Giám sát đánh giá dự án trồng rau sạch năm 2024

  • 1. HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---    -- BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI TRỒNG RAU MÁ HỮU CƠ Chủ đầu tư: Địa điểm: Thôn Quỳ Thắng, Van Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa ___ Tháng 09/2019___
  • 2. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---    -- BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI TRỒNG RAU MÁ HỮU CƠ CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.......................................................................... 6 III. Sự cần thiết đầu tư dự án............................................................................. 6 IV. Các căn cứ pháp lý...................................................................................... 7 V. Mục tiêu dự án.............................................................................................. 7 V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 7 V.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 7 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN......................... 9 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 9 II. Quy mô sản xuất của dự án. ....................................................................... 10 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường........................................................................ 10 II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 11 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.......................................... 12 III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 12 III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 12 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ............ 12 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 12 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 13 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình......................................... 13 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật...................................................... 14 II.1. Quy trình trồng rau má hữu cơ .................................................................... 14 II.2. Quy trình sơ chế rau má hữu cơ .................................................................. 18 Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu rau VietGap ..................................................... 18 Bước 2: Sơ chế nguyên liệu ................................................................................ 19 Bước 3: Sấy khô rau............................................................................................ 19
  • 4. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 4 Bước 4 : Đóng gói............................................................................................... 20 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 21 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng.... 21 II. Các phương án xây dựng công trình. ......................................................... 21 III. Phương án tổ chức thực hiện..................................................................... 21 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án......... 22 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 23 I. Đánh giá tác động môi trường. .................................................................... 23 Giới thiệu chung:................................................................................................. 23 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 23 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 24 II. Tác động của dự án tới môi trường. ........................................................... 24 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................. 25 II.2. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .......... 25 II.3. Kết luận:....................................................................................................... 26 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 28 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.................................................... 28 II. Cơ cấu và Tiến độ vốn thực hiện dự án...................................................... 30 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án............................................ 31 III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 31 III.2. Phương án vay............................................................................................ 32 III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 32 KẾT LUẬN......................................................................................................... 36 I. Kết luận........................................................................................................ 36 II. Đề xuất và kiến nghị................................................................................... 36 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 37
  • 5. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 5 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án............... 37 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án........................................ 37 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.................. 37 Phụ lục 4 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án................. 37 Phụ lục 5 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án.......... 37 Phụ lục 6 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần [NPV] của dự án............ 37 Phụ lục 7 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR] của dự án....... 37
  • 6. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư.  Chủ đầu tư:  Giấy phép ĐKKD số:  Đại diện pháp luật:  Địa chỉ trụ sở: II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Trồng rau má hữu cơ. Địa điểm xây dựng: Thôn Quỳ Thắng, Vạn Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư :700.996.000 đồng [Bảy trăm triệu chín trăm chín mươi sáu nghìn đồng]. Trong đó: + Vốn tự có [tự huy động] :700.996.000 đồng. + Vốn vay tín dụng :0 đồng. III. Sự cần thiết đầu tư dự án. Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch… Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Rau má có thể ăn sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Rau má được trồng theo phương thức hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu & thuốc diệt cỏ, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, không trồng trên đất nhiễm hóa chất nông nghiệp, không sử dụng giống biến đổi gen, không sử dụng chất bảo quản. Chúng tôi đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Trồng rau má hữu cơ” trình các Cơ quan
  • 7. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 7 ban ngành, tổ chức tín dụng, xem xét, chấp thuận cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án.. IV. Các căn cứ pháp lý.  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội  nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội  nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của  Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý  chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý  chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;  Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;  Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp nước nhà. Góp phần phát triển kinh tế của tình nhà. - Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án. - Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác các loại cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Xây dựng nhà màng [nhà kiếng, nhà lưới với các thiết bị kèm theo] để tiếp nhận công nghệ [sản xuất rau công nghệ cao] và tổ chức thực nghiệm các biện
  • 8. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 8 pháp kỹ thuật [cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương], trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất. - Khi dự án đi vào sản xuất với 100% công suất, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng 80 tấn/ha rau má
  • 9. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 9 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ. Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung
  • 10. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 10 Bộ, ngoài ra một phần nhỏ [phía bắc huyện Nga Sơn] thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ. Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị. Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. I.1. Vị trí địa lý  Vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc.  Kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông.  Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình  Phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An  Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km  Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh.
