Gel trị mụn thursday plantation review năm 2024

Phân tích nhanh về thành phần là cách để kiểm tra xem những nội dung bạn đang tra cứu có chứa những thành phần không mong muốn theo nhận định của những người đam mê chăm sóc da hay không. Tuy nhiên, nếu chúng có chứa những thành phần được đưa ra trong nhãn không đồng nghĩa với việc đó là một sản phẩm tồi. Việc lựa chọn sản phẩm còn phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, sự nhạy cảm, tình trạng da và nhiều thứ khác nữa. Vậy nên, hãy nhấp vào các nhãn trên để đọc thêm thông tin và đưa ra quyết định cá nhân về việc bạn có sử dụng sản phẩm có chứa những thành phần này hay không!

Tác dụng & Thành phần đáng chú ý

Đã bao giờ bạn sử dụng một sản phẩm với lời hứa hẹn về một hiệu quả nào đó, nhưng lại không có tác dụng gì sau một thời gian sử dụng? Rất có thể nó không chứa bất kỳ thành phần nào chịu trách nhiệm cho hiệu quả đó. Lời hứa hẹn lúc này sẽ chẳng còn quan trọng nữa nếu sản phẩm không chứa bất kỳ thành phần nào hữu ích cho hiệu quả được cam kết thì dĩ nhiên, tác dụng mà nó mang lại là rất thấp hoặc gần như là không có.

Trị mụn từ [1] thành phần:

Đánh giá tác động của thành phần với từng loại da

Nhấp vào mũi tên bên cạnh Loại da! Xanh lá cây = Tốt & Đỏ = Xấu

Một số thành phần trong sản phẩm hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả, thậm chí gây kích ứng với người khác. Lý do là các loại da khác nhau có phản ứng khác nhau với từng thành phần sản phẩm. Tại đây, chúng tôi đã xác định các thành phần phù hợp hoặc mang lại kết quả không tốt cho những người có làn da khô, da dầu hoặc da nhạy cảm.

Da khô

Da dầu

1

Isopropyl Myristate

Rủi ro cao

Da nhạy cảm

2

Melaleuca Alternifolia [Tea Tree] Leaf Oil

Rủi ro cao

Độ an toàn của thành phần [theo thang đánh giá EWG]

Độ an toàn của thành phần [theo thang đánh giá EWG] đề cập đến tỷ lệ phần trăm số lượng các chất mang đến những nguy cơ, rủi ro được đánh giá theo mức độ và phân loại bởi EWG. Trên thị trường có vô số thành phần mỹ phẩm, và EWG là một trong số ít tổ chức toàn cầu có số lượng chỉ định xếp hạng các chất không nhỏ. Đó là lý do chúng tôi chọn EWG làm thang đo về độ an toàn thành phần sản phẩm.

DANH SÁCH THÀNH PHẦN

[Hiển thị 5 thành phần đầu tiên của 8 thành phần]

EWG CIR Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm Hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc tham gia cộng đồng để nhận được sự giúp đỡ nhanh và chính xác nhất.

1

Water

[Dung môi]

3

B

Polysorbate 60

[Nhũ hóa, Chất hoạt động bề mặt]

Chất gây mụn nấm

6

Melaleuca Alternifolia [Tea Tree] Leaf Oil

[Nước hoa, Chất tạo mùi, Chất chống oxy hóa]

Không tốt cho da nhạy cảm

Trị mụn

2

Alcohol

[Dung môi, Mặt nạ, Chất chống tạo bọt, Chất làm đặc, Kháng khuẩn, Chất làm se khít lỗ chân lông]

Không tốt cho da nhạy cảm

Không tốt cho da khô

Chứa cồn

1

B

Isopropyl Myristate

[Dung môi, Nước hoa, Chất tạo mùi, Dưỡng da, Chất làm mềm, Chất tạo kết cấu sản phẩm, Tạo kết cấu sản phẩm]

Không tốt cho da dầu

Chất gây mụn nấm

1

A

Carbomer

[Chất làm đặc, Chất làm tăng độ sệt, Ổn định nhũ tương, Chất tạo gel]

5

B

Triethanolamine

[Mặt nạ, Chất tạo mùi, Chất hiệu chỉnh độ pH, Chất ổn định độ pH, Nhũ hóa, Chất hoạt động bề mặt]

1

2

Camphor

[Mặt nạ, Chất tạo mùi, Chất làm mềm dẻo, Chất làm biến tính, Thuốc giảm đau dùng ngoài da]

Phù hợp với da dầu

Tên khác: Aqua; H2O; Eau; Aqueous; Acqua

Chức năng: Dung môi

1. Nước là gì?

Nước là thành phần mỹ phẩm được sử dụng thường xuyên nhất. Nước trong các sản phẩm chăm sóc da hầu như luôn được liệt kê đầu tiên trên bảng thành phần vì nó thường là thành phần có nồng độ cao nhất trong công thức với chức năng là DUNG MÔI.

