Đường sức từ là gì vật lý 9 năm 2024

  • 1

Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ ​

  1. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Từ phổ​

Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

C1:

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

Lời giải:

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường rồi gõ nhẹ cho các mạt sắt tự sắp xếp trên tấm bìa

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được xếp thành những đường cong được nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.

2. Đường sức từ​

Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường. Đây cũng chính là hình dạng sắp xếp của các mạt sắt trên tấm bìa trong từ trường.

C2:

Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ [hình 23.3 SGK]

Lời giải:

Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định trên mỗi đường sức từ

Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

C3: Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

Lời giải:

Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm

Kết luận: 1. Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia. 2. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm 3. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa

II/VẬN DỤNG C4:

Hình 23.4 SGK cho hình ảnh từ phổ của nam châm chữ [imath]U[/imath]. Dựa vào đó hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng của các đường sức từ ở khoảng cách giữa 2 từ cực

Lời giải:

Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ [imath]U[/imath] gần như song song với nhau.

C5:

Biết chiều [imath]1[/imath] đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình 23.5 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm.

Lời giải:

Đầu [imath]A[/imath] là cực Bắc, đầu [imath]B[/imath] là cực Nam của thanh nam châm vì đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của thanh nam châm.

C6:

Hình 23.6 SGK cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.

Lời giải:

Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải.

----- XEM THÊM: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 9

  • 2

BÀI 23 - SÁCH BÀI TẬP​

23.5

Hình 23.4 SBT vẽ một thanh nam châm thẳng và một số kim nam châm nằm cân bằng chung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm, ghi rõ chiều của đường sức từ và tên từ cực của nam châm.

Lời giải:

Đường sức từ của thanh nam châm được thể hiện trong hình vẽ:

23.6

Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai

  1. Đường 1
  2. Đường 2
  3. Đường 3
  4. Đường 4

Lời giải: Chọn [imath]C[/imath]. Đường 3

23.7

Trên hình 23.6 lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm nào là mạnh nhất

  1. Điểm 1.
  2. Điểm 2
  3. Điểm 3
  4. Điểm 4

Lời giải: Chọn [imath]A[/imath]. Điểm 1 vì càng gần hai từ cực của thanh nam châm thì lực từ tác dụng càng mạnh.

23.8 Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó.

  1. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó
  2. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó
  3. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó
  4. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó

    Lời giải:

    Chọn [imath]B[/imath]. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

    23.9 Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

  5. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh
  6. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
  7. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở điểm đó có cường độ càng lớn
  8. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều Lời giải: Chọn [imath]B[/imath]. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

Vật lý lớp 9 đường sức từ là gì?

Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường. Đây cũng chính là hình dạng sắp xếp của các mạt sắt trên tấm bìa trong từ trường. Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

Từ phổ cho ta biết điều gì?

Từ phổ là một biểu đồ đại diện cho mật độ từ trường trong không gian xung quanh một vật thể có từ trường. Các đường mạt sắt trong hình ảnh này tương ứng với các đường sức từ, cho biết hướng và mật độ của chúng.

Đường sức từ lá nhưng dường như thế nào?

Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.

Sức từ là gì?

Định nghĩa đường sức từ Đường sức từ là tập hợp rất nhiều các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn được mật độ của từ trường: đường sức từ mà càng dày thì độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.

Chủ Đề