Em hay sơ đồ hóa quá trình phát triển của văn học Việt Việt Nam

Soạn văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113

Bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 10

Tập làm văn bài viết số 7 Ngữ văn 8

Soạn văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Soạn văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Soạn văn 10 bài: Lập kế hoạch cá nhân

Soạn văn 10 bài: Trình bày một vấn đề

Soạn văn 10 bài: Cảm xúc mùa thu

Soạn văn 10 bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Soạn văn 10 bài: Đọc Tiểu Thanh kí

Soạn văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [ Tiếp theo]

Soạn văn 10 bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự

Soạn văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự sgk trang 120-122

Soạn văn 10 bài: Cảnh ngày hè

Soạn văn 10 bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn văn 10 bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Soạn văn 10 bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Soạn văn 10 bài: Lời tiễn dặn [Trích Tiễn dặn người yêu]

Soạn văn 10 bài: Ca dao hài hước

Soạn văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Soạn văn 10 bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Soạn văn 10 bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Soạn văn 10 bài: Nhưng nó phải bằng hai mày

Soạn văn 10 bài: Tam đại con gà

Soạn văn 10 bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Soạn văn 10 bài: Ra-ma buộc tội

Soạn văn 10: Tổng quan văn học Việt Nam. * Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.. Tổng quan văn học Việt Nam

Câu 1: Sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam

Ghi chú:

– Nền văn học viết Việt Nam gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

– Văn học viết đã phát triển qua ba thời kì:

Câu 2: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

* Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

* Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.

– Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

– Văn học hiện đại:

Câu 3: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ

Quảng cáo

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

Thiên nhiên trong ca dao, dân ca mang sắc thái vùng miền rõ rệt. Thiên nhiên trong văn học trung đại mang ý nghĩa biểu tượng hoặc thể hiện lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam. Thiên nhiên trong văn học hiện đại thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu lứa đôi, …

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.

Tình yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, … Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, … Tình yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Trong bài này mình sẽ giới thiệu quá trình phát triển của văn học Việt Nam, qua hai thể loại là văn học dân gian và văn học viết.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Văn học Việt Nam có quá trình phát triển theo từng thời kì, mỗi thời kì có một hoàn cảnh khác nhau nên sẽ có phong cách sáng tác khác nhau. Đối với văn học dân gian thì chỉ là hình thức truyền miệng, nhưng đối với văn học viết thì được chia làm hai thời kì, đó là văn học trung đạivăn học hiện đại. Tất cả được mô tả trong hình ảnh dưới đây.


Quá trình phát triển văn học Việt Nam

I. Văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian Việt Nam chủ yếu là những sáng tác của nhân dân lao động qua từng thời kì. Đây hầu hết là những câu chuyện mang tính truyền miệng, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân trong quá trình sinh sống và lao động.

Văn học dân gian Việt Nam có các thể loại tiêu biểu như: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích.. đều có chung đặc điểm là lấy đạo đức - lối sống làm tâm điểm.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

II. Quá trình phát triển văn học viết Việt Nam

Văn học viết Việt Nam được chia làm hai giao đoạn chính:

  • Thứ nhất là văn học trung đại, được phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Giai đoạn này được chia làm hai thể loại, đó là văn học chữ hán và văn học chữ nôm.
  • Thứ hai là văn học hiện đại, trải quá quá trình kháng chiến cứu nước nên các tác phẩm đậm chất tinh thần yêu nước.

1. Văn học Trung đại [ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX]

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Hán chính thức được hình thành ở nước ta là vào thế kỉ XX. Lúc này, nước chúng ta đã giành lại được chủ quyền từ quân đô hộ phương Bắc.

Văn học chữ Hán lúc bấy giờ được coi là phương tiện tiếp nhận của nhân dân ta đối với những học thuyết lớn của phương Đông và hệ thống thi pháp, thể loại của văn học cổ- trung đại Trung Quốc.

Trong thời kì này, đã có nhiều tác phẩm văn học chữ Hán mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tính nhân đạo rất cao.

Một số tác phẩm tiêu biểu của văn học chữ Hán:

  • Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
  • Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ
  • Hoàng Lê nhất thống chí - Lê gia đại phái
  • Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn
  • Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác

Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Nôm ở nước ta phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao là vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Văn học chữ Nôm chính là kết quả của lịch sử phát triển dân tộc, đồng thời nó như là một lời khẳng định cho ý chí độc lập và chủ quyền của quốc gia.

Văn học chữ Nôm đã để lại rất nhiều thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm, dân tộc ta cũng đã hình thành nên những thể loại văn học truyền thống khác. Những tác phẩm dễ dàng đến được với nhân dân lao động.

Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn học dân gian. Nó phản ánh quá trình phát triển của dân tộc, dân chủ hóa của văn học trung đại.

Những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu:

  • Truyện Kiều - Nguyễn Du
  • Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi
  • Hồng Đức quốc âm thi tập - Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn..

2. Văn học hiện đại

Văn học hiện đại đã bắt đầu được nhen nhóm từ cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, nền văn học của nước ta mới chính thức bước vào thời kì văn học hiện đại.

Văn học Việt Nam được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ, nó là nền văn học của Tiếng Việt và đã xây dựng được một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học hiện đại.