2. Vai trò của nước trong quá trình làm đẹp

Bất chấp những tuyên bố về nhu cầu hydrat hóa của làn da và những tuyên bố liên quan đến các loại nước đặc biệt, hóa ra nước đối với da có thể không phải là một thành phần quan trọng như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ có nồng độ 10% nước ở lớp ngoài cùng của da là cần thiết cho sự mềm mại và dẻo dai ở phần này của biểu bì, được gọi là lớp sừng. Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng nước của da khô với da thường hoặc da dầu nhưng không tìm thấy sự khác biệt về mức độ ẩm giữa chúng.

Hơn nữa, quá nhiều nước có thể là một vấn đề đối với da vì nó có thể phá vỡ các chất thiết yếu trong các lớp bề mặt của da để giữ cho da nguyên vẹn, mịn màng và khỏe mạnh. Ví dụ như tình trạng bạn sẽ bị “ngứa” các ngón tay và ngón chân khi bạn ngâm mình trong bồn tắm hoặc vùng nước khác quá lâu.

Tuy nhiên, uống đủ nước là điều cần thiết.

Tài liệu tham khảo

  • Skin Research and Technology, May 2015, pages 131-136
  • Skin Pharmacology and Applied Skin Physiology, November-December 1999, pages 344-351
  • Journal of Cosmetic Science, September-October 1993, pages 249-262

Tên khác: Tween 60; POE [20] Sorbitan monostearate; Polyoxyethylene [20] sorbitan monostearate

Chức năng: Nhũ hóa, Chất hoạt động bề mặt

1. Polysorbate 60 là gì?

Polysorbate 60 là dầu nhũ hóa [emulsifying agent ] gồm sorbitol, ethylene oxide & oleic acid [polyoxyethylene-60 sorbitan monooleate], trong đó oleic acid là dẫn xuất từ dầu thực vật. Bên cạnh khả năng tạo nhũ, polysorbate còn có khả năng chống tĩnh điện và dưỡng ẩm nên được sử dụng trong các công thức dầu gội và xả tóc.

2. Tác dụng của Polysorbate 60 trong mỹ phẩm

  • Chất chống tĩnh điện
  • Chuyển hỗn hợp dầu , nước sang thể đồng nhất
  • Dưỡng ẩm

3. Một số lưu ý khi sử dụng

Hội đồng đã đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng polysorbate 60 là an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Mặc dù đã được chứng nhận an toàn, tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại về thành phần ethylene oxide có trong chất này. Quá trình Ethoxyl hóa có thể dẫn đến ô nhiễm 1,4-dioxane [đây là một chất tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể con người].

Theo National Toxicology Program, 1,4- Dioxane có khả năng gây ung thư cho con người. Đồng thời, chất nãy cũng có khả năng gây ra các vấn đề về dị ứng da. Tuy nhiên, có thể loại bỏ mối nguy này bằng cách tinh chế Polysorbate 60 trước khi cho vào mỹ phẩm.

Tài liệu tham khảo

  • Garnero C, Zoppi A, Aloisio C, Longhi MR. Chapter 7—technological delivery systems to improve biopharmaceutical properties. In. In: Grumezescu AM, editor. Nanoscale fabrication, optimization, scale-up and biological aspects of pharmaceutical nanotechnology. Norwich, NY: William Andrew Publishing; 2018. pp. 253–299.
  • Glaser RL, York AE. Subcutaneous testosterone anastrozole therapy in men: Rationale, dosing, and levels on therapy. International Journal of Pharmaceutical Compounding. 2019;23[4]:325–339.
  • Goodman Gilman A, Rall TW, Nies AS, Taylor P. Goodman and Gilman's the pharmacological basis of therapeutics. 8th ed. New York: McGraw-Hill; 1990.
  • Hammes A, Andreassen T, Spoelgen R, Raila J, Hubner N, Schulz H, Metzger J, Schweigert F, Luppa P, Nykjaer A, Willnow T. Role of endocytosis in cellular uptake of sex steroids. Cell. 2005;122:751–762.
  • ICH [International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use]. Evaluation for stability data Q1E. [February 2003]. 2003. [December 31, 2019].
  • IJPC [International Journal of Pharmaceutical Compounding]. IJPC. Edmond, OK: International Journal of Pharmaceutical Compounding; 2018. Compounding for bioidentical hormone replacement therapy patients. Purchased compiled peer-reviewed articles from 1997-2018. In.

