Giá vàng năm 1991 là bao nhiêu

Thứ nhất, chưa bao giờ giá vàng trong nước tăng hơn giá vàng trên thị trường thế giới nhiều và kéo dài như hiện nay. Ngay cả thời kỳ đầu [năm 1991] khi đất nước mở cửa đối với thế giới, giá vàng đã tăng với tốc độ khá cao [tăng 88,7%], nhưng ngay năm sau [1992], giá vàng đã giảm mạnh [giảm 31,3%], rồi khá ổn định trong 9 năm sau đó [bình quân tăng 1,24%/năm]. Giá vàng trong nước theo sát giá thế giới.

Đầu tuần này, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới tới 3,5 triệu đồng/lượng.

Thứ hai, việc quản lý giá vàng có mục tiêu chủ yếu là vừa ổn định giá vàng ở trong nước tránh sự nóng lạnh bất thường trên thị trường này, vừa huy động một lượng vàng lớn trong dân đưa ra phục vụ cho đầu tư phát triển, vừa tăng dự trữ ngoại hối. Khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới, thì chắc chắn, biến động của giá vàng trong nước sẽ cao hơn biến động giá vàng trên thị trường thế giới. Do vậy, nếu giá vàng trên thị trường trong nước tiếp tục cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới, thì những mục tiêu của việc quản lý thị trường vàng trong nước sẽ rất khó.

Thứ ba, cuối năm ngoái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra “ranh giới” chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng trên thị trường thế giới là 400.000 đồng/lượng và cho rằng, ranh giới này sẽ ngăn chặn được tình trạng nhập lậu vàng, góp phần ổn định tỷ giá. “Ranh giới” ấy nay đã cao gấp nhiều lần, nhưng tỷ giá vẫn ổn định, thậm chí hạ.

Thứ tư, việc Ngân hàng Nhà nước sử dụng vàng miếng SJC làm độc quyền nhà nước [dù chỉ là độc quyền dập] không khỏi làm cho thị trường nghi ngại, vì hai lẽ. Một là, vàng miếng SJC là thương hiệu của một doanh nghiệp, nên sẽ là nguy cơ tiềm ẩn để doanh nghiệp lạm dụng độc quyền. Hai là, giá vàng miếng mang các mác khác [phi SJC] thấp hơn giá vàng SJC đến vài triệu đồng/lượng là bất hợp lý.

Việc cho rằng, chênh lệch lớn giữa giá vàng trên thị trường trong nước và giá vàng trên thị trường thế giới không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, cần phải được xem lại. Ai có thể dám chắc là tỷ giá sẽ không biến động lớn trong thời gian tới. Cần lưu ý, lâu nay, tỷ giá biến động lớn chủ yếu do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh [tăng tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và tăng, giảm biên độ giao dịch]. Trong điều kiện cánh kéo tỷ giá còn lớn [giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá sức mua tương đương hiện vẫn ở mức 3 lần, nghĩa là 1 USD tại Việt Nam có sức mua cao gấp 3 lần 1 USD tại Mỹ], thì tốc độ tăng tỷ giá sẽ ngày một thấp xa so với tốc độ tăng giá tiêu dùng để “chờ” tỷ giá sức mua tương đương tăng lên theo xu hướng hội nhập với thế giới ngày một sâu rộng hơn.

Với tâm lý “tích cốc phòng cơ”, cùng với mối lo ngại lạm phát cao, người dân vẫn sẽ giữ vàng. Để ổn định giá vàng trong nước, thiết nghĩ, cần cho thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường vàng thế giới, đồng thời Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối để thực hiện việc mua vào khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới và bán ra khi giá trong nước cao hơn giá vàng thế giới.

Tại Công ty PNJ, giá vàng miếng SJC đã vượt mốc 72 triệu đồng/lượng. Cụ thể giá bán vàng miếng SJC tại Công ty PNJ ở mức 72,1 triệu đồng/lượng, mua vào ở mức 71,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng lao dốc

Giá vàng thế giới giảm hai phiên liên tục, từ 2.010 USD/ounce xuống 1.942,5 USD/ounce vào chiều nay, 22-3, trước khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] có công bố chính thức về việc điều chỉnh lãi suất.

Giá vàng thế giới tăng phi mã sau thảm họa SVB

Giá vàng thế giới chiều nay, 14-3, đã vọt lên 1.910,8 USD/ounce [tương đương 54,7 triệu đồng/lượng], cũng là mức cao nhất trong vòng một tháng qua, sau vụ phá sản lớn thứ 2 trong lịch sử ngân hàng Mỹ.

