Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học tìm lời dân trực tiếp

Đề thi chọn đội tuyển thi HSG Quốc gia môn Văn tỉnh Thanh Hoá năm 2015- vòng 1— Câu 1 [8.0 điểm]: XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về em viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình…” Cuối năm viết: “muà đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…” Muà đông năm sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người Châu Á để hỏi có phải người Việt không…” Nêu những cảm nhận và suy ngẫm cuả anh [chị] về câu truyện trên. Câu 2 [12.0 điểm]: “Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn thi ca”. Trình bày suy nghĩ cuả anh [chị] về ý kiến trên. Hướng  dẫn cách làm bài :

Câu 1 :

  • Giải thích ý nghĩa của mẫu chuyện:

Mẫu chuyện là lời kể về cuộc sống, cảm xúc của một sinh viên du học ở ngước ngoài. Thời gian đầu, người sinh viên thích thú, say mê trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi xứ lạ. Một năm sau, khi những thứ mới lạ, hấp dẫn đã trở nên quen thuộc, bình thường, người sinh viên lại thấy “thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội”, thấy nhớ một bóng dáng người thân.
Mẫu chuyện rất nhỏ nhưng để lại nhiều suy ngẫm về lẽ sống. Phải chăng, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Song, quê hương nguồn cội, nơi ta sinh ra và lớn lên với những gì thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu nặng mãi mãi là nơi đi về trong nỗi nhớ niềm thương, trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người. Mẫu chuyện vì thế gợi ra vấn đề về tình yêu quê hương nguồn cội của con người.
Bình luận về ý nghĩa nhân sinh của mẫu chuyện:
Trong cuộc đời, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới.
Nhu cầu ra đi, đến những vùng đất lạ, những đất nước ngoài đất nước mình để tham quan, thưởng ngoạn cái đẹp; để tìm hiểu, khám phá cái mới là nhu cầu chính đáng, là giấc mơ đẹp của con người. – Nó giúp con người hiểu biết nhiều về thiên nhiên, cuộc sống, bản sắc văn hóa, sự phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. –  Nó giúp con người trải nghiệm, làm giàu vốn sống, vốn tri thức, thỏa mãn đời sống tinh thần với những cảm giác thích thú, say mê trước cái mới lạ, những rung động thẩm mỹ trước cái đẹp; những cảm xúc buồn vui khi ở cách xa quê hương, tổ quốc mình. – Đặc biệt, sự trải nghiệm giúp con người nhận ra giá trị đích thực trong đời sống. Đó là quê hương cội nguồn.

Quê hương nguồn cội mãi mãi là tình yêu thương, gắn bó sâu nặng trong đời sống tâm hồn của mỗi con người

– Quê hương, nguồn cội là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, học tập, lao động, sống và trưởng thành; nơi được sống trong tình yêu thương, sự bao dung của những người thân; nơi mà thiên nhiên, cuộc sống, nền nếp văn hóa từng ngày thấm vào hồn để làm nên cốt cách mỗi người; nơi lưu dấu những kỉ niệm tuổi thơ, nguyên sơ, dung dị mà khó phai nhạt; nơi những vấp ngã, bồng bột đầu đời đã khắc dấu trong đời mỗi người làm thành hành trang để mỗi người vững bước trên con đường đời. – Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội giúp con người vững an mỗi khi vấp ngã, vợi bớt nỗi cô lẻ trước những nỗi buồn; giúp con người giữ được ngọn lửa ấm áp tin yêu trước sự hờ hững, đố kị, ghen ghét của thói đời. – Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội là đạo lý sống muôn thuở của loài người; là thước đo giá trị nhân cách của con người. – Đánh mất quê hương, cội nguồn con người tự đánh mất, tự hủy hoại chính mình.

Vì vậy, trong đời sống, mỗi người cần nuôi dưỡng cho mình khát khao và nỗ lực học tập, rèn luyện để hành động nhằm đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Đặc biệt, phải luôn khắc cốt ghi tâm tình cảm đối với quê hương nguồn cội, xem đây là tình cảm thiêng liêng, nhân bản nhất của con người.


Phê phán những ai vì quá say những chân trời mới mà lãng quên nguồn cội, quê hương, quên những gì thân thuộc nhất của cuộc đời mình và ngược lại, cần phê phán những ai, quá đề cao quê hương đất nước  mà giam hãm tâm hồn mình, xem nhẹ, phủ nhận những thành tựu, cái hay, cái đẹp của nhân loại.
Bài học nhận thức và hành động: – Nhận thức: + Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ra đi khám phá, thưởng thức những miền đất mới và tình cảm hướng về quê hương cội nguồn. + Sức khỏe, tri thức, tình cảm và ý chí là những phương tiện giúp ta thực hiện những điều trên. – Hành động: + Nuôi dưỡng và nỗ lực hành động để thỏa mãn mục đích khám phá thế giới. + Sống hết mình với quê hương, làm cho quê hương trở thành tổ ấm trong cuộc đời mình.

Xem thêm : Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 12

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. – Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …” – Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” – Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”. [Sưu tầm từ Internet] 1. Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên 2. Cảm xúc của người em trong hai bức thư đầu và bức thư thứ ba có gì khác nhau? 3. Cách sắp xếp các lần viết thư theo trình tự thời gian thể hiện mục đích gì của người viết? 4. Hãy viết một bài văn ngắn [khoảng 1,5 trang giấy thi] bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa rút ra từ văn bản trên [ ko lm cũng đc ] HELP ME CẦN GẤP

3 rưỡi vào thi rồi

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. [trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1].

a] Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

/…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.

[Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh]

[từ đó, từ nãy, từ đấy]

b] Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
/…/: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

[Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III]

[nói tóm lại, như vậy, nhìn chung]

c] Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
/…/ điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

[Theo Bàn tay và khối óc]

[nhưng, song, tuy nhiên]

d] Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội ? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.

/…/ Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao ? Đi bộ đội hay đi học ?

[Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi]

[Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.]

Đọc đoạn trích sau và trl câu hỏi

"Em tôi học đến kiệt sức để có suất du học .

Thư đầu viết: ở đây đường phố sạch đẹp , văn minh bỏ xa lắc nước mình...

Cuối năm viết : Mùa đông bên này tĩnh lặng , tinh khiết như tranh, thích lắm...

Mùa đông sau viết :Em thèm 1 chút nắng ấm quê nhà , muốn được đi giữa phố xá bụi bặm,ồn ào , nhớ bến chợ xôn xao , lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo 1 người Châu Âu, để hỏi coi đó có phải người Việt ko"

C1:phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn " Em thèm 1 chút nắng ấm quê nhà , muốn đc đi giữ phố cố bụi bặm , ồn ào , nhớ bến chợ xôn xao,lầy lội ..."[ khi nêu tác dụng có kèm theo thái độ tác giả]

C2 : Chỉ ra 3 thông điệp mà em nhìn được từ đoạn trích trên và lí giải 1 thông điệp.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu văn bản Xa xứ hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu văn bản Xa xứ đầy đủ nhất.

Bộ đề Đọc hiểu văn bản Xa xứ - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

XA XỨ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình…”Cuối năm viết: “Muà đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”Muà đông năm sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt không…”

[Theo Internet, blog Quà trực tuyến. com]

Câu 1: Xét theo mục đích nói, câu vănEm tôi học đến kiệt sức để có một suất du học thuộc kiểu câu gì?

Câu 2: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu sau:Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt không…

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn:Muà đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…

Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?

Đáp án

Câu 1: Xét theo mục đích nói, câu vănEm tôi học đến kiệt sức để có một suất du họcthuộc kiểu câu trần thuật

Câu 2:

– Phép liên kết: phép lặp [lặp từem, phố]

Câu 3:

– Phép tu từ: so sánhtĩnh lặng, tinh khiết như tranh

– Tác dụng: Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ lạ.

Câu 4:

– Thông điệp của văn bản: mỗi người đều khao khát đến với những vùng đất lạ để tìm hiểu, tiếp thu cái mới song quê hương nguồn cội với những gì thân thuộc, bình dị vẫn mãi là nơi đi về đời trong niềm thương nỗi nhớ.

Bộ đề Đọc hiểu văn bản Xa xứ - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu em viết: "Ở đây đường phố sạch đẹp, văn minh khác xa nước mình!".

Cuối năm em viết: "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm !".

Mùa đông năm sau, em viết: "Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội..." Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người Châu Á để hỏi xem đó có phải là người Việt không?

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được người viết sử dụng trong văn bản trên? [0,5 điểm]

Câu 2: Cảm xúc của người em trong hai bức thư đầu và bức thư thứ ba có gì khác nhau? [0,5 điểm].

Câu 3: Ngoài mục đích nói tới sự thay đổi cảm xúc của người em khi xa quê, người viết còn nhằm vào một ý nghĩa nào khác? [1,0 điểm]

Đáp án

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 3: Người viết còn nhắc nhở mỗi con người về tình yêu quê hương xứ sở.

- Tình cảm ấy phải được đặt trong thử thách, phải được trải nghiệm qua thời gian, nó không tỉ lệ thuận với những văn minh vật chất mà tỉ lệ thuận với những gì gắn bó thân thuộc đã trở thành kỷ niệm trong trái tim mỗi con người.

- Phê phán hiện tượng vọng ngoại, coi trọng giá trị vật chất, coi nhẹ tình cảm cội nguồn. Mỗi người cần coi trọng tình cảm quê hương xứ sở.

Bộ đề Đọc hiểu văn bản Xa xứ - Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu em viết: "Ở đây đường phố sạch đẹp, văn minh khác xa nước mình!".

Cuối năm em viết: "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm !".

Mùa đông năm sau, em viết: "Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội..." Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người Châu Á để hỏi xem đó có phải là người Việt không?

Câu 1: Phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn " Em thèm 1 chút nắng ấm quê nhà, muốn đc đi giữ phố cố bụi bặm, ồn ào , nhớ bến chợ xôn xao,lầy lội ..."[ khi nêu tác dụng có kèm theo thái độ tác giả]

Câu 2: Chỉ ra 3 thông điệp mà em nhìn được từ đoạn trích trên và lí giải 1 thông điệp.

Đáp án

Câu 1:

- Phép tu từ: so sánh tĩnh lặng, tinh khiết như tranh
- Tác dụng: Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ lạ.Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ người. Thể hiện những háo hức ban đầu của nhân vật người con khi sang bên xứ người.

Câu 2:Thông điệp của văn bản:

1. mỗi con người đều có những ước mơ riêng biệt, những lần rời xa quê hương để đến một xứ khác đều thay đổi khác so với nơi quê hương ta được sinh ra . Vì vậy cho dù ta có ở đâu xa đi chăng nữa thì ta cũng không bao giờ quên được nơi mình sinh ra và lớn lên.

2. Nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ

3. Sự cô đơn nơi xứ người

Video liên quan

Chủ Đề