Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt điều

23:45 - 11/12/2018

Từ ngày 1/1/2017, Hàn Quốc đã tiến hành áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới.

Chuyên gia cập nhật thông tin về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yêu cầu và quy định của thị trường Hàn Quốc trong đó có yêu cầu về Hệ thống quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông sản nhập khẩu, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc, Cơ quan Xúc tiến thương mại Hàn Quốc [KOTRA] và Đại học Chonnam, Hàn Quốc tổ chức “Hội thảo về Hệ thống quản lý Danh mục dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm nông sản nhập khẩu của Hàn Quốc” tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 11/12.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2017, Hàn Quốc đã tiến hành áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới. Theo đó, nếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép [Maximum residue limit – MRLs] thì sẽ bị áp dụng mức mặc định chung là 0.01ppm.

Mặc dù đây là biện pháp áp dụng chung đối với tất cả các nước, song biện pháp này sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam [nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật  chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc sẽ bị áp mức mặc định 0,01ppm], sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như cà phê, lạc nhân, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới v.v… sang thị trường Hàn Quốc.

Bà Nguyễn Thanh Hương, đại diện Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm: thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi các tổ chức FAO, WHO, UNEP, Phụ lục III của Công ước Rotterdam; thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người; thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người…

Trong giai đoạn hai năm 2017 – 2018, Cục bảo vệ thực vật, đã rà soát và loại bỏ một số hoạt chất có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Trong đó, có thể kể đến loại bỏ 11 hoạt chất, gồm: Acephate, diazinon, zinc phosphide, malathion, carbendazim, thiophanate methyl, benomyl, 2,4-D, paraquat, carbofuran, trichlorfon ra khỏi danh mục.

Đối với các nông sản xuất khẩu sang Hàn Quốc, thì  hiện Cục bảo vệ thực vật và cơ quan Kiểm dịch Hàn Quốc [QIA] đang cùng thực hiện chương trình tiền kiểm tra tại các nhà máy của Việt Nam đối với 2 sản phẩm Thanh Long và Xoài. Đơn cử, từ năm 2015, sản phẩm Thanh Long đã được Cục bảo vệ thực vật đề xuất và được phía QIA chấp nhận là QIA chuyển giao việc giám sát cho Cục bảo vệ thực vật. Điều này có nghĩa là cán bộ của QIA chỉ kiểm soát hồ sơ và đến nhà máy kiểm tra ngẫu nhiên việc xử lý hơi nước nóng. Còn sản phẩm Xoài, từ năm 2014 đến nay, các chuyên gia Hàn Quốc thực hiện tiền kiểm tra tại Việt Nam, Cục bảo vệ thực vật  tiếp tục kiến nghị với QIA chuyển giao việc giám sát tiền kiểm tra đối với Xoài [giống như Thanh Long].

Ngoài ra, thực hiện đáp ứng Hệ thống quản lý dư lượng [PLS], hướng đến mục tiêu hỗ trợ nông sản Việt Nam nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu khi nhập khẩu, Cục bảo vệ thực vật đã và đang siết chặt việc đăng ký, sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Song song đó, xây dựng mô hình truyền thông để khuyến cáo người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cũng như khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đồng thời, tiếp tục ưu tiên đăng ký vào danh mục cũng như sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học thân thiện với môi trường tiến tới năm 2020 đạt khoảng 30% thuốc bảo vệt thực vật sinh học trong danh mục.

Nhân Phương [theo TTXVN]

Đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là rau củ quả để phòng chống sâu, bọ, bệnh,… Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết. Tuy nhiên việc lạm dụng các sản phẩm đó hoặc sử dụng liều lượng không đúng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ lụy lâu dài khác.

Đối với quốc gia nông nghiệp như Việt Nam thuốc bảo vệ thực vật rất cần thiết

Do đó cần đảm bảo lượng thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả. Hãy cùng Luật Việt Tín Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để có cái nhìn tổng quan nhất.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật [Pesticide Residue] được hiểu là các chất tồn dư trong thực phẩm. Việc tồn dư này từ nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường và đặc biệt là từ sử dụng hóa chất của con người.

