Giải bài 2 sgk văn 6 tập 2 trang 84 năm 2024

Văn bản Nắng trưa bồi hồi sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn 6. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 6: Tự đánh giá: Nắng trưa bồi hồi, là tài liệu vô cùng hữu ích.

Soạn bài Tự đánh giá trang 84

Mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Tự đánh giá trang 84 - Mẫu 1

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi [từ câu 1 đến câu 9]:

1. Văn bản “Nắng trưa bồi hồi” thuộc thể loại truyện gì?

  1. Truyện đồng thoại
  1. Truyện ngắn
  1. Truyện truyền thuyết
  1. Truyện cổ tích

2. Văn bản Nắng trưa bồi hồi viết về đề tài gì?

  1. Thiên nhiên
  1. Thời tiết
  1. Gia đình
  1. Bạn bè

3. Văn bản Nắng trưa bồi hồi giống ba truyện đã học [Bức tranh của em gái tôi, Điều không tính trước và Chích bông ơi!] là đều tập trung ca ngợi điều gì?

  1. Tài năng
  1. Lòng nhân hậu
  1. Tình bạn
  1. Bảo vệ môi trường

4. Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật?

  1. Em định chạy sang nhà Vi chơi một lúc.
  1. Thuỷ quay vào nhà.
  1. Thế con phải làm gì ạ?
  1. Ánh mắt của ba cười cười.

5. Trong văn bản, câu nào sau đây là lời người kể chuyện?

  1. Con... thì con vẫn là con của má ạ!
  1. Má con vất vả quá.
  1. Má để con dắt xe ra...
  1. Thuỷ tấm tức, chảy nước mắt.

6. Ôi, ba! Thuỷ không ngờ. Ba thật là... tình cảm. Ba đã nói “hộ” cho má những điều mà má chưa nói với em... Thì ra... Em không còn bé nữa [...] Như thế là má chưa già. Như thế là em đã lớn.

Các câu văn trên chủ yếu khắc hoạ nhân vật Thuỷ ở phương diện nào?

  1. Hình dáng
  1. Tâm trạng
  1. Hành động
  1. Ngôn ngữ

7. Trong văn bản Nắng trưa bồi hồi, người kể chuyện là ai?

  1. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện
  1. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện
  1. Người kể mang tên một nhân vật trong truyện
  1. Người kế không tham gia vào câu chuyện

8. Câu nào sau đây có trạng ngữ?

  1. Chiểu hôm qua, nhà có khách.
  1. Nắng đổ chang chang.
  1. Thuỷ không đi nữa.
  1. Nắng trưa bồi hồi.

9. Phương án nào nêu đúng nhiệm vụ của trạng ngữ đã xác định được ở câu hỏi 8?

  1. Chỉ thời gian
  1. Chỉ mục đích
  1. Chỉ địa điểm
  1. Chỉ phương tiện

10. Viết đoạn văn [khoảng 4 - 6 dòng] tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi.

Gợi ý:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

B

C

B

C

B

B

D

C

C

10.

Chiều hôm qua, cô Hoa ở Hội Phụ nữ đến hỏi thăm má Thủy nhưng chỉ có Thủy ở nhà. Thủy chỉ mời cô uống nước, rồi lại vào học bài. Má Thủy biết chuyện nên đã trách em cư xử không đúng. Thủy nghĩ rằng hành động của mình không sai, nên đã giận dỗi. Khi ba Thủy về nghe được câu chuyện từ má. Ba đã ngồi tâm sự với em. Thủy nhận ra tình yêu thương của má, cảm thấy mình đã lớn và cần có trách nhiệm hơn.