Tên khác: melaleuca alternifolia leaf oil; melaleuca alternifolia oil; tea tree leaf oil; tea tree essential oil

Chức năng: Nước hoa, Chất tạo mùi, Chất chống oxy hóa

1. Tea Tree Oil là gì?

Tea Tree Oil hay còn được gọi là Melaleuca alternifolia leaf oil hay Tea tree leaf oil, là thành phần được chưng cất từ ​​lá của cây trà, Melaleuca Alternifolia, một cây bụi có nguồn gốc từ New Zealand. Tee Tree Oil là một dưỡng ᴄhất phổ biến. Nó giúp điều trị ᴠà ᴄung ᴄấp nhiều lợi íᴄh ᴄho da. Hầu hết mọi người không bị dị ứng khi ѕử dụng. Trong nhiều năm, mọi người đã ѕử dụng Tea Tree Oil để giúp ᴄhữa ᴄáᴄ bệnh ᴠề da từ mụn trứng ᴄá đến bệnh ᴠẩу nến.

2. Tác dụng của Tea Tree Oil trong làm đẹp

  • Điều trị mụn trứng cá
  • Trị thâm
  • Chống lão hóa
  • Dưỡng ẩm da
  • Kiểm soát nhờn

3. Cách sử dụng Tee Tree Oil để làm đẹp

  • Xông mặt bằng Tea Tree Oil Tea tree oil xông mặt sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố, chống lão hóa da cực hiệu quả. Các bạn nên sử dụng vài giọt tea tree oil để xông mặt từ 2 đến 3 lần/tuần để mang lại cho bạn hiệu quả chăm sóc da tốt nhất nhé
  • Cách dùng Tea Tree Oil để trị mụn Chị em có thể dùng các sản phẩm trị mụn mà trong thành phần có mặt tinh chất tea tree oil để tăng cường hiệu quả. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn bạn cũng có thể chấm trực tiếp tea tree oil lên vùng da mặt bị mụn.
  • Làm xịt khoáng với Tea Tree Oil Tea tree oil nguyên chất có tác dụng khá mạnh. Vì thế, bạn có thể kết hợp sử dụng tea tree oil nguyên chất với tinh chất hạt dẻ để sử dụng như một loại toner thông thường. Nước xịt khoáng vừa có khả năng dưỡng ẩm vừa giúp trị mụn vô cùng hiệu quả.
  • Dưỡng da với mặt nạ Tea Tree Oil Một cách sử dụng khác của tea tree oil là đắp mặt nạ. Pha loãng 3ml tinh dầu tràm trà cùng 5ml dầu dừa hoặc dầu oliu. Sau đó bôi hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng như một loại mặt nạ dưỡng da bình thường. Cách làm này sẽ đào thải độc tố trên da, giúp làn da trở nên tươi sáng và mềm mại hơn

4. Những lưu ý khi sử dụng Tee Tree Oil

Mặc dù có nhiều công dụng tốt nhưng tea tree oil cũng có một số tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên lưu ý những điều sau đây khi sử dụng tinh chất này để đảm bảo an toàn nhé :

  • Mua sản phẩm ở những nơi uy tín, chất lượng.
  • Chỉ sử dụng sản phẩm đã được chứng minh an toàn để giảm bớt tình trạng kích ứng da.
  • Thử ở các vùng da khác trên cơ thể trước khi dùng trên mặt.
  • Chỉ nên mua đủ dùng đến hết lại mua tiếp để tea tree oil không bị bay hơi.
  • Nhớ đóng nắp sau khi sử dụng. Nếu quên không đóng nắp sau 12 tiếng sau khi dùng thì nên bỏ đi, vì tinh chất tea tree oil đã bị oxy hóa và có thể gây nên các tác dụng phụ không tốt cho da.
  • Không uống hay để tea tree oil tiếp xúc trực tiếp với mắt và miệng.

