Giá vàng trong nước cao hơn the giới báo nhiều

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN

Cụ thể, giá vàng miếng SJC sáng nay 8/3 có thời điểm được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 72,3 triệu đồng/lượng [mua vào] và 74 ,3 triệu đồng/lượng [bán ra].

Tương tự, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng có thời điểm niêm yết giá vàng SJC ở mức 72,4 triệu đồng/lượng [mua] và 74 ,4 triệu đồng/lượng [bán].

Trong khi đó, giá vàng thế giới thời điểm cao nhất là 2.004 USD/ounce, tương đương 55,4 triệu đồng/lượng, tức là vàng trong nước và vàng thế giới chênh nhau 19 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau gần 20 triệu đồng/lượng.

Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, có 4 nguyên nhân khiến giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Thứ nhất, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có sự liên thông với nhau nên vàng thế giới tăng thì vàng trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, sự liên thông này không phải là hoàn toàn. Bởi lẽ, theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Đồng thời, chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ cấp phép nhập khẩu cho một vài doanh nghiệp, vì thế nguồn cung vàng trong nước bị hạn chế.

Thứ hai, nhu cầu về vàng thời gian gần đây tăng rất mạnh. Theo Hội đồng Vàng thế giới, năm 2021 nhu cầu vàng tại Việt Nam ở mức 43 tấn, tăng 8% so với năm liền trước. 72% người tiêu dùng cho rằng vàng là tài sản an toàn đầu tư và họ sẽ còn tiếp tục đầu tư vào vàng. Người Việt sở hữu vàng cao hơn người dân các nước khác vì có xu hướng dự trữ dài hạn.

Thứ ba, do lạm phát tại nhiều quốc gia tăng, trong khi nền sản xuất trì trệ, từ đó vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền của nhà đầu tư.

Thứ tư, chính những biến động liên tục của giá vàng thời gian gần đây đã khiến kênh đầu tư vàng trở nên hấp dẫn khi nhiều nhà đầu tư lướt sóng nay mua để mai lãi. Đó chính là lý do khiến giá vàng tăng cao nhưng người mua vẫn đông. 

Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng rủ nhau tăng giá khiến vàng trong nước ngày càng đắt

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam [VGTA], cho rằng vàng là hàng hoá doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm...

Bên cạnh đó, khi nguồn cung vàng khan do Nghị định số 24, doanh nghiệp trong nước không dễ gì giảm mạnh theo đà của thế giới. Do đó, giá thế giới lao dốc là thời điểm càng khiến chênh lệch giá trong và ngoài nước nới rộng.

Chia sẻ trên trên báo chí, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam [VGB], cho rằng thị trường vàng trong nước không dao động cùng chiều so với thế giới có nguyên nhân từ Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng.

Theo ông Hải, nghị định này đã khiến thị trường vàng trong nước trở thành một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, chuỗi cung ứng vàng miếng bị đứt đoạn vì thuộc phạm vi độc quyền của Nhà nước.

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn như SJC, DOJI, PNJ hiện nay đều phải mua được vàng mới có thể bán ra, trường hợp không mua được đủ lượng vàng, doanh nghiệp buộc phải neo giá bán cao.

“Đây là một trong những nguyên nhân khiến hầu hết nhà kinh doanh vàng trong nước vẫn neo giá mua - bán vàng ở mức cao hơn nhiều so với thế giới”, ông Hải nhấn mạnh.

Đại diện một doanh nghiệp vàng lớn tại TP.HCM cũng cho biết lý do khiến giá vàng miếng trong nước đắt hơn thế giới do các doanh nghiệp không được tự chủ nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất nên nguồn cung chủ yếu đến từ hoạt động mua đi bán lại, mua giá nào bán giá đó.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, giá vàng miếng SJC tăng cao do tâm lý người Việt Nam luôn cho rằng vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng và hiện thương hiệu này chiếm tới 95% thị trường vàng miếng.

Chính vì thế, trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Ngọc Vy

Ế ẩm nhưng vẫn cao hơn thế giới

Giá vàng thế giới trong các phiên đầu tuần tăng nhẹ, đứng ở mức 56,75 - 57,47 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra]. Trong sáng 6/10, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng thị trường Hà Nội ở mức 56,7- 57,65 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra]. Chênh lệch mua bán đã lên tới trên 700.000 đồng/lượng.

Trước đó, giá vàng tại sàn giao dịch hàng hóa New York giảm trong phiên 5/10 khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Hợp đồng vàng giao tháng 12/2021 được giao dịch nhiều nhất giảm 6,7 USD, hay 0,38%, xuống chốt phiên ở mức 1.760,9 USD/ounce.

Giá vàng trên thị trường thế giới gần đây chịu áp lực giảm từ tỷ giá đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, cộng thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] có thể đưa ra tuyên bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp vào tháng 11. Nhưng mặt khác, giá kim loại quý này cũng được hỗ trợ bởi lực mua phòng ngừa lạm phát và nhu cầu phòng rủi ro như khủng hoảng trần nợ Mỹ và khủng hoảng nợ Evergrande.

 Ảnh minh hoạ

Cuối tuần này, Bộ Lao động Mỹ có thể công bố bảng lương phi nông nghiệp tháng 9, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần. Đây cũng là những thông tin ảnh hưởng nhiều đến xu hướng của giá vàng, do đó nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ để có quyết định đầu tư hay rút vốn khỏi kim loại quý.