Văn học hiện đại của Việt Nam mang những nét đặc trưng:

  • Về tác giả: Có rất nhiều người đã coi việc làm văn, sáng tác thơ là một nghề nghiệp chính thức. Xuất hiện nhiều tác giả tài giỏi, họ sáng tác rất chuyên nghiệp.
  • Thể loại: Văn học hiện đại phong phú về thể loại. Các thể loại cũ dần được thay thế bởi các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch. Các thể loại văn học trung đại vẫn còn tồn tại, tuy nhiên không còn giữ vai trò chủ đạo.
  • Đời sống văn học: Trong thời kì phát triển hiện đại hơn về kĩ thuật in ấn, các tác phẩm được đến tay bạn đọc một cách rộng rãi hơn. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa tác giả và bạn đọc mật thiết và gần gũi hơn. Đời sống văn học lúc này trở nên sôi nổi và năng động hơn.
  • Thi pháp: Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại được thay thế bởi hệ thống thi pháp mới. Các tác giả bắt đầu lối viết hiện đại, đề cao cái tôi.

Văn học hiện đại được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam có sự thừa kế tinh hoa của văn học truyền thống, bên cạnh đó là sự tiếp thu, du nhập tinh hoa của văn học các nước khác. Đây được coi là giai đoạn một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều sự đổi mới và cách tân với ba dòng văn học:
    • Văn học hiện thực: Các tác phẩm thể hiện sự ngột ngạt, muốn được giải thoát khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến.
    • Văn học lãng mạn: Chủ yếu là đề cao cái tôi cá nhân, các tác giả bắt đầu đấu tranh cho quyền bình đẳng và hạnh phúc. Chủ nghĩa cá nhân được tuyên truyền rộng rãi.
    • Văn học Cách mạng: Góp phần lớn vào công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc. Nó mang những âm hưởng hào hùng, xây dựng tinh thần chiến đấu rất cao.
  • Giai đoạn năm 1945- 1975:
    • Văn học Việt Nam phản ánh lên xã hội và con người Việt Nam lúc bấy giờ.
    • Các tác giả hoạt động viết văn và sáng tác thơ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những tác phẩm có nhiệm vụ chính là phục vụ cho chính trị và cổ vũ tinh thần cho nhân dân.
  • Giai đoạn năm 1975 đến nay: Đất nước chúng ta bước vào thời kì đổi mới kéo theo sự phát triển của nền văn học. Các tác phẩm có nội dung phong phú, đạt được phẩm chất nghệ thuật cao.

3. Những đặc điểm của văn học trung đại

Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo

Chủ nghĩa yêu nước

Các tác phẩm trong giai đoạn này chủ yếu lấy đề tài từ tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc ngoại xâm. Họ ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước đó là đánh đuổi kẻ thù.

Những tác giả trong thời kì này luôn thể hiện tình yêu và lòng chung thủy với đất nước và nhân dân. Quá trình đấu tranh giữ nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn học dân tộc.

Chủ nghĩa nhân đạo

Văn học được tạo ra để phục vụ chính con người, chính vì thế tinh thần nhân đạo được đề cao trong các sáng tác. Trong các tác phẩm, chúng ta sẽ bắt gặp được những khát vọng sống, khát vọng hòa bình. Nhìn thấy được những hoàn cảnh trong xã hội lúc bấy giờ. Từ đó, họ đứng lên để đòi hỏi những hạnh phúc đời thường mà họ đáng được nhận.

Văn học trung đại cho ra đời những tác phẩm mang tính nhân văn rất lớn. Ca ngợi vẻ đẹp trong lao động của nhân dân ta ngày xưa. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đấu tranh để giành quyền lợi.

Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian

Văn học viết Việt Nam đã thừa kế những tinh hoa của văn học dân gian, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi đất nước chúng ta độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phương Bắc, các nhà văn , nhà thơ đều góp phần vào việc khẳng định lại chủ quyền của dân tộc.

Quá trình thừa kế và phát huy văn học dân gian thành văn học viết là một khoảng thời gian rất dài. Văn học viết chủ yếu tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ.

Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc từ văn hóa nước ngoài

Từ xa xưa, nước ta có giao lưu với các nước lân cận, nên sự du nhập về văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta biết chọn lọc những điều tích cực và ý thức cao trong việc hòa nhập các nền văn hóa đó.

Các học thuyết Nho- Phật - Lão đều mang những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn đã khai thác, vận dụng một cách khéo léo trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm

Khi được các nhà văn đưa vào sáng tác, chữ Nôm đã bắt đầu có tầm ảnh hưởng và sánh ngang cùng với văn học chữ Nôm.

Việc phát triển văn học chữ Nôm cho ta thấy được ý thức dân tộc ngày càng được coi trọng. Thông qua các tác phẩm chữ Nôm, tác giả thể hiện được sự tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.

Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ và những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách độc đáo trong văn học trung đại.

Lời kết: Chúng ta vừa được tìm hiểu về quá trình phát triển của văn học Việt Nam thông qua các thời kì. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn hoàn thành tốt các bài học.

Video liên quan

Chủ Đề