Giải bài tập sgk hóa 9 bài 18 năm 2024

Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 18 Nhôm​ giúp các em học sinh biết tính chất vật lí của nhôm: nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Biết tính chất hoá học của nhôm: Nhôm có tính chất hoá học của kim loại nói chung. Ngoài ra nhôm còn có pứ với dd kiềm giải phóng khí H2, nhôm không phản ứng HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.

  • Bài tập 1 trang 57 SGK Hóa học 9 Hãy điền vào những tính chất tương ứng vào dấu ...với những ứng dụng của nhôm: 1, ... → Làm dây dẫn điện 2, ... → Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa 3, ... → Làm dụng cụ gia đình: nồi, xoong
  • Bài tập 2 trang 58 SGK Hóa học 9 Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau:
  • MgSO4.
  • CuCl2.
  • AgNO3.
  • HCl. Cho biết hiện tượng xảy ra? Giải thích và viết phương trình hóa học.
  • Bài tập 3 trang 58 SGK Hóa học 9 Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích?
  • Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 9 Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm? Giải thích sự lựa chọn.
  • AgNO3.
  • HCl.
  • Mg.
  • Al.
  • Zn.
  • Bài tập 5 trang 58 SGK Hóa học 9 Thành phần chính của đất sét là Al2O3.2SiO2.2H2O. Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Al có trong hợp chất trên.
  • Bài tập 6 trang 58 SGK Hóa học 9 Để xác định phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm nhôm và magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn. - Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng thấy còn lại 0,6g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
  • Bài tập 18.1 trang 22 SBT Hóa học 9 Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
  • NaOH loãng
  • H2SO4 đặc,nguội
  • HNO3 đặc, nóng
  • H2SO4 loãng
  • Bài tập 18.2 trang 22 SBT Hóa học 9 Kim loại Al tác dụng được với dung dịch
  • Mg(NO3)2
  • Ca(NO3)2
  • KNO3
  • Cu(NO3)2
  • Bài tập 18.3 trang 22 SBT Hóa học 9 Một kim loại có đủ các tính chất sau:
  • Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
  • Phản ứng mạnh với dung dịch axit clohiđric.
  • Tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro. Kim loại đó là
  • sắt
  • đồng
  • kẽm
  • nhôm
  • Bài tập 18.4 trang 22 SBT Hóa học 9 Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hoá học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau: Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại z ra khỏi muối. Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại z ra khỏi muối. Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối. Thí nghiệm 4: Kim loại z đẩy kim loại T ra khỏi muối. Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
  • Bài tập 18.5 trang 23 SBT Hóa học 9 Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
  • Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 Al → Al2S3
  • Al2O3 → Al → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3
  • Bài tập 18.6 trang 23 SBT Hóa học 9 Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Khối lượng của Al đã tham gia phản ứng là
  • 0,27 gam
  • 0,81 gam
  • 0,54 gam
  • 1,08 gam
  • Bài tập 18.7 trang 23 SBT Hóa học 9 Hoà tan 4,5 gam hợp kim nhôm - magie trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thấy có 5,04 lít khí hiđro bay ra (đktc).
  • Viết phương trình hoá học
  • Tính thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim
  • Bài tập 18.8 trang 23 SBT Hóa học 9 Trong một loại quặng boxit có 50% nhôm oxit. Nhôm luyện từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Tính lượng nhôm thu được khi luyện 0,5 tấn quặng boxit trên. Hiệu suất phản ứng 100%.

Bài tập 18.9 trang 23 SBT Hóa học 9

Cho 5,4 gam Al vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M.

  1. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc).
  1. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Cho ràng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.