn thiện bản thân từ việc rút kinh nghiệm. Muốn thành công trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện, trước khi làm một việc gì đó cần phải tìm hiểu kỹ càng để vạch ra đường lối, phương án thực hiện cụ thể. Giữ vững lập trường chứ tuyệt đối không đồng nghĩa với việc bỏ ngoài tai tất cả những góp ý của mọi người.

Những câu tục ngữ là nguồn kho tàng kinh nghiệm sống, những bài học mực thước về nhân cách làm người. Ta luôn luôn cần có nó để có thể vượt qua những chặng đường, những khó khăn thử thách của cuộc sống. Câu tục ngữ của người xưa “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” chính là một trong số đó, câu tục ngữ ấy quá sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân sinh, nên nó trở nên nổi tiếng và có thể mang đi theo ta cho đến suốt cuộc đời.

Câu nói đã mang đến cho tất cả chúng ta những suy nghĩ rộng, được tìm hiểu lâu dài, sự so sánh “như” lúc này đây quả thực hợp lý, cũng chỉ đi từ một vật trong đời sống làng quê, gắn liền với nhân dân lâu đời, đó là hình ảnh chiếc kiềng, được thiết kế là một vật cứng chắc, dựng đứng chắc chắn trên nền đất, nền nhà phẳng phiu, sẽ không bao giờ có hiện tượng cập kênh, một sự chắc chắn, một sự bền vững. Chất đốt thay đổi, cái bếp đun cũng đổi thay theo, bếp lò đắp bằng đất, hoặc bằng kim loại, nhiều khi chất đốt đã được thay đổi từ rơm rạ, củi đã được thay bằng trấu, mùn cưa, than tự nắm, than tổ ong, dầu hỏa…. Rồi dần dần hình ảnh cái kiềng ba chân càng vắng dần trong cuộc sống, nhưng bài học của nó được hiểu như là một sự  liên tưởng dễ hiểu nhất thì vẫn sẽ còn sống mãi với mỗi thế hệ con người Việt Nam.

Bài học được ta hiểu theo nghĩa bóng, chính là nêu bật được hình ảnh con người trong cuộc sống, sự vững lòng, bền chí của một con người luôn luôn được đánh giá rất cao, nó ảnh hưởng đến tính cách, hành động của một con người, nó cho ta cái nhìn bám sát thực tế, không viển vông, tạo cho con người ta hiểu được giá trị sức mạnh của sự hy vọng trong cuộc sống mỗi người. Có lẽ trong cuộc sống của người dân từ lâu vốn quen chân lấm tay bùn, thì tính kiên định, vững vàng khiến cho “chân cứng đá mềm”, từ những thứ đất sỏi đá, chưa qua cải tạo trên đồng ruộng khô cằn, trên những vùng đất đai cằn cỗi, cùng sự chăm chỉ cần cù biến thành cơm thành gạo, thành nơi cung cấp nguồn lương thực quý giá để nuôi sống con người.

Hay khi một lần ngoảnh lại nhìn về quá khứ, chiến tranh đã là một phần gắn với suy nghĩ, những ảnh hưởng đến với con người chúng ta. Cũng từ đây, ta càng thêm tự hào về những tinh thần quả cảm, quyết chí, quyết thắng của con người Việt Nam ta, vì  có sự kiên trì bền chí thử lại, không lung lay tư tưởng về niềm tin vào ngày chiến thắng, rồi những phương án tác chiến thông thạo trên địa bàn, những sự giúp đỡ, đoàn kết của con người, nên đã có thể đưa đến những thắng lợi vẻ vang, những con người quả cảm, anh hùng, ghi danh dải đất hình chữ S trên bản đồ thế giới. Trên lĩnh vực của cuộc sống có rất nhiều những tấm gương về sự kiên trì, bền bỉ, dù phải qua biết bao gian nan, biết bao chướng ngại, biết bao sự dè bỉu, chê cười của người đời mà thành công, như những thủ khoa đại học sau bao lần thử sức bị thất bai, những người nông dân làm giàu chân chính,…Và đôi khi, từ chính vấn đề nhay cảm nhất, đôi khi tình yêu cũng cần xuất hiện đức tính bền chí qua khó khăn thử thách, những lời thị phi, chấp nhận những điều ưu khuyết của nhau để có thể cùng nhau tiến đến hạnh phúc đôi lứa.

Trong cuộc sống, chỉ cần trong lòng ta luôn có, luôn hiểu được hình ảnh chiếc kiềng ba chân, thì dường như ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống, trước bất cứ một vấn đề gì cũng cần có chính kiến và giữ vững chính kiến của mình, khi thể hiện ý kiến trước cộng đồng đừng bị lung lay bởi lời nói tư tưởng của người khác. Và cũng từ hình tượng kiên cường ấy ta càng thấy rõ hơn những tính cách đối lập, ví như kiểu: “Gió chiều nào che chiều ấy”, hoặc “Mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật”; hoặc nữa một loại tính cách điển hình gọi là “Ba phải”, dễ khiến người khác mất lòng tin vào bạn vì con người không có chính kiến. Nhưng trên hết chúng ta cũng cần tiếp thu ý kiến, không bảo thủ xem xét thật kĩ lại toàn bộ, rồi mới đưa ra quyết định cho hợp lý nhất. 

Câu tục ngữ đã để lại trong chúng ta bài học vô giá về tính kiên định, nó đi cùng với niềm tin vào những điều mà ta đã lựa chọn, hay nói một cách khác câu tục ngữ còn có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình. Câu tục ngữ cũng khẳng định được phẩm chất đạo đức tự chủ của con người trong xã hội hiện nay.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích cho câu ca dao thật hay và đạt được kết quả cao.