Giá trị còn lại khấu hoa tiếng anh là gì năm 2024

Giá trị còn lại là giá trị tài sản đầu tư còn lại khi dự án kết thúc và cần tính đến trong hạch toán vốn đầu tư.

1.

Khi kết thúc thời hạn thuê, giá trị còn lại của tài sản sẽ thuộc về bên thuê.

At the end of the lease term, the residual value of the asset will belong to the lessee.

2.

Giá trị còn lại giảm cũng làm giảm số tiền mà người tiêu dùng nhận được khi mua bán hoặc khi họ cố gắng bán lại một chiếc ô tô đã qua sử dụng.

A fall in residual value also decreases the amount of money consumers get at trade-in or when they try to resell a used car.

Cùng phân biệt 3 khái niệm price, cost và value nha!

- Giá, giá cả (price) là số tiền phải trả để mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào.

Ví dụ: Due to the war between Ukrained and Russia, the price of petroleum and oil has risen sharply.

(Do chiến tranh giữa Ukraine và Nga, giá xăng dầu đã tăng mạnh.)

- Chi phí (cost) là số tiền phát sinh trong quá trình sản xuất và bảo trì sản phẩm.

Ví dụ: We need to cut our advertising costs.

(Chúng ta cần phải cắt giảm chi phí quảng cáo.)

- Giá trị (value) là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người.

Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

2. Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

Cột STT: Ghi theo số thứ tự TSCĐ đưa vào tính khấu hao

Cột Mã TSCĐ: Là Mã của TSCĐ do DN đặt phù hợp với yêu cầu quản lý của DN

Cột Tên tài sản cố định: Tên chi tiết của máy móc, phương tiện, dụng cụ,… Lấy trên thẻ TSCĐ

Cột Ngày tính khấu hao: Là ngày ghi tăng TSCĐ

Lưu ý: Ngày ghi Nợ TK211 = ngày ghi tăng TSCĐ = ngày bắt đầu tính khấu hao TSCĐ

Cột Nguyên giá TSCĐ: Lấy trên thẻ TSCĐ

Cột số năm khấu hao: Ghi số năm khấu hao của TSCĐ đó

Số năm khấu hao này được lấy theo khung khấu hao TSCĐ được ban hành tại thông tư 45/2013/TT-BTC

Cột Mức khấu hao tháng: là giá trị khấu hao cho 1 tháng

Cách xác định:

Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ / (12 x số năm khấu hao)

Cột Số khấu hao lũy kế đầu kỳ: Là Tổng giá trị của TSCĐ đã được đưa vào làm chi phí ở các kỳ trước

Cách xác định như sau:

Lấy từ cột số khấu hao lũy kế cuối kỳ của kỳ trước.

Hoặc tính bằng công thức: = Mức khấu hao tháng x tổng số tháng đã khấu hao.

Cột số khấu hao từng tháng:

+ Nếu khấu hao trọn tháng => Bằng mức khấu hao tháng

+ Nếu khấu hao không trọn tháng (không đủ tháng) => tính theo số ngày trích khấu hao.

Với tháng cuối cùng: = Nguyên giá - giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước.

Cột Số khấu hao trong năm: Bằng tổng số tháng đã khấu hao trong năm (Giá trị của tài sản đã đưa vào làm chi phí khấu hao trong kỳ hiện tại).

Cột Số khấu hao lũy kế cuối kỳ: Là Tổng giá trị của TSCD đã được đưa vào làm chi phí tính đến hết kỳ hiện tại.

Cách xác định:

Số khấu hao lũy kế cuối kỳ = Số khấu hao lũy kế đầu kỳ + Số khấu hao trong kỳ (trong năm)

Cột Giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được đưa vào làm chi phí cho các kỳ tiếp theo

Cách tính:

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế cuối kỳ.

Cột Ghi chú: ghi các chú ý cần thiết như: ngày hết khấu hao, tài sản đã thanh lý, tài sản đã sửa chữa...

Lưu ý:

- Bảng tính khấu hao TSCĐ được lập theo tháng (kỳ là theo tháng).

- Với những tài sản đã qua sử dụng (tài sản mua cũ, mua lại) thì xác định thời gian trích khấu hao như sau:

Thời gian trích khấu hao TSCĐ = (Giá trị hợp lý của TSCĐ / Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100%) x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới.

Giá trị thu hồi (tiếng Anh: Salvage Value) là giá trị sổ sách ước tính của một tài sản khi khấu hao hoàn tất, dựa trên những gì công ty mong đợi có thể nhận được từ việc bán tài sản sau khi hết thời gian sử dụng hữu ích.

Giá trị còn lại khấu hoa tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: WallStreetMojo

Giá trị thu hồi (Salvage Value)

Định nghĩa

Giá trị thu hồi hay giá trị còn lại trong tiếng Anh là Salvage Value.

Giá trị thu hồi là giá trị sổ sách ước tính của một tài sản khi khấu hao hoàn tất, dựa trên những gì công ty mong đợi có thể nhận được từ việc bán tài sản sau khi hết thời gian sử dụng hữu ích.

Giá trị thu hồi có thể hiểu đơn giản là giá trị tài sản sau khi vòng đời của tài sản đó kết thúc.

Giá trị thu hồi ước tính của một tài sản là một thành phần quan trọng trong việc tính toán kế hoạch khấu hao.

Đặc trưng của giá trị thu hồi

- Giá trị thu hồi ước tính có thể được xác định cho bất kì tài sản nào mà công ty sẽ khấu hao trên sổ sách theo thời gian.

- Mỗi công ty sẽ có tiêu chuẩn riêng để ước tính giá trị thu hồi. Một số công ty có thể thực hiện trích khấu hao trên toàn bộ giá trị tài sản trong trường hợp giá trị thu hồi của tài sản rất nhỏ.

- Nói chung, giá trị thu hồi rất quan trọng vì nó sẽ là giá trị của tài sản trên sổ sách của công ty sau khi khấu hao đã được trích hết. Giá trị thu hồi dựa trên giá trị mà công ty mong đợi nhận được từ việc bán tài sản khi hết thời gian sử dụng.

- Một số phương pháp khấu hao phổ biến có thể kể đến như phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method), phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method), phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng (Sum of years' digits method), phương pháp khấu hao theo sản lượng (Units of Production Method).

- Tùy thuộc vào phương pháp trích khấu hao và kì vọng vào giá trị thu hồi mà công ty sẽ đưa ra kế hoạch khấu hao phù hợp.

Lưu ý:

- Nếu công ty không chắc chắn về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, công ty có thể ước tính số năm sử dụng thấp hơn và giá trị thu hồi cao hơn để ghi nhận giá trị tài sản trên sổ sách sau khi khấu hao hết hoặc bán tài sản với giá trị thu hồi.

Ví dụ

*Trong trường hợp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng

- Khấu hao đường thẳng nói chung là phương pháp khấu hao cơ bản nhất. Nó bao gồm các khoản chi phí khấu hao bằng nhau mỗi năm trong suốt thời gian sử dụng hữu ích cho đến khi toàn bộ tài sản được khấu hao đến giá trị thu hồi.

Giả sử công ty X mua một tài sản cố định trị giá 5.000 đô la. Công ty xác định giá trị thu hồi là 1.000 đô la và thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm.