Giá diịch vụ giấy phép chuỗi hàng hóa năm 2024

Tổng quan chung về định giá, nguyên tắc định giá và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Thuật ngữ “Định giá” có thể được định nghĩa theo nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Một cách chung nhất, “Định giá” được hiểu là việc chủ thể xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ [HH, DV] mà mình sản xuất, cung cấp dựa trên việc tính toán các yếu tố về chi phí đầu vào, khả năng thu được lợi nhuận, khả năng chi trả của người mua, sử dụng HH, DV đó. Yêu cầu định giá HH, DV xuất phát từ chủ thể tạo ra HH, DV với mong muốn bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận và nhu cầu thị trường.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các HH, DV đều do Nhà nước cung cấp và do Nhà nước định giá. Còn trong nền kinh tế thị trường, giá cả của HH, DV được xác định dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Đối với các HH, DV công, Chính phủ ở nhiều quốc gia có xu hướng giảm dần cung cấp trực tiếp, thay vào đó thực hiện tư nhân hóa [hay còn gọi là xã hội hóa] cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Chính phủ thực hiện định giá đối với HH, DV công do Nhà nước cung cấp hoặc “đặt hàng” khu vực tư nhân cung cấp.

Như vậy, có thể hiểu vận chuyển logistics là một trong số các hoạt động của các công việc nằm trong chuỗi logistics [bao gồm vận chuyển, kho bãi, thủ tục hải quan, đóng gói,…].

Vì nhiệm vụ ngành Logistics không chỉ là vận tải, giao nhận mà còn gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng…nên vận chuyển Logistics nói một cách đơn giản là vận chuyển hàng hoá trong chuỗi các công việc của Logistics.

Hiện nay, có 5 phương thức vận chuyển logistic chính, bao gồm:

Vận tải đường bộ ;

Vận tải đường sắt;

Vận tải đường thủy;

Vận tải hàng không;

Vận tải đường ống.

Vận chuyển Logistic là gì? Giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được xác định thế nào? [Hình từ Internet]

Giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được xác định thế nào?

Căn cứ Điều 149 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển như sau:

Giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển
1. Giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển là khoản tiền trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển.
Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển [nếu có] là khoản tiền trả thêm cho người vận chuyển ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển.
2. Doanh nghiệp thực hiện việc niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá và niêm yết phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên, giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển là khoản tiền trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển.

Và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển [nếu có] là khoản tiền trả thêm cho người vận chuyển ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển.

Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại được xác định thế nào?

Theo Điều 158 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về giá dịch vụ vận chuyển trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại như sau:

Giá dịch vụ vận chuyển trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại
1. Trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng được miễn giá dịch vụ vận chuyển; nếu đã thu thì được hoàn trả lại. Trường hợp hàng hóa được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa đó không thu được lợi ích từ quãng đường mà hàng hóa đó đã được tàu biển vận chuyển.
2. Trường hợp hàng hóa hư hỏng hoặc hao hụt do đặc tính riêng hoặc hàng hóa là động vật sống mà bị chết trong khi vận chuyển thì người vận chuyển vẫn có quyền thu đủ giá dịch vụ vận chuyển.

Theo đó, trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng được miễn giá dịch vụ vận chuyển, nếu đã thu thì được hoàn trả lại.

Trường hợp hàng hóa được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa đó không thu được lợi ích từ quãng đường mà hàng hóa đó đã được tàu biển vận chuyển.

Tuy nhiên trong trường hợp hàng hóa hư hỏng hoặc hao hụt do đặc tính riêng hoặc hàng hóa là động vật sống mà bị chết trong khi vận chuyển thì người vận chuyển vẫn có quyền thu đủ giá dịch vụ vận chuyển.

Việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về thanh toán giá dịch vụ vận chuyển như sau:

Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển
1. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người giao hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng.

Chủ Đề