Giải bài tập tốc độ phản ứng hóa học năm 2024

Phương pháp giải bài tập Hóa 10 bài 36: Tốc độ phản ứng hoá học rất hay giúp các em nắm vững kiến thức và giải bài tập SGK hoàn chỉnh

BÀI 36. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
  1. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
  1. Ảnh hưởng của nồng độ

Thí nghiệm:

Kết quả thí nghiệm: S xuất hiện trong bình a] sớm hơn. Þ Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.

  1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Thí nghiệm:

Kết quả thí nghiệm: S xuất hiện trong bình b] sớm hơn. Þ Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

  1. Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khi tham gia, khi áp suất tăng [nồng độ chất khí tăng], tốc độ phản ứng tăng.

  1. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Thí nghiệm:

Kết quả thí nghiệm: thời gian để CaCO3 phản ứng ở cốc b] ít hơn.

Þ Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

  1. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài tập thuộc phần kiến thức tốc độ phản ứng chủ yếu là các bài tập lý thuyết. Do vậy học sinh cần ghi nhớ một số kiến thức sau để làm tốt dạng bài tập này:

– Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

– Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:

1. Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

2. Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.

3. Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

4. Diện tích tiếp xúc: Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

5. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 [trang 153 SGK Hóa 10]:

Ý nào trong các ý sau đây là đúng?

  1. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
  1. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng.
  1. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
  1. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Bài 2 [trang 153 SGK Hóa 10]:

Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Một số thí dụ về loại phản ứng:

– Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu [than, dầu, khí đốt], phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 …

– Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.

Bài 3 [trang 154 SGK Hóa 10]:

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Hướng dẫn giải:

1. Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

2. Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.

3. Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

4. Diện tích tiếp xúc: Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

5. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Bài 4 [trang 154 SGK Hóa 10]:

Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

  1. Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc [trong sản xuất gang].
  1. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
  1. Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke [trong sản xuất ximăng]

Hướng dẫn giải:

  1. Lợi dụng yếu tố áp suất và nhiệt độ.
  1. Lợi dụng yếu tố nhiệt độ.
  1. Lợi dụng yếu tố diện tích tiếp xúc.

Bài 5 [trang 154 SGK Hóa 10]:

Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M [dư] ở nhiệt độ thường.

Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào [tăng lên, giảm xuống hay không đổi]?

Bài viết tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

Bài tập về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học chọn lọc, có đáp án

Bài 1. Cho phản ứng thuận nghịch sau ở nhiệt độ cao:

Quảng cáo

3Fe + 4H2 O → Fe2 O4 + 4H2 ↑

Cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi.

  1. Tăng nồng độ của H2
  1. Giảm nồng độ của H2O

Lời giải:

Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nồng độ H2

Cân bằng cũng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ H2O

Bài 2. Xét các hệ cân băng sau:

C[r]+ H2O[k] CO[k]+ H[k]]; ΔH= 131kJ [1]

CO[k]+ H2[k] CO2[k] + H2[k] ; ΔH= - 42kJ [2]

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau:

Tăng nhiệt độ.

Thêm lượng hơi nước vào.

Lấy bớt H2 ra.

Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

Dùng chất xúc tác.

Quảng cáo

Lời giải:

Tăng nhiệt độ: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Thêm lượng hơi nước: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

Thêm khí H2 vào: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống không làm chuyển dịch cân bằng

Dùng chất xúc tác: không làm chuyển dịch cân bằng

Bài 3. Cho cân bằng hóa học: 2NO2 ⇋ N2 O4 ΔH= -58,04kJ. Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào, giải thích, khi:

Tăng nhiệt độ, tăng áp suất.

Thêm khí trơ Ar trong 2 trường hợp: Giữ áp suất không đổi và giữ thể tích không đổi.

Thêm xúc tác.

Lời giải:

Phản ứng hóa học: 2NO2 ⇋ N2 O4 ΔH= -58,04kJ ΔH 0

Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc [trong sản xuất gang]. Tăng nồng dộ khí oxi và tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng thuận.

  1. Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 [k] ΔH> 0

Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 — 950oC để sản xuất vôi sống. Yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.

  1. Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke [trong sản xuất xi măng]. Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.

Quảng cáo

Bài 6. Phản ứng hóa học tổng hợp amoniac là:

N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 với ΔH= -92KJ

Hãy giải thích tại sao người ta thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac ở khoảng 400oC đến 500oC, dưới áp suất cao [100 - 150atm, thực tế càng cao càng tốt] và dùng sắt hoạt hóa xúc tác.

Lời giải:

Phản ứng hóa học tổng hợp amoniac là:

N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 với ΔH= -92KJ

Đặc điểm của phản ứng tổng hợp NH3 là sau phản ứng có sự giảm số mol so với ban đầu, phản ứng tỏa nhiệt. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển sang chiều thuận, nên phản ứng thực hiện ở áp suất càng cao càng tốt. Do phản ứng tỏa nhiệt cho nên về nguyên tắc cân bằng sẽ chuyển sang chiều thuận khi giảm nhiệt độ, tuy nhiên khi nhiệt độ thấp thì tốc độ phản ứng lại chậm nên hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, người ta dung hòa hai xu hướng trên ở nhiệt độ 400 – 450oC. Chất xúc tác nhằm mục đích tăng tốc độ của phản ứng.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Dạng 2: Bài toán về tốc độ phản ứng
  • Dạng 3: Các dạng bài tập về cân bằng hóa học
  • 20 bài tập trắc nghiệm chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án
  • Bài tập Tốc độ phản ứng trong đề thi đại học [có đáp án]
  • 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải [cơ bản]
  • 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải [nâng cao]

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề