Fcl là viết tắt của từ gì năm 2024

FCL [Full Container Load] là thuật ngữ phổ biến trong ngành vận tải và logistics. Việc sử dụng FCL mang đến nhiều lợi ích, như khả năng kiểm soát hàng hóa, an ninh, thời gian nhanh chóng... Vậy bản chất FCL [Full Container Load] là gì? Trong bài viết này, cùng ALS tìm hiểu chi tiết về FCL, những ưu điểm và nhược điểm cũng như so sánh với hình thức vận chuyển LCL để giúp bạn dễ dàng lựa chọn được hình thức phù hợp nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.

1. FCL [Full Container Load] là gì?

FCL [Full Container Load] là hàng nguyên container hoặc có thể hiểu là một lô hàng chiếm toàn bộ không gian của một container mà không phải chia sẻ nó với các người gửi hàng khác. Đơn vị có thể thuê nguyên một container [FCL] có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

FCL thường được sử dụng khi doanh nghiệp/ đơn vị gửi hàng có lượng hàng lớn hoặc muốn đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển. Khi sử dụng FCL, container sẽ được đóng plom [một dạng niêm phong] và plom sẽ không được mở cho đến khi container đến đích.

Một thuật ngữ trái ngược với FCL là LCL [Less than Container Load]. Trong đó hàng hóa của nhiều khách hàng khác nhau sẽ được kết hợp trong cùng một container để tận dụng không gian và giảm chi phí vận chuyển.

2. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa FCL

Rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn hình thức vận chuyển nào là phù hợp nhất. Vậy, chúng ta cần tìm hiểu ưu và nhược điểm của FCL [Full Container Load] là gì?

2.1. Ưu điểm của FCL

Hình thức vận chuyển FCL có những ưu điểm bao gồm:

  • An toàn và độ bảo mật cao: Khi sử dụng FCL, hàng hóa được đóng gói trong container riêng biệt và plom được niêm phong. Đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Không có sự phân chia và làm chậm tiến độ: Do container chỉ chứa hàng của một khách hàng duy nhất, không có sự phân chia hoặc làm chậm tiến độ do phải giao nhận hàng của nhiều người.
  • Khả năng kiểm soát hàng hóa tốt hơn: Với FCL, người gửi hàng có quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa trong container. Họ có thể tự do sắp xếp, đóng gói và định vị hàng hóa, để đảm bảo việc vận chuyển hiệu quả và tránh thiệt hại.
  • Giảm nguy cơ hư hỏng: Với FCL, hàng hóa không bị tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa của người khác. Như vậy sẽ giảm được nguy cơ va chạm hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

2.2. Nhược điểm của FCL

Tuy nhiên, hình thức FCL cũng có một số nhược điểm như:

  • Chi phí cao: So với LCL [Less than Container Load], FCL đòi hỏi chi phí cao hơn. Người gửi sẽ phải trả tiền cho việc thuê toàn bộ container, kể cả khi hàng hoá không lấp đầy toàn bộ không gian.
  • Hạn chế cho các lô hàng nhỏ: FCL thường không phù hợp cho các lô hàng nhỏ hoặc có khối lượng hàng hóa ít.

3. Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL

Đối với hàng FCL, quy trình thủ tục xuất khẩu sẽ diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn đơn vị vận chuyển, đàm phán, ký hợp đồng và nhận thông tin lô hàng.

Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra nguồn hàng để xuất khẩu

Bước 3: Thuê tàu, đặt chỗ với hãng vận tải.

Bước 4: Kéo vỏ container rỗng về kho để đóng hàng

Bước 5: Khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Bước 6: Hoàng tất các giấy tờ cần thiết để xuất khẩu

Bước 7: Gửi chứng từ cho nhà xuất khẩu.

4. So sánh hàng FCL và LCL

Hai hình thức vận chuyển FCL và LCL trái ngược nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như đặc tính hàng hoá để lựa chọn hình thức phù hợp. So sánh 2 hình thức này để hiểu rõ hơn:

Về chi phí: Chi phí cho hàng FCL thường cao hơn so với hàng LCL. Người gửi hàng phải trả tiền cho thuê toàn bộ container, bất kể container có được lấp đầy hoàn toàn hay không. Ngược lại, với hàng LCL, chi phí sẽ được chia sẻ giữa các khách hàng có hàng trong cùng một container. Do đó, chi phí vận chuyển hàng LCL thường thấp hơn so với FCL, đặc biệt đối với các lô hàng nhỏ.

Về thời gian vận chuyển: Thời gian vận chuyển hàng FCL thường nhanh hơn so với hàng LCL. Container FCL không cần đợi đến khi đủ hàng để lấp đầy, nên có thể được vận chuyển ngay sau khi được nạp đầy. Với hàng LCL, container phải đợi đến khi đủ hàng từ các khách hàng khác nhau mới được vận chuyển.

Về rủi ro đối với hàng hoá: Với hàng FCL, rủi ro về hư hỏng hoặc mất mát hàng hoá ít hơn so với hàng LCL.

Tuy nhiên, các yếu tố trên có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng vụ vận chuyển và nhà vận chuyển. Để đưa ra quyết định phù hợp cho nhu cầu vận chuyển, bạn có thể lắng nghe tư vấn giải pháp vận chuyển của bên cung cấp dịch vụ hoặc của những người có kinh nghiệm.

Mong rằng với những thông tin ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ FCL [Full Container Load] là gì? Đồng thời nắm rõ các đặc điểm, ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này. Từ đó dễ dàng lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp nhất.

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.

FCL và LCL khác nhau như thế nào?

Hàng FCL là số lượng hàng hóa xếp đủ nguyên container mà không cần phải ghép chung bới các lô hàng khác. Trong khi đó, hàng LCL có số lượng hàng hóa nhỏ, sẽ được ghép chung với các hàng hóa của chủ hàng khác để có thể đủ một container.

LCL là viết tắt của từ gì?

LCL là tên viết tắt của từ Less than Container Load. Dịch thô có nghĩa là “Không đủ cho tải Container”. Khi chúng ta nói hàng LCL có nghĩa là hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu không đủ số lượng/trọng lượng để xếp đầy vào trong một container.

FCL là nghĩa gì?

FCL là tên viết tắt của Full Container Load. Với một lô hàng FCL, toàn bộ sức chứa của một container được cung cấp cho chỉ một khách hàng.

Full Container Load là gì?

FCL [Full Container Load] là hàng nguyên container. Đây là hình thức mà người gửi hàng có đủ khối lượng hàng đồng nhất để chất đầy một hoặc nhiều container để vận chuyển. Người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

Chủ Đề