Đường thủy nội địa là gì

Nước ta là nước giáp biển và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, do vậy giao thông đường thuỷ nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Vậy pháp luật hiện hành quy định các điều kiện hoạt động của phương tiện thuỷ nội địa là gì? 

Điều 24, Luật giao thông đường thuỷ nội địa quy định về các điều kiện hoạt động của phương tiện thuỷ nội địa như sau: 

Đây là phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa. 

Đối với loại phương tiện này phải bảo đảm các điều kiện sau: 

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật giao thông đường thuỷ nội địa về đăng kiểm phương tiện; 

- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện; 

- Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định. 

Đây là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa. 

Điều kiện hoạt động của loại phương tiện này đó là phải bảo đảm điều kiện như sau: 

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật giao thông đường thuỷ nội địa về đăng kiểm phương tiện; 

- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện; 

Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau: 

- Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện; 

- Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định; 

- Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện; 

- Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người. 

Đây là phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè

Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện. 

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. Pháp luật hiện hành quy định về báo hiệu đường thuỷ như thế nào? 

Điều 12, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau: 

- Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

- Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm: 

+ Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;

+ Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;

+ Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.

Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.

 Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

Điều 28, Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về việc thiết lập và duy trì báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau: 

a. Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

- Luồng đường thủy nội địa;

- Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

- Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác; 

- Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;

- Phong điện, nhiệt điện, thủy điện; 

- Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;

- Vật chướng ngại;

- Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);

- Công trình khác. 

b. Các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

- Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;

- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

- Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;

- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

 c. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm: 

- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;

- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;

- Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;

- Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;

- Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

Vận tải đường thủy nội địa

Đường thủy nội địa là gì

Vận tải đường thủy nội địa là hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền, qua hệ thống kênh rạch, sông, biển,… của một quốc gia. Các hàng hóa được vận chuyển qua đường sông, ngòi, kênh rạch thường có khối lượng nhỏ, trung bình, ít cồng kềnh. Trong khi đó, những mặt hàng có kích thước, khối lượng lớn phù hợp với đặc điểm của ngành vận tải biển.

Vận tải đường thủy có nhiều ưu điểm như: khả năng chuyên chở cao, giá thành thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, góp phần giảm ùn tắc giao thông,… Cùng với sự phát triển của xã hội, vận tải đường thủy nội địa ngày càng sử dụng nhiều phương tiện; công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Tại Việt Nam, vận tải đường thủy nói chung, vận tải đường thủy nội địa nói riêng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy hết sức phong phú từ các loại nông sản, thủy sản tới các hàng gia dụng hay giày dép, phân bón.

Nếu như vài chục năm về trước, các phương tiện đường thủy nội địa của chúng ta chủ yếu là mua lại từ nước ngoài hay tự sản xuất với kích thước khiêm tốn thì ngày nay công nghệ đóng tàu của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Trong nước đã phát triển nhiều cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân; cảng Sài Gòn,…

Đường thủy nội địa là gì
Sinh viên HPC trong một tiết học

Vận tải đường thủy quốc tế

Song song với sự phát triển của vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường thủy quốc tế ngày càng khẳng định vai trò cầu nối cho các hoạt động thương mại trên thế giới.

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển trải dài. Đây vừa là cơ hội phát triển kinh tế, đồng thời cũng là thách thức trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Hiện nay, vận tải đường thủy quốc tế của nước ta đã và đang giao lưu với nhiều cảng biển lớn của nhiều nước trên khắp các châu lục. Vốn là nước nổi tiếng về nông nghiệp, các mặt hàng nước ta xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là lúa gạo, cá tra, các ba sa, cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân và phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước thường nhập khẩu các mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, hàng gia dụng, các sản phẩm công nghệ cao,…

Mặc dù còn nhiều khó khăn về phương tiện, kỹ thuật so với các quốc gia có nền kinh tế mạnh, nhưng với những nỗ lực không ngừng của Chính Phủ, ngành vận tải biển Việt Nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận và ngày càng trên đà phát triển không ngừng. Tin rằng, trong tương lai nước ta sẽ trở thành một quốc gia có nền vận tải đường thủy phát triển vững mạnh.