Đường niên thiên quan là gì


.
Khi cúng giao thừa đón năm mới, trong bài khấn đều có nhắc tới các vị quan hành binh, hành khiển chi thần. Vậy quan hành binh, hành khiển là ai?

Trong vũ trụ có sao Mộc [Mộc tinh], theo phương Đông gọi là sao Thái Tuế, 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm sao này đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung từ cung Tý đến cung Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu,… vào cung Hợi là năm Hợi. Vì vậy, đó là sao năm hay sao Thái Tuế và được tôn là vị “Hành khiển thập nhị chi Thần”. Quan hành khiển [quan văn], quan hành binh [quan võ] có 12 vị ứng với 12 Chi [Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi]. Các Đại Vương này còn được gọi là Quan đương niên hành khiển, hành binh chi thần. Mỗi vị có trách nhiệm thống nhiếp thế gian trong vòng 1 năm, xem xét mọi chuyện tốt xấu của từng người, từng gia đình, từng thôn xã, cho đến từng quốc gia để luận tội và trình tấu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế. Bên cạnh mỗi vị Đại Vương, thường có một vị Phán Quan trợ lý lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã.
Vương hiệu của 12 vị hành khiển, hành binh và phán quan là:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Mỗi năm trong các bài văn khấn giao thừa đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan [bao gồm Quan đương niên hành khiển cùng Phán quan năm cũ và Quan tân niên hành khiển cùng Phán quan năm mới].

Lễ vật cúng giao thừa tùy theo phong tục từng địa phương nhưng tối thiểu nên có : Xôi, gà, trầu, rượu, hoa, ngũ quả, bánh chưng, kẹo bánh và một bộ mã Thần linh để dâng Quan đương niên hành khiển Thái tuế tôn thần./.
.
.

View more the latest threads:

Muốn thiền, thiền phải có duyên,
Muốn tu, muốn luyện, phải chuyên tâm này.

Trong vũ trụ có sao Mộc [Mộc tinh] mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế , 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu …vào cung Hợi là năm Hợi. Vì vậy đó là sao năm hay sao Thái Tuế và được tôn là vị “Hành khiển thập nhị chi Thần” . Người xưa, với quan niệm phong phú về thần linh đã không coi đơn giản đó là một ngôi sao mà thần linh hoá thành 12 vị thần hành khiển [quan văn], hành binh [quan võ] gọi là thập nhị Đại vương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua của thiên giới trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 con giáp. Bắt đầu là năm Tý, năm cuối cùng là năm Hợi, hết năm Hợi lại quay trở lại với vị Đại vương hành khiển của 12 năm trước.​

Các vị đại vương này còn gọi là đương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong cả năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Thượng đế, căn cứ vào bản công tội đó để chỉ thị cho người mới xuống cai trị biết để định công, tội. Bên cạnh mười hai vị hành khiển là mười hai phán quan. Đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng còn phán quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã. Trong các vị hành khiển, có vị nhân từ, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, cương trực, đức độ thì nhân dân no đủ, khang thái, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém nhiều, bệnh tật, tai ách, loạn lạc triền miên nhân gian tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giáng xuống.​

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.​

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.​

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan. ​

Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.​

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.​

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.​

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.​

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan. ​

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan. ​

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.​

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan. ​

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.​

---
Viện Phong Thủy Hoàng Gia Việt Nam

Chủ Đề