[TCT online] - Theo thống kê, hiện giá vàng thế giới đã vượt qua mốc 2.000 USD/ounce, giá vàng miếng ở trong nước cũng tăng vượt 72 triệu đồng/lượng. Trước diễn biến này, giới chuyên gia đang dự đoán giá vàng sẽ bước vào chu kỳ tăng mới.

Chu kỳ tăng của giá vàng

Nhìn lại quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam thời gian qua cho thấy, sau khi được công khai mua/bán vàng trên thị trường tự do từ năm 1991, giá vàng đã tăng tốc và bước vào thời kỳ tăng/giảm có tính chu kỳ.

Cụ thể, năm 1991 giá vàng tăng tới 88,7%, lên tới trên 2 triệu đồng/lượng và sau đó đã giảm mạnh trong năm 1992 [- 31,3%]. Sau 8 năm [năm 2000], giá vàng đạt mốc mới là 4,5 triệu đồng/lượng [cao gấp gần 2,3 lần năm 1991]. Đến năm 2008, giá vàng tiếp tục đạt “đỉnh mới” với 35 triệu đồng/lượng. Khi giá vàng tăng với tốc độ 2 chữ số, liên tục trong mấy năm thì đến 2011 đã đạt đỉnh mới trên 49 triệu đồng/lượng, cao gấp trên 24,5 lần năm 1991 và gấp trên 1,8 lần “đỉnh” cũ năm 2008. Từ năm 2012, giá vàng tăng thấp, có năm giảm và trở về mốc 35 triệu đồng/lượng]. Nhưng đến cuối năm 2018, giá vàng lại tăng với tốc độ 2 chữ số, vượt qua “đỉnh” cũ và đến tháng 8/2022 đạt “đỉnh” mới 74,5 triệu đồng/lượng; sau đó tăng thấp và giảm về mức 67-68 triệu đồng/lượng.

Như vậy, trong hơn 30 năm qua, giá vàng đã đạt 5 “đỉnh” [2 triệu đồng; 4,5 triệu đồng; 35 triệu đồng; 49 triệu đồng; 74,5 triệu đồng/lượng], bình quân 6 năm 1 chu kỳ, có chu kỳ ngắn hơn, có chu kỳ dài hơn. Song, các chuyên gia cho rằng, với quy luật giá vàng thường tăng tốc trong nửa sau của chu kỳ, đến cuối chu kỳ đạt “đỉnh”mới, thì thời điểm hiện tại khi thời gian đã bằng gần một nửa chu kỳ, giá vàng sẽ tăng trở lại vượt “đỉnh” cũ 74,5 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 12/2023 và “đỉnh” mới này được dự đoán có thể đạt mức trên dưới 85 triệu đồng/lượng.

Những yếu tố tác động

Không chỉ dựa vào lịch sử chu kỳ giá vàng trong nước, dự đoán trên còn dựa vào biến động của giá vàng thế giới. Theo đó, “đỉnh” của giá vàng thế giới lần gần nhất là 2072 USD/ounce [năm 2020]; hiện nay giá vàng thế giới đã ở mức trên 2.072. Trong khi đó giá USD [chỉ số USD-Index] đã giảm từ 106,8 điểm còn 102,7 điểm. Xu hướng USD-Index sẽ còn xuống nữa, có thể trở về dưới 100 điểm, khi Fed dừng tăng lãi suất và chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng chính sách tiền tệ. Trên thế giới, giá vàng biến động ngược chiều so với sự biến động của giá USD, tức nếu giá USD tăng thì giá vàng giảm, nếu giá USD giảm thì giá vàng tăng. Hiện có thông tin Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước đang mua mạnh vàng vào cuối năm.

