Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.

Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Sưu tập công cụ dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Trang phục truyền thống của thiếu nữ dân tộc Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Tổ hợp gác bếp của gia đình người Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Sưu tập đồ dùng đánh bắt cá của người Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Sưu tập đồ dùng săn bắt thú rừng của người Mường.

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Đồ chơi truyền thống của trẻ em dân tộc Mường

Tín ngưỡng của người Mường là thờ cúng tổ tiên và vạn vật hữu linh, tang ma, cưới xin được tổ chức chặt chẽ theo nghi thức truyền thống. Đồng bào Mường thường tổ chức nhiều ngày hội trong năm như: Hội xuống đồng, hội cầu mưa, hội Pồn Pôông… Trong các ngày hội thường tổ chức ném còn, bắn nỏ, đi cà kheo, uống rượu cần.

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Các bộ sử thi Mường, ca dao, truyện thơ Mường cùng với các nhạc cụ đặc sắc như trống đồng, cồng chiêng… đã tạo nên bản đặc trưng hóa của người Mường Thanh Hóa.

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Nhạc cụ của dân tộc Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Bộ Khót - dụng cụ hành nghề của thầy Mo Mường

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Cây hoa - dùng trong lễ hội Pồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường. Cây hoa cao 3,6m, gồm 7 tầng, 49 cành, tương đương với 2392 bông hoa, được làm từ gỗ cây chạng bạng, nứa, luồng, ruột cây sắn, phẩm mầu...

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Trên cây hoa trang trí các loại động vật, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt.

Lễ hội Pồn Pôông từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường xưa. Trọng tâm của lễ hội là cây hoa, người chủ trì là ông Mo, bà Máy - những người chữa bệnh bằng thuốc Nam và nấp dưới bóng thánh (ma nổ) chủ trì cùng với các “con mày, con nuôi” giúp sức tổ chức.

Lễ hội Pồn Pôông được tổ chức hàng năm vào các ngày rằm tháng giêng, tháng ba và tháng bảy hay mùa gặt (gọi là Lễ hội mùa mừng cơm mới).

Bộ sưu tập hiện vật văn hóa dân tộc Mường trưng bày ở Bảo tàng Thanh Hóa là niềm tự hào không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Mường mà còn là niềm tự hào chung của Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa.

Một trong các điểm nhấn tại “Tháng tiếng vọng Tây Bắc” là triển lãm hình ảnh “Sắc màu Tây Bắc” và nhất là “Trình diễn bộ sưu tập về các công cụ đánh bắt cá của đồng bào vùng Tây Bắc”.

Điều đáng nói là những hoạt động này đều có sự tham gia trực tiếp của các nghệ nhân các dân tộc Mường (Hòa Bình) dân tộc Thái (Nghệ An), dân tộc Tày (Thái Nguyên), dân tộc Khơ Mú, dân tộc Lự... (Điện Biên).

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Đồng bào Khơ Mú đánh bắt cá

130 bức ảnh trong không gian triển lãm “Sắc màu Tây Bắc” đưa người xem về với những hình ảnh của một Tây Bắc núi non hùng vĩ, độc đáo của sắc màu văn hóa Tây Bắc và cả những hình ảnh rất đỗi thân thương, bình dị, mộc mạc của cuộc sống, qua nụ cười trong trẻo của em bé trên chiếc xe đạp gỗ, bếp lửa lúc ban chiều trong mái nhà sàn Thái, hay trò chơi ném “pao” của em bé dân tộc Mông...

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Nghệ nhân giới thiệu với các bạn trẻ về dụng cụ đánh bắt cá

Ở đây, du khách cũng bắt gặp cảnh bà con Khơ Mú đang quăng chài đơm đó, bà con dân tộc Lào, dân tộc Lự dùng vợt nhử mồi cho cá tụ lại rồi bất ngờ vớt lên... thật sinh động và gần gũi. Đặc biệt, những con cá con tôm bắt được ấy, dưới bàn tay khéo léo của bà con dân bản kết hợp cùng những gia vị đặc trưng đã tạo nên dư vị rất riêng của Tây Bắc.

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024

Nghệ nhân Quàng Văn Cà, dân tộc Khơ Mú trình diễn động tác đánh bắt cá

Không chỉ được nhìn ngắm, du khách còn được trải nghiệm ngay tại không gian ẩm thực về cá cách chế biến nhiều loại ẩm thực truyền thống: Pa pính tộp, Pá nứng bơ tánh co, Pá pính hịp, Pá canh mày xốm, Cá ốt đồ vv… do chính đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Khơ Mú hướng dẫn …

Được thưởng thức những món ăn dân tộc lại do chính bà con làm, quả là những giờ phút khó quên với những người chưa một lần đặt chân đến Tây Bắc xa xôi mà hùng vĩ như huyền thoại.

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Ẩm thực dân tộc từ cá

Giữa không gian “Tháng tiếng vọng Tây Bắc”, nhiều du khách đã bày tỏ sự thú vị khi cảm nhận sự gần gũi với thiên nhiên, sự bình dị, mộc mạc của con người Tây Bắc, khi cầm trên tay những công cụ đánh bắt cá, được nghe những câu chuyện về cá, về tôm trên những dòng sông, con suối, lẫn thác ghềnh vùng Tây Bắc, để thấy rõ hơn sự thân thiện, ứng xử hài hòa của con người với thiên nhiên…

Tất cả, hoàn toàn khác xa những phương thức đánh bắt cá hủy diệt hiện đại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như xung điện, lưới quét…. Những câu chuyện về cá vô cùng thú vị giúp chúng ta chợt nhận ra tri thức dân gian của đồng bào vô cùng quý giá, cần được tiếp nối, phát huy để gìn giữ cuộc sống hài hòa, ứng xử nhân văn với thiên nhiên, môi trường.

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Vui múa hát

Trả lời câu hỏi của PV Báo CAND về các hoạt động của bà con các dân tộc Tây Bắc tại Hà Nội, chiều 17-7, ông Nguyễn Thanh Sơn- Giám đốc Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - cho biết:

Để đáp ứng yêu cầu của du khách, tới đây, tháng “Tiếng vọng Tây Bắc” sẽ còn được tiếp tục vào các thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, với việc đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc sẽ trình diễn, giới thiệu hoạt động đánh bắt cá bằng chính các dụng cụ truyền thống của dân tộc mình như nơm, đơm, đó, giỏ, ống tre, lưới, chài vv...

Dụng cụ bắt cá của đồng bào mường thanh hóa năm 2024
Thầy mo làm lễ cúng vào nhà mới (của người Thái)

Du khách cũng được trực tiếp câu cá, đánh bắt cá, được nghe kể những câu chuyện thú vị về cá cùng các nghệ nhân dân tộc Khơ Mú, dân tộc Lự… ở Điện Biên. Hy vọng, các bạn trẻ, các em học sinh, sẽ có thêm kiến thức về văn hóa Tây Bắc qua những trải nghiệm tại đây!