  • 11. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 11 Rau má là một loại thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic. Các bộ phận trên mặt đất của cây được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI], bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 [cúm lợn], voi, lao và bệnh sán máng. Rau má cũng được sử dụng điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Thảo dược này còn được dùng chữa lành vết thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông [tĩnh mạch suy] bao gồm giãn tĩnh mạch và cục máu đông ở chân. Một số người sử dụng rau má để trị say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan [viêm gan], vàng da, lupus đỏ hệ thống [SLE], đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường và để giúp họ sống lâu hơn. Một số phụ nữ sử dụng rau má để ngừa thai, không hành kinh và khơi dậy ham muốn tình dục. Rau má đôi khi được thoa lên da để chữa vết thương và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Diện tích đất của dự án là 1 ha.
  • 12. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 12 Các hạng mục dự án bao gồm: STT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 1.000 m2 1 Khu nhà máy 100 m2 2 Khu trồng rau má 850 m2 3 Đường nội bộ 50 m2 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án được xây dựng tại Thôn Quỳ Thắng, Vạn Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. TT Nội dung Diện tích [m²] Tỷ lệ [%] 1 Khu nhà máy 100 10% 2 Khu trồng rau má 850 85% 3 Đường nội bộ 50 5% Tổng cộng 1.000 100%
  • 13. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 13 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án STT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 1.000 m2 1 Khu nhà máy 100 m2 2 Khu trồng rau má 850 m2 3 Đường nội bộ 50 m2 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
  • 14. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 14 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật. II.1. Quy trình trồng rau má hữu cơ 1. Đất đai: - Đất trồng rau má tốt nhất là đất phù sa giàu mùn, tơi xốp, giữ nước giữ phân tốt, hoặc đất cát pha. - Đất không bị ô nhiễm, đảm bảo tiêu chuẩn quy định chung khi sản xuất rau an toàn. 2. Nguồn nước: - Nước không ô nhiễm kim loại nặng và các sinh vật gây bệnh. - Sử dụng nước tưới là nước sạch: Giếng khơi, giếng khoan. - Nguồn nước tưới phải được giám sát hàng năm [đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN 6733: 2000]. 3. Giống: - Sử dụng giống rau má bản địa, có 2 loại: rau má xanh có thân lá màu xanh và rau má tía [thân lá tía]. Rau má tía ăn thơm ngon, đắng hơn rau má xanh. Chọn 3 tốt [ruộng tốt, đám tốt, cây tốt], không bị sâu bệnh. - Cây đã bò trên luống hoặc mọc thành bụi, có nhiều dây là tốt nhất. Lượng giống 20-25 kg/sào. 4. Thời vụ: - Vụ chính: Trồng tháng 9-4 để lợi dụng độ ẩm và nền nhiệt thấp, mát mẻ trong mùa mưa. - Vụ trái: Tháng 4-8 nhưng phải che chắn, giữ ẩm [bán được giá hơn vì rau má có thể chịu được mưa, lạnh và nhiệt độ cao trong mùa nắng nóng 30-35oC] 5. Làm đất: - Đất được cày bừa kỹ, bằng phẳng, sạch cỏ, phân thành những luống hoặc băng rộng 3-4 m, cao 5-10 cm để thoát nước. Nếu ruộng cao thoát nước tốt, không cần lên luống vì để như thế rau má bò dày đều trên ruộng, tác dụng giữ ẩm và chống cỏ dại tốt hơn. 6. Kỹ thuật trồng: - Cây giống đem trồng là những đoạn thân có từ 2-3 mắt đốt trở lên hoặc cả cây [thân, lá, rễ]. - Phân bón trộn đều trong đất trên luống, lấp một lớp đất rồi trồng với khoảng cách 10cm x 10cm hoặc rạch các rãnh ngang trên luống, rãnh cách rãnh 10cm, lấp một lớp đất mỏng.