Giữa bối cảnh giá vàng thế giới giảm nhẹ trong khi vàng trong nước tăng so với cuối tuần trước, chênh lệch giá bán giữa 2 thị trường này đã tăng lên mức 8 - 9 triệu đồng/lượng. So với đầu năm, mức chênh lệch này đã tăng gấp 3 lần, còn nếu so với 1 năm trước, chênh lệch giá giữa vàng thế giới và trong nước đã tăng gấp 9 lần.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ vào khoảng 48,4 triệu đồng/lượng. Điều này đồng nghĩa với việc, người mua vàng trong nước vẫn đang phải trả mức giá đắt hơn gần 19% để sở hữu cùng một lượng vàng như thế giới. 

Giá vàng ngày càng đắt so với thế giới

Giá vàng trong nước lâu nay vẫn cao hơn so với thế giới, nhưng mức chênh này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng. Như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 1 - 2,5 triệu đồng/lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa 2 thị trường lên 4 - 4,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến nay giá vàng trong nước thường cao hơn rất nhiều gấp 2 - 3 lần so với giá thế giới.

Lý giải về hiện tượng này, ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Singapore và Indonesia kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng [VGTA] chia sẻ, vàng là hàng hoá doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm…

Tuy nhiên, mức chênh lệch ngày càng được nới rộng theo ông Khánh xuất phát từ việc nguồn cung chế tác vàng nữ trang hạn chế. “Khi nguồn cung khan, doanh nghiệp trong nước không dễ gì giảm theo đà của thế giới. Do đó, giá vàng thế giới đi xuống là thời điểm càng khiến chênh lệch giá trong và ngoài nước nới rộng”- ông Khánh phân tích.

Tổng Giám đốc Công ty AFA Capital Nguyễn Minh Tuấn cũng cho rằng, nguyên nhân đầu tiên khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới bị nới rộng chính là việc giá kim quý thế giới đã giảm sâu giai đoạn này.

“Tuy nhiên, không chỉ chênh lệch so với thế giới, giá vàng trong nước còn ghi nhận chênh lệch cao giữa giá mua và giá bán, hiện phổ biến ở mức 500.000 - 600.000 đồng/lượng với vàng miếng SJC và hơn 1 triệu/lượng với vàng nhẫn. Điều này không thể hiện giá vàng SJC đang tốt hơn vàng nhẫn. Theo thông tin tôi có được, toàn bộ giao dịch vàng miếng trên thị trường hiện nay đã không còn thanh khoản, chỉ còn giao dịch vàng nhẫn, dẫn đến chênh lệch giá mua - bán giai đoạn này lên mức rất cao” - ông Tuấn chia sẻ.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Công ty Vàng bạc Đá quý SJC Phú Thọ Trần Thanh Hải cho biết, trong giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, việc mua bán vàng vật chất gần như không diễn ra tại các doanh nghiệp, trong khi giao dịch vàng tại các ngân hàng cũng ở mức thấp vì thanh khoản kém.

Riêng mặt hàng vàng nhẫn vẫn được các công ty bán ra qua kênh online. Ông Hải cho rằng lý do khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao là vì vàng thế giới đang chịu tác động tiêu cực từ các chính sách tài khóa mới của Mỹ.

Ngược lại, giá vàng trong nước không giảm sâu do nguồn cung khan hiếm. Chưa kể rất dễ dẫn đến nguy cơ có sự thẩm thấu, buôn lậu vàng từ nước ngoài về Việt Nam để hưởng lợi, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý ngoại tệ và tỷ giá…

Với người mua, theo ghi nhận, nhu cầu rất ít do giá vàng trong nước đang ở mức cao và số tiền tích lũy của nhiều người đã cạn sau 4 tháng giãn cách. Đây là điều trái ngược với mọi năm vì cuối năm nhu cầu mua vàng thường tăng do rơi vào mùa cưới, và cuối năm nhiều người thường gom góp tiền mua vài chỉ để dành phòng thân.

Dù vậy, các chuyên gia cũng lưu ý, nếu có ý định đầu tư vào kênh này cần hết sức thận trọng. Bởi lẽ, giá vàng trong ngắn hạn sẽ không thể duy trì ở mức cao, chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh giảm cho phù hợp với thị trường chung.

Không thể mãi “một mình một chợ”

Giá vàng thế giới trong năm nay khó tăng cao như năm ngoái. Một số tổ chức lớn như Morgan Stanley gần đây có dự báo giá vàng sẽ về dưới 1.800 USD/ounce vào cuối năm. Thậm chí nhiều chuyên gia thế giới còn nhận định có thể rớt mạnh xuống mốc 1.600 USD/ounce.

Dù thế nào, về lâu về dài cơ quan quản lý phải lưu ý để làm sao giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có sự cân bằng, có tính “lưu thông” với nhau. Nếu Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ sửa đổi Nghị định Nghị định 24/CP khắc phục tình trạng bất cập về cung - cầu, và cho phép thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia, vừa huy động vàng trong dân mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có một sân chơi lớn.

Đối với người dân, quan điểm của tôi là nên thận trọng, bởi vàng là lĩnh vực nhạy cảm, lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cũng cao. [Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Đinh Nho Bảng]

Video liên quan

Chủ Đề