Ở trong nước, giá vàng tăng/giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là cơ chế điều hành giá vàng ở trong nước khác với nhiều nước trên thế giới, tức là không xuất, nhập khẩu vàng chính thống, do đó giá vàng nhẫn thì tương đương thế giới, nhưng giá vàng miếng SJC thì cao hơn giá thế giới hàng chục triệu đồng/lượng trong thời gian dài. Hai là, lượng dự trữ vàng trong nước không nhỏ [cách đây mấy năm đã ở mức trên 500 tấn] do truyền thống của nhiều gia đình ở Việt Nam có tâm lý giữ vàng để phòng rủi ro, để cho con cháu xuất giá, mua nhà ở riêng..., nên số nhà đầu tư, đầu cơ vào vàng liên tục tăng. Ba là, vàng đang là kênh đầu tư ít rủi ro hơn so với một số kênh hiện đang gặp khó khăn. Cụ thể, kênh đầu tư “thót tim” nhất là tiền ảo, sau khi đạt “đỉnh” 68.000 USD đã xuống còn dưới 20.000, dù năm 2023 tăng khá nhưng cũng chưa vượt qua mức 40.000 USD. Chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán, sau khi đạt “đỉnh” trên 1.500 điểm vào đầu 2022, nay chỉ còn hơn 1.150 điểm. Bất động sản tuy có nơi, có loại sản phẩm tăng nhưng tính chung vẫn còn thấp hơn đỉnh giữa năm 2022, còn nếu tính theo quy luật chu kỳ thì đà giảm vẫn còn tiếp tục. Đối với trái phiếu DN hiện nhiều loại vẫn đang bị “om” vốn nên việc đầu tư thêm rất khó có khả năng. Giá USD ở trong nước 10 tháng qua tăng cao, nhưng bước sang tháng 11 có xu hướng tăng chậm lại, thậm chí đã có những phiên giảm. Hơn nữa, một mặt khi giá USD trên thế giới giảm thì giá USD trong nước nếu chưa giảm, thì cũng khó tăng. Mặt khác, với các phương thức điều hành tỷ giá [như tỷ giá trung tâm “trườn bò” vừa ngăn chặn “đón lõng” đầu cơ, vừa linh hoạt phù hợp với thị trường, lãi suất huy động bằng USD bằng 0], thì tỷ giá VND/USD khó tăng, có thể còn giảm. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt đỉnh mới, sẽ góp phần ổn định tỷ giá... Ngay cả gửi tiết kiệm ngân hàng sau mấy năm liên tục đạt lãi suất “thực dương” so với tốc độ tăng giá tiêu dùng [CPI], thì nay lãi suất danh nghĩa kỳ hạn ngắn cũng thấp hơn CPI. Hơn thế, với nguyên lý chuyển động của dòng tiền [tức là đồng tiền thì chảy từ chỗ lãi suất thấp lên chỗ lãi suất cao], thì tất yếu tiền sẽ chảy từ các kênh đầu tư khác sang vàng, tạo ra tiền nhiều hơn hàng, tất yếu sẽ làm cho giá vàng tăng cao hơn.

Một số điểm cần lưu ý

Từ những dẫn chứng, phân tích trên, tác giả cho rằng, các nhà đầu tư dài hạn cần tính đến chu kỳ, theo đó, điểm cuối của nửa đầu chu kỳ mới giá mới đạt được “đỉnh” cũ và “đỉnh” mới sẽ đạt vào cuối chu kỳ. Đồng nghĩa, nhà đầu tư “lướt sóng” có thể “thắng” trong một số phiên, nhưng dù thắng trong phiên trước vẫn sẽ bị thua trong các phiên sau, bởi sóng vàng khi vào chu kỳ diễn biến sẽ theo hình sin, “đỉnh” sau cao hơn “đỉnh” trước, “đáy” sau cao hơn “đáy” trước; đó là chưa nói khi mua theo giá bán thường thấp hơn khi bán theo giá mua, tức là độ chênh lệch lớn, có khi lên đến hàng triệu đồng/chỉ.

Cũng theo tác giả, không ai có thể dự đoán được đúng “đỉnh”, “đáy”, nên có thể phải mua “non” [khi chưa xuống “đáy”] và bán “non” khi chưa đến “đỉnh”. “Đỉnh” mới của giá vàng trong chu kỳ này-nếu lặp lại khoảng cách giữa các đỉnh cũ [khoảng 15 triệu đồng/ lượng] thì có thể sẽ đạt mức 89 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, đã có chuyên gia dự đoán giá vàng có thể lên tới 3.000 USD/ounce, tương đương sẽ lên đến 100 triệu đồng/lượng.

Để giá vàng trong nước tăng không quá “sốc”, Việt Nam cần sửa đổi cơ chế quản lý vàng, tránh “một mình một chợ” nhằm thu hẹp khoảng cách giá vàng miếng trong nước với giá thế giới, bởi đây chính là nguyên nhân dẫn đến “chảy máu ngoại tệ” và nhập lậu vàng vào Việt Nam để hưởng lợi.

Chủ Đề