  • 15. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 15 - Trồng cây trên rãnh, cây cách cây 10cm, lấp đất, ấn chặt gốc, tưới nước giữ ẩm, phủ luống bằng rơm để giữ ẩm và chống mưa to, cỏ dại. 7. Bón phân và chăm sóc: Yêu cầu về phân bón: - Toàn bộ phân chuồng phải ủ hoai mục và phân hữu cơ sinh học được dùng để bón lót, tuyệt đối không được sử dụng phân tươi, phân chưa hoai mục. - Chế độ bón phân cho rau má là cây rau cần rễ phát triển nhiều, bò nhanh nên phải bón thêm lân và tro bếp để cây sinh trưởng nhanh và tăng chất lượng cho rau. Lượng phân bón: Phân bón/500m2 [đối với ruộng trồng mới] Loại phân Tổng lượng bón kg/500m2 Lượng bón lót [%] Lượng bón thúc [%] Đợt 1 Đợt 2 Phân chuồng hoai mục 500 100 0 0 U rê 6 20 40 40 Lân supe 15 100 0 0 Kali sulphat 4 30 30 40 Vôi bột 100 100 0 0 Chăm sóc và bón phân ruộng rau trồng mới: - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân hoặc phân hữu cơ vi sinh, 20% đạm, 30% kali, toàn bộ vôi bón lúc làm đất. - Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 ngày khi rau má ra lá mới rộ: Phân U rê 3% [30 gam/bình 10 lít] hoặc bón vào đất 3 kg/sào [500m2], bón thúc phân kết hợp với xới đất, làm cỏ vun gốc. - Bón thúc lần 2: Sau khi thúc lần 1 từ 15-20 ngày, bón thúc phân kết hợp với xới đất, làm cỏ vun gốc. + Có thể bón NPK thay thế phân đơn, lân hữu cơ vi sinh thay lân super [20 kg/sào]. + Phủ luống giữ ẩm và phòng cỏ dại.
  • 16. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 16 Chăm sóc và bón phân ruộng rau đã thu hoạch: - Sau mỗi đợt thu hoạch bón thúc phân đạm U rê [3 kg/sào] và Kali [1,6 kg/sào], phân chuồng hoai mục, phân sinh học để cây sinh trưởng khỏe, mọc dày, nhiều lá. Tưới nước và xới xáo, làm cỏ. - Phun thêm phân bón lá Vườn sinh thái, Atonnic hay Humat cho rau 10 ngày 1 lần có thể tăng năng suất lên 30-50% mà vẫn đảm bảo chất lượng. - Bón thêm tro bếp khoảng 0,5-1 tạ/sào để rau má có lá dày, ít sâu bệnh [nếu thiếu phân chuồng nên bón thêm mùn rơm rạ mục 3-5 tạ/sào, phân bón sinh học]. - Kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày để tránh thừa lượng nitrat trong rau. - Sử dụng các sản phẩm sinh học và có nguồn gốc sinh học như Trichomix, Biogro, men vi sinh EM2 để cải tạo đất và tăng khả năng chống chịu của cây trồng. 8. Phòng trừ sâu bệnh hại: - Sâu xanh ăn lá: + Cày ải phơi đất để diệt sâu non và nhộng. + Vệ sinh đồng ruộng. + Luân canh cây trồng [ngô, lúa]. + Sử dụng thuốc theo hướng dẫn khi mật độ sâu cao. - Sâu ăn đọt: + Phát hiện sâu sớm. + Diệt sâu. + Phun thuốc sớm. - Bệnh đốm lá:
  • 17. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 17 + Vệ sinh đồng ruộng thông thoáng. + Sử dụng thuốc trừ bệnh. * Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh: - Khi có sâu bệnh cần trao đổi với cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật để xử lý đúng phương pháp và hiệu quả. - Các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây rau má phải nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Các loại thuốc sử dụng khi phun phải tuân thủ đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì về liều lượng và thời gian cách ly. 9. Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch: - Thời gian từ trồng đến thu lứa chính đầu tiên từ 3-5 tháng [trước đó có thể thu tỉa để cho rau phát triển đều trên luống]. Các lứa sau tùy theo tình hình, khoảng một tháng một lần. Yêu cầu chất lượng: - Thu rau đúng độ chín [đảm bảo năng suất, chất lượng], loại bỏ lá già, héo, bị sâu bệnh. Cắt rau má vào buổi chiều mát, rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước khi đưa đi tiêu thụ. 10. Ghi chép dữ liệu: - Người sản xuất phải ghi chép dữ liệu về từng công đoạn sản xuất và thời tiết khí hậu để dễ dàng kiểm tra và giải quyết khi có yêu cầu. Các nội dung cần ghi chép:
  • 18. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 18 + Phân bón: mua ở đâu, nhà sản xuất, loại phân bón, lượng phân bón, thời gian bón, người bón, thời gian cách ly của phân. + Thuốc BVTV: mua ở đâu, nhà sản xuất, loại thuốc, đối tượng sâu bệnh, lượng thuốc sử dụng, thời gian phun, người phun, thời gian cách ly của thuốc. + Thu hoạch: thời gian, lô thửa, phân loại rau, thị trường. II.2. Quy trình sơ chế rau má hữu cơ Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu rau VietGap Rau má hữu cơ có nguồn gốc từ trang trại sinh học, mỗi lô được chia đều thành nhiều luống nhỏ và được quản lý thông qua nhật ký thu hoạch và chăm sóc rau theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng cũng như năng suất tốt nhất. Nhân viên tham gia sản xuất rau phải được tập huấn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, kiến thức chăm sóc và thu hoạch rau và được trang bị đầy đủ dụng cụ, đồ bảo hộ lao động. Thời điểm thu hoạch lá rau hiệu quả nhất là vào buổi sáng, rau diếp cá, rau má không được quá già cũng không được quá non, phải phát triển ở một giai đoạn nhất định mới có thể mang lại chất lượng bột tốt nhất. Thông thường, chu kỳ thu hoạch rau khoảng từ 30-35 ngày, thời điểm này thân rau có màu xanh non, thân cao khoảng 7 – 10cm, lá rau có đường kính khoảng 3 cm.
  • 19. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 19 Bước 2: Sơ chế nguyên liệu Trong quá trình thu hoạch, rau được đựng trong bao cách ly để tránh tiếp xúc với đất và các tác nhân bên ngoài. Rau tươi được sơ chế một cách thật kỹ càng tại trang trại. Loại bỏ rễ, lá héo, úa, bị dập nát hoặc những loại cỏ dại bị lẫn tạp trong khi thu hoạch. Sau đó rau diếp cá sẽ được chuyển đến nhà máy và sẽ tiếp tục được xử lý. Sau công đoạn sơ chế, rau được rửa trực tiếp dưới nguồn nước thủy cục và loại bỏ tạp chất có trong rau tươi, công đoạn này được tiến hành theo đúng quy trình 5 bước của tiêu chuẩn cơ sở đã đăng ký. Tiếp theo, rau tươi được ngâm trong bể rửa khử trùng, để loại bỏ vi khuẩn và vi sinh vật gây hại nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là công đoạn đòi hỏi nhiều yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nhất. Bước 3: Sấy khô rau Rau tươi sau khi trải qua công đoạn rửa, loại bỏ tạp chất sẽ được đưa vào hệ thống băng chuyền để chuyển đến khu vực sấy lạnh tiệt trùng. Rau tươi được trải đều trên băng chuyền trước khi đến cửa vào của hệ thống sấy lạnh tiệt trùng. Ở cửa ra của hệ thống sấy rau phải đảm bảo là rau má và được cách ly với môi trường bên ngoài của hệ thống sấy, công đoạn này nhằm đảm bảo rau được tiệt trùng và tránh bị hồi ẩm.