Căn cứ theo thông tư 50/2016/TT-BYT về giới hạn thuốc bảo vệ thực vật Viết tắt là MRL. Và đơn vị là mg/Kg thực phẩm.

Nếu như MRL trong thực phẩm vượt ngưỡng điều này có thể gây nguy hiểm cho con người như: ngộ độc, nôn mửa, nhức đầu, rối loạn thành kinh trung ương,… Thậm chí nếu nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt hoặc tử vong.

Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Tại Việt Nam đã lựa chọn phương pháp GC-MS hoặc LC-MS để kiểm nghiệm sản phẩm. Việc này phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các nền mẫu rau, gạo, cà chua, đồ uống không cồn,…

Hợp chất bảo vệ thực vật chủ yếu gồm 4 nhóm chính:

– Nhóm Clo hữu cơ: [organnochlorine]:

Là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài

[Ví dụ như: DDT có thời gian bán phân hủy là 20 năm, chúng ít bị đào thải và tích lũy vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn].

Đại diện của nhóm này là: Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychor.

– Nhóm lân hữa cơ [organophosphorus]

Đều là các este, dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn  so với nhóm Clohữu cơ  và được sử dụng rộng rãi hơn.

Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men  Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ ,gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos.

– Nhóm Carbamat:

Là các dẫn xuất hữu cơ  của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao với người và động vật.

Khi sử dụng chúng tác động trực tiếp vào men Cholineestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như: carbofuran, carbaryl, carbonsulfan, isoprocrab, methomyl…

– Nhóm pyrethroid:

Là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp cảu các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của một nhóm cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm: cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin…

Ngoài ta, còn có một số nhóm khác như: chất trừ sâu vô cơ [nhóm Asen], nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus, [thuốc trừ nấm, trừ  vi khuẩn], nhóm hợp chất vô cơ [Đồng, thủy ngân].

Xin cấp giấy phép bảo vệ thực vật

Xem thêm: Xin giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Quy định Việt Nam và quốc tế về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Tại Việt Nam Bộ Y Tế có ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” số 46/2007/QĐ-BYT đã quy định rõ về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tại “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam” ban hành kèm Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, riêng thuốc trừ sâu đã có tới 775 hoạt chất với 1.678 tên thương phẩm.

Khảo sát của FSI cho thấy, các hoạt chất được sử dụng phổ biến hiện nay để phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng là: Abamectin; Cartap; Cypermethrin; Deltamethrin; Diazinon; Dimethoate; Etofenprox; Fenitrothion; Fipronil; Imidacloprid;…

Tại Châu Âu, hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật đã có các mức dư lượng tối đa áp dụng chung cho toàn bộ cộng đồng. Quy định EC 396/2005 ban hành MRL áp dụng cho 350 sản phẩm tươi sống và các sản phẩm tương tự sau khi xử lý.

Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật được thiết lập tại mục 402, 408, 409 Luật Liên Bang về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm [FFDCA bởi cơ quan Bảo vệ Môi trường [EPA]. Và cơ quan Quản lý về thực phẩm và dược phẩm [FDA] giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất cả mặt hàng nông sản.

Trên đây là những tư vấn về Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hy vọng qua những chia sẻ về các thông tin, quy định pháp luật giúp ích cho việc định lượng, định tính dư lượng phù hợp. Đặc biết đối với các nhà sản xuất sao cho phù hợp tiêu chuẩn kiểm nghiệm sản phẩm đánh giá. Trước khi công bố sản phẩm trên thị trường được đầy đủ đảm bảo.

Mọi những vấn đề thắc mắc về kiểm nghiệm sản phẩm, công bố sản phẩm,… Và những vấn đề pháp luật có liên quan hãy liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được: tư vấn, hướng dẫn, đầy đủ chính xác. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm của Việt Tín

Video liên quan

Chủ Đề