Soạn bài Tự đánh giá trang 84 - Mẫu 2

1. B

2. C

3. B

4. C

5. B

6. B

7. D

8. C

9. C

Hôm qua, cô Hoa trong Hội Phụ nữ đến hỏi thăm má Thủy. Nhưng chỉ có mình em ở nhà. Thủy mời cô vào nhà uống nước, rồi lại quay vào học bài. Má Thủy biết chuyện nên đã trách em cư xử không đúng. Thủy nghĩ rằng hành động của mình không sai, nên đã giận dỗi. Ba Thủy về nghe được câu chuyện. Ba đã ngồi tâm sự với em, kể cho Thủy nghe má đã vất vả như thế nào. Thủy nhận ra tình yêu thương của má, cảm thấy mình đã lớn và cần có trách nhiệm hơn. Hôm sau, em định sang nhà bạn chơi, nhưng thấy má còn nhiều việc chưa làm xong, em quyết định ở nhà giúp má.

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 84 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi chuẩn bị ở nhà, soạn bài Tập làm thơ bốn chữ ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

[Xuân Diệu]

Trả lời bài 2 trang 84 SGK văn 6 tập 2

- Các cặp vần chân: hàng – trang; núi – bụi

- Vần lưng: chừng – lưng; ngang – màng.

-----

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 84 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Tập làm thơ bốn chữ trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu văn bản Trái Đất - mẹ của muôn loài.

Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Trái Đất - mẹ của muôn loài, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Các bạn học sinh có thể tham khảo dưới đây.

Soạn văn 6: Trái Đất - mẹ của muôn loài

Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài - Mẫu 1

1. Chuẩn bị đọc

Em cảm nhận thế nào về thiên nhiên quanh em? Vì sao Trái Đất - người Mẹ Thiên Nhiên của chúng ta được mệnh danh là hành tinh xanh?

Gợi ý:

  • Thiên nhiên xung quanh rất rộng lớn, đa dạng.
  • Trái Đất - người Mẹ Thiên Nhiên của chúng ta được mệnh danh là hành tinh xanh vì đây là hành tinh duy nhất có sự sống, các loài động thực vật phát triển phong phú…

* Tóm tắt văn bản Trái Đất - mẹ của muôn loài:

Trái Đất là hành tinh xanh, nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông bao la của vũ trụ. Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống vì những hoạt động địa chất đánh thức và nuôi dưỡng sự sống. Với ba phần tư bề mặt là nước, Trái Đất cũng là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có màu xanh hiền dịu, nơi trú ngụ duy thất của sự sống có ý thức - con người. Cách nay 140 triệu năm, chúng ta thấy vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua; được chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm; nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim và sửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử. Cách nay khoảng 6 triệu năm, tiền thân của loài người xuất hiện. Cách nay khoảng 30.000 đến 40.000 năm, những người tinh khôn đầu tiên xuất hiện. Lịch sử sự sống từ đó bắt đầu tăng tốc, tiến hóa nhanh chóng. Những sự thay đổi của trái đất dù bên trong hay bên ngoài đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài. Dù là loài người hay bất kì hình thái sự sống nào khác, đều được Mẹ Thiên Nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu triệu năm với sự bao dung và lòng kiên nhẫn.

2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết khi nói về Trái Đất?

Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện sự trân trọng, tự hào của người viết dành cho Trái Đất.

Câu 2. Chú ý cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?

Các con số chính xác, cụ thể giúp cho bài viết thêm chân thực hơn.

3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?

  • Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
  • Những hoạt động địa chất đánh thức và nuôi dưỡng sự sống
  • Các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa.
  • Có 3/4 bề mặt là nước.
  • Nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức - con người.

Câu 2. Hãy điền vào bảng sau những chi tiết trong đoạn 2 thể hiện sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất theo thời gian:

Mốc thời gian

Các chi tiết

Cách nay 140 triệu năm

Vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm, nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim, sửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

Cách nay khoảng 6 triệu năm

Tiền thân của loài người xuất hiện.

Cách nay khoảng 30.000 đến 40.000 năm

Những người tinh khôn đầu tiên xuất hiện.