  • 20. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 20 Rau được làm khô bằng phương pháp sấy lạnh tiệt trùng hiện đại. Phương pháp sấy lạnh này có ưu điểm vượt trội là: giữ được màu sắc xanh tươi, mùi vị thơm ngon của rau và điều quan trọng nhất là bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Đồng thời, loại bỏ toàn bộ giun sán và ký sinh trùng nguy hại có trong rau tươi. Bước 4 : Đóng gói
  • 21. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 21 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Diện tích đất sử dụng cho dự án 1ha. - Hình thức: thuê đất 50 năm. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. II. Các phương án xây dựng công trình. Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị STT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 1.000 m2 1 Khu nhà máy 100 m2 2 Khu trồng rau má 850 m2 3 Đường nội bộ 50 m2 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống III. Phương án tổ chức thực hiện. Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng nhà máy và khai thác dự án khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này.
  • 22. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 22 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. - Lập và phê duyệt dự án trong IV/2019 - Tiến hành xây dựng lắp đặt thiết bị trong I/2020 - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
  • 23. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 23 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ I. Đánh giá tác động môi trường. Giới thiệu chung: Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận, vì vậy chúng tôi đã kết hợp cùng Dự Án Việt để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.  Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.  18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.  Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ- CP [Phần phụ lục] & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.  Nghị định 21/2008/NĐ-CP N sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP  Nghị định 80/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
  • 24. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 24  Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNM.  Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT.  Thông tư 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.12/2006  Quyết định 13/2006/QĐ-BTNMT Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM] và Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.  Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT Ban hành danh mục chất thải nguy hại.  TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN 05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. II. Tác động của dự án tới môi trường.
  • 25. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 25 Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh. Chúng tôi đã kết hợp cùng đơn vị Dự án Việt để dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau: - Giai đoạn thi công xây dựng. - Giai đoạn vận hành. - Giai đoạn ngưng hoạt động. II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm Nước: Nước được dùng dạng tưới phun sương để giữ ẩm cho nguyên liệu trong quá trình phối trộn và đảm bảo độ ẩm tạo môi trường sống cho các chủng vi sinh vật hoạt động. Qui trình sản xuất phân hữu cơ không phát sinh nước thải ra môi trường. Khói bụi: Tất cả các sản mùn thực vật có độ ẩm rất cao từ 15 -30% ẩm, đây là độ ẩm cần thiết cho vi sinh vật tồn tại và hoạt động. Nên ngay cả quá trình sấy cũng không phát sinh khói bụi ra môi trường, việc sấy sản phẩm chỉ là làm nóng để làm khô nguyên vật liệu đầu vào. II.2. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau: Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó
  • 26. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 26 phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp. Chất thải khí: Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là: - Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường. - Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau: - Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi. - Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di chuyển. - Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt.... II.3. Kết luận:
  • 27. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 27 Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài.