Tài liệu tham khảo

  • Andras Keszei, Yasmin Hassan, William J Foley. 2010. A biochemical interpretation of terpene chemotypes in Melaleuca alternifolia
  • G R Baker, R F Lowe, I A Southwell. 2000. Comparison of oil recovered from tea tree leaf by ethanol extraction and steam distillation

Tên khác: Ethanol; Grain Alcohol; Ethyl Alcohol

Chức năng: Dung môi, Mặt nạ, Chất chống tạo bọt, Chất làm đặc, Kháng khuẩn, Chất làm se khít lỗ chân lông

1. Alcohol, cách phân loại và công dụng

Cồn trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại, chúng đều có thể xuất hiện trong thành phần của các loại mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp với mục đích dưỡng da hoặc sử dụng làm dung môi:

  • Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng còn được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
  • Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.

2. Lưu ý với các sản phẩm chứa Alcohol

Cồn lành tính, bao gồm cả glycol, được sử dụng làm chất làm ẩm để giúp hydrat hóa và cung cấp các thành phần vào các lớp trên cùng của da.

Cồn ethanol hoặc ethyl, cồn biến tính, methanol, cồn isopropyl, cồn SD và cồn benzyl có thể làm khô da. Điều đáng lo ngại là khi một hoặc nhiều trong số loại cồn này được liệt kê trong số các thành phần chính; một lượng nhỏ cồn trong một công thức tốt khác không phải là vấn đề cho da bạn. Những loại cồn này có thể phá vỡ lớp màng da.

Cồn giúp các thành phần như retinol và vitamin C xâm nhập vào da hiệu quả hơn, nhưng nó làm điều đó bằng cách phá vỡ lớp màng da – phá hủy các chất khiến da bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và trông trẻ trung hơn trong thời gian dài.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với cồn làm cho các chất lành mạnh trong da bị phá hủy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tác động tàn phá, lão hóa trên da gia tăng nhiều hơn khi tiếp xúc với cồn lâu hơn; Đó là, hai ngày tiếp xúc có hại hơn rất đáng kể so với một ngày, và đó chỉ là từ việc tiếp xúc với nồng độ 3% [hầu hết các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn biến tính có lượng lớn hơn thế].

Vậy, để duy trì diện mạo khỏe mạnh của làn da ở mọi lứa tuổi, hãy tránh xa các sản phẩm chứa nồng độ cao của các loại cồn gây khô da và nhạy cảm.

Tài liệu tham khảo

  • Trafimow D. On speaking up and alcohol and drug testing for health care professionals. Am J Bioeth. 2014;14[12]:44-6.
  • Pham JC, Skipper G, Pronovost PJ. Postincident alcohol and drug testing. Am J Bioeth. 2014;14[12]:37-8.
  • Banja J. Alcohol and drug testing of health professionals following preventable adverse events: a bad idea. Am J Bioeth. 2014;14[12]:25-36.
  • Cash C, Peacock A, Barrington H, Sinnett N, Bruno R. Detecting impairment: sensitive cognitive measures of dose-related acute alcohol intoxication. J Psychopharmacol. 2015 Apr;29[4]:436-46.

Tên khác: IPM

Chức năng: Dung môi, Nước hoa, Chất tạo mùi, Dưỡng da, Chất làm mềm, Chất tạo kết cấu sản phẩm, Tạo kết cấu sản phẩm

1. Isopropyl Myristate là gì?

Isopropyl myristate là một loại dầu tổng hợp được làm từ hai thành phần. Thành phần đầu tiên là cồn isopropyl, đây là một chất kháng khuẩn được sử dụng trong một số loại nước rửa tay, khăn lau trẻ em và các công thức sát trùng. Thành phần thứ hai là axit myristic, là một axit béo tự nhiên thường được tìm thấy trong dầu dừa, hạt nhục đậu khấu và mỡ động vật như bơ.

2. Tác dụng của Isopropyl Myristate trong mỹ phẩm

  • Là một chất làm mềm, không gây nhờn rít cho các sản phẩm dạng kem.
  • Giúp cho các dưỡng chất, vitamin có trong sản phẩm hấp thu nhanh chóng vào da hiệu quả.
  • Có khả năng chống oxy hóa giúp các sản phẩm chứa dầu và béo không bị ôi.
  • Là một thành phần trong các sản phẩm tẩy trang, giúp lau đi lớp trang điểm hiệu quả.

4. Một số lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm có chứa Isopropyl Myristate

Một nhược điểm lớn ở isopropyl myristate là nó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, điều này đồng nghĩa với việc nó thể gây ra mụn. Vì vậy, những người bị mụn trứng cá hoặc những người dễ bị nổi mụn nên tránh xa thành phần này.

Chủ Đề