Câu 3. Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapô và các đề mục có gì khác với các đoạn khác trong văn bản? Nêu tác dụng của cách trình bày đó. Phần nhan đề được in hoa, phần sa pô được in nghiêng, các đề mục đánh số thứ tự và in đậm.

Việc trình bày này giúp làm nổi bật các nội dung chính của văn bản, giúp người đọc nắm rõ hơn.

Câu 4. Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Các hình ảnh, số liệu trong bài có tác dụng minh họa cho nội dung văn bản, giúp văn bản thêm sinh động thuyết phục hơn.

Câu 5. Em hãy tóm tắt nội dung chính các đoạn trong văn bản.

  • Đoạn 1: Trình bày sự sống đa dạng, phong phú trên Trái Đất.
  • Đoạn 2: Trình bày tiến trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

Câu 6. Tại sao thiên nhiên lại được xem là “mẹ nuôi dưỡng muôn loài”?

Thiên nhiên là nơi vạn vật [ngay cả con người] cùng sinh sống, phát triển.

Câu 7. Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”?

Một số biện pháp như:

  • Bảo vệ tài nguyên rừng quý giá.
  • Không săn bắt các loài động vật quý hiếm.
  • Hạn chế sử dụng bao bì ni-lông.
  • Xử lí các chất thải, nước thải…

Soạn bài Trái Đất - mẹ của muôn loài - Mẫu 2

Câu 1. Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?

Những chi tiết cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú:

  • Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
  • Những hoạt động địa chất không ngừng đã đánh thức và nuôi dưỡng sự sống.
  • Các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa của muôn loài.
  • Có 3/4 bề mặt là nước; hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có màu xanh hiền dịu.
  • Nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức - con người.

Câu 2. Hãy điền vào bảng sau những chi tiết trong đoạn 2 thể hiện sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất theo thời gian:

Mốc thời gian

Các chi tiết

Cách nay 140 triệu năm

Vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm, nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim, sửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

Cách nay khoảng 6 triệu năm

Tiền thân của loài người xuất hiện.

Cách nay khoảng 30.000 đến 40.000 năm

Những người tinh khôn đầu tiên xuất hiện.

Câu 3. Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sa-pô và các đề mục có gì khác với các đoạn khác trong văn bản? Nêu tác dụng của cách trình bày đó.

  • Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sa-pô và các đề mục khác so các đoạn văn: Phần nhan đề được in hoa, phần sa-pô được in nghiêng, các đề mục đánh số thứ tự và in đậm.
  • Việc trình bày này giúp làm nổi bật nhan đề, phần sa-pô cũng như các đề mục. Từ đó, người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin chính của văn bản.

Câu 4. Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Các hình ảnh, số liệu trong bài có tác dụng minh họa cho nội dung văn bản, giúp nội dung thêm phần chính xác, cụ thể và giàu tính thuyết phục hơn.

Câu 5. Em hãy tóm tắt nội dung chính các đoạn trong văn bản.

  • Đoạn 1: Trình bày sự sống đa dạng, phong phú trên Trái Đất.
  • Đoạn 2: Trình bày tiến trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

Câu 6. Tại sao thiên nhiên lại được xem là “mẹ nuôi dưỡng muôn loài”?

Thiên nhiên là nơi vạn vật [ngay cả con người] cùng sinh sống, phát triển. Thiên nhiên đã nuôi dưỡng muôn loài từ rất lâu về trước, cũng cấp những điều kiện để muôn loài tồn tại và phát triển.

Câu 7. Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”?

Chúng ta cần giữ cho Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”: Bảo vệ rừng, tích cực trồng rừng; Bảo vệ đất đai, nguồn nước hay không khí; Nghiêm cấm săn bắt các loài động vật quý hiếm; Tổ chức các chiến dịch như “Làm cho thế giới sạch hơn”, “Giờ Trái Đất” hay hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới…

Chủ Đề