  • 28. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 28 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. Bảng tổng mức đầu tư của dự án [1.000 đồng] STT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền I Xây dựng 1.000 m2 - 318.000 1 Khu nhà máy 100 m2 700 70.000 2 Khu trồng rau má 850 m2 50 42.500 3 Đường nội bộ 50 m2 110 5.500 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể Hệ thống 70.000 2 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 50.000 3 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 80.000 II Thiết bị 157.000 1 Máy sấy lạnh nhỏ 1 Máy 12.000 12.000 2 Bồn rửa 1 Máy 12.000 12.000 3 Bàn sơ chế 1 Máy 15.000 15.000 4 Máy hàn miệng túi 1 Máy 18.000 18.000 5 Hệ thống tưới tự động 1 HT 100.000 100.000 III Chi phí quản lý dự án 2,763 [GXDtt+GTBtt] * ĐMTL%*1,1 13.124 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 99.127 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,431 [GXDtt+GTBtt] * ĐMTL%*1,1 2.047 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,719 [GXDtt+GTBtt] * ĐMTL%*1,1 3.415
  • 29. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 29 STT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,798 GXDtt * ĐMTL%*1,1 2.536 4 Chi phí lập HSMT, HSDT mua sắm vật tư, thiết bị 0,302 Giá gói thầu TBtt * ĐMTL% 474 5 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, đánh giá nhà thầu 0,388 Giá gói thầu XDtt * ĐMTL%*1,1 1.234 6 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,57 GXDtt * ĐMTL%*1,1 8.160 7 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,803 GTBtt * ĐMTL%*1,1 1.261 8 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 80.000 VII Vốn lưu động 100.000 VIII Dự phòng phí 2% 13.745 Tổng cộng 700.996
  • 30. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 30 II. Cơ cấu và Tiến độ vốn thực hiện dự án. ĐVT: 1.000 đồng STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng Năm 0 I Xây dựng 318.000 318.000 - 318.000 1 Khu nhà máy 70.000 70.000 - 70.000 2 Khu trồng rau má 42.500 42.500 - 42.500 3 Đường nội bộ 5.500 5.500 - 5.500 Hệ thống tổng thể - - - 1 Hệ thống cấp nước tổng thể 70.000 70.000 - 70.000 2 Hệ thống cấp điện tổng thể 50.000 50.000 - 50.000 3 Hệ thống thoát nước tổng thể 80.000 80.000 - 80.000 II Thiết bị 157.000 157.000 - 157.000 1 Máy sấy lạnh nhỏ 12.000 12.000 - 12.000 2 Bồn rửa 12.000 12.000 - 12.000 3 Bàn sơ chế 15.000 15.000 - 15.000 4 Máy hàn miệng túi 18.000 18.000 - 18.000 5 Hệ thống tưới tự động 100.000 100.000 - 100.000 III Chi phí quản lý dự án 13.124 13.124 - 13.124 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 99.127 99.127 - 99.127 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2.047 2.047 - 2.047 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 3.415 3.415 - 3.415 3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 2.536 2.536 - 2.536 4 Chi phí lập HSMT, HSDT mua sắm vật tư, thiết bị 474 474 - 474 5 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà 1.234 1.234 - 1.234
  • 31. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 31 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng Năm 0 thầu, đánh giá nhà thầu 6 Chi phí giám sát thi công xây dựng 8.160 8.160 - 8.160 7 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1.261 1.261 - 1.261 8 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 80.000 80.000 - 80.000 VII Vốn lưu động 100.000 100.000 - 100.000 VIII Dự phòng phí 13.745 13.745 - 13.745 Tổng cộng 700.996 700.996 - 700.996 Tỷ lệ [%] 100% 100% 0% 100,00% III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 1. Tổng mức đầu tư :700.996.000 đồng [Bảy trăm triệu chín trăm chín mươi sáu nghìn đồng]. Trong đó: + Vốn tự có [tự huy động] :700.996.000 đồng. + Vốn vay tín dụng :0 đồng. STT Cấu trúc vốn [1.000 đồng] 700.996 1 Vốn tự có [huy động] 700.996 2 Vốn vay Ngân hàng 0 Tỷ trọng vốn vay 0,00% Tỷ trọng vốn chủ sở hữu 100,00% 2. Dự kiến nguồn doanh thu của dự án. [1.000 đồng] - Thu từ rau má hữu cơ đóng gói Các nguồn thu thể hiện rõ trong bảng tổng hợp doanh thu của dự án. [Phụ lục 3] Dự kiến đầu vào của dự án:
  • 32. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 32 Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục 1 Chi phí quảng cáo sản phẩm 1% Doanh thu 2 Chi phí khấu hao TSCD "" Bảng tính 3 Chi phí bảo trì thiết bị "" Tổng mức đầu tư thiết bị 4 Chi phí khác 1% Doanh thu 5 Chi phí lương "" Bảng tính 6 Chi phí trồng rau má 45% Doanh thu Chế độ thuế % 1 Thuế TNDN 20 III.2. Phương án vay. - Dự án không sử dụng vốn vay. III.3. Các thông số tài chính của dự án. 3.1. Mức lương trung bình của nhân viên [1.000 đồng] Hạng mục Số Lượng Mức lương/tháng Mức lương/năm Tổng Giám Đốc 1 12.000 144.000 144.000 Phòng kế toán - - Trưởng phòng kế toán 1 7.000 84.000 84.000 Phòng sản xuất, kinh doanh - - Công nhân viên 10 6.000 720.000 720.000 Bảo vệ 1 6.000 72.000 72.000 TỔNG 13 1.020.000 1.020.000 Hạng mục Giải trình Tổng lương 1.020.000 BHYT,BHXH [21,5%] 219.300 Tổng cộng 1.239.300 Dự án khai đã thác được thế mạnh về điều kiện đất đai, kinh tế - xã hội, đúng theo quy hoạch của địa phương và tỉnh đã phê duyệt. Bên cạnh đó, dự án cũng
  • 33. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 33 góp phần giải quyết và tạo ra công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, nâng cao thu nhập của người dân và ổn định cuộc sống. Dự án góp phần đem lại một phần nguồn thu cho chủ đầu tư đồng thời cũng giúp tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua nguồn thuế từ hoạt động của dự án và các loại phí, lệ phí. Đẩy mạnh việc thông thương, góp một phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thực hiện đúng chủ trương, quy hoạch của tỉnh. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của dự án cho thấy tính hiệu quả của dự án mang lại, tạo ra giá trị thặng dư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV > 0; IRR > tỷ suất chiết khấu. là các minh chứng cho thấy tính hiệu quả cao về mặt kinh tế của dự án. 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay. KN hoàn vốn = [LN sau thuế + khấu hao]/Vốn đầu tư. Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án [phần phụ lục] thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 29,75 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 29,75 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn giản đơn [T]: Theo [Bảng phụ lục tính toán] ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư . Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5 Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư. Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động.
  • 34. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 34 3.4. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 5,2 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 5,2 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu [Tp] [hệ số chiết khấu 7%]. Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 7 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 6 Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư. Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 7 tháng tính từ ngày hoạt động. 3.5. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần [NPV]. Trong đó: + P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất. + CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao. Hệ số chiết khấu mong muốn 7%/năm. Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 2.940.982.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 2.940.982.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao. 3.6. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR]. P tiFPCFt PIp nt t     1 ]%,,/[     Tpt t TpiFPCFtPO 1 ]%,,/[     nt t tiFPCFtPNPV 1 ]%,,/[
  • 35. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 35 Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 23,396% > 7% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời. 3.7. Phân tích hiệu quả của toàn dự án khi thay đổi qua phương án mới STT Các chỉ tiêu kinh tế Đơn vị Giá trị 1 Tổng vốn đầu tư 1.000 đồng 700.996 2 Lợi nhuận bình quân Triệu đồng 405.024 3 Giá trị hiện tại thuần [NPV] 1.000 đồng 2.940.982 4 Thời gian thu hồi vốn 5 năm 7 tháng 5 Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ [IRR] % 23,396 6 Doanh thu bình quân hàng năm Tỷ đồng 3.032.245 7 Nộp ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm Triệu đồng 102.473 Dự án có IRR = 23,396%> 7.% , NPV > 0, vì vậy, dự án có hiệu quả về kinh tế và hoàn toàn khả thi.
  • 36. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 36 KẾT LUẬN I. Kết luận. Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau: + Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế. + Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình 100 triệu đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án. + Hàng năm giải quyết việc làm cho lao động của địa phương, giúp ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân. Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế”. II. Đề xuất và kiến nghị. Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy định. Để dự án sớm đi vào hoạt động.
  • 37. rau má hữu cơ Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 37 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. Phụ lục 4 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. Phụ lục 5 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án Phụ lục 6 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần [NPV] của dự án. Phụ lục 7 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR] của dự án.

Chủ Đề