Giáo án Dạy hát Đi học về nhà trẻ

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề âm nhạc - Đi học về - Tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Đi học về - Tiết 1 Dạy hát: Đi học về Vận động theo nhạc: Múa minh hoạ bài "Đi học về" Nghe hát: Cháu yêu bà Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi I. Mục đích - Yêu cầu * Dạy hát - Trẻ hát đúng, chính xác, rõ lời bài "Đi học về", phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc - Giáo dục trẻ khi đi học phải biết chào, khi đến lớp cũng phải biết chào. * Vận động - Trẻ thực hiện vận động chính xác nhịp nhàng theo cô bài "Đi học về" - Phát triển khả năng nghe nhạc và vận động theo nhạc * Nghe hát - Trẻ làm quen với giai điệu bài hát "Đi học về" - Phát triển khả năng nghe nhạc và phát triển chú ý có chủ định - Giáo dục trẻ lắng nghe cô hát từ đầu đến cuối bài hát. Trẻ biết nghe và làm theo yêu cầu của cô * Trò chơi âm nhạc - Dạy trẻ hiểu luật chơi - Phát triển tai nghe âm nhạc và phát triển trí nhớ - Trẻ đoán được bạn nào hát - Rèn khả năng tập trung chú ý II. Chuẩn bị - Đàn organ, máy cassette, đội hình tự do III. Tiến trình giờ học * Ổn định giới thiệu - Bé ơi, thường thường đi học về, các con chào ai ? - Chào bố mẹ, ông bà - à! những ai chào bố mẹ, ông bà thì bạn đó rất ngoan. - Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình 1 bài hát nói về  bạn rất ngoan đi học về biết thưa chào, đó là bài hát "Đi học về" của tác giả Hoàng Long và Hoàng Lân * Dạy hát - Cô hát mẫu 1 lần, giới thiệu tên tác giả, tên bài hát cho cả lớp nhắc lại - Đàn cho cả lớp cùng hát 2-3 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Tổ, nhóm hát lại. * Vận động theo nhạc: Múa  minh hoạ - Bây giờ cô sẽ dạy cho lớp mình múa bài "Đi học về"     + Cô múa mẫu     + Cô giải thích từng động tác múa + làm động tác mẫu     + ĐT1: "Đi học về" hay tay đánh tự nhiên, chân giậm đều theo bài hát đến chữ "học về", nhún nhẹ 1 cái.     + ĐT2: "Em vào ... cha mẹ" 2 tay vung tự nhiên, chân giậm đều đến chữ "cha mẹ", đầu hơi gật, kết hợp nhìn nhẹ 1 cái.     + ĐT3: "Cha me ... rất ngoan" Tay trái chống hông, tay phải vẫy nhẹ theo nhịp bài hát rồi từ từ úp lên ngực vào chữ ngoan.     + ĐT4: "Mẹ âu yếm ... má em" Hai tay bắt chéo nhau, úp lên ngực vào chữ "yếm" rồi từ từ đưa 2 ngón trỏ đưa lên má vào chữ "má em"     + Cô và trẻ cùng múa 2-3 lần.     + Nhóm, tổ múa, cô sửa sai * Nghe hát - Cô thấy bạn nào hát, múa cũng đẹp cũng hay. Cô sẽ tặng lớp mình bài hát "Cháu yêu bà"     + Lần 1: Cô hát cùng với đàn     + Lần 2: Cho trẻ nghe máy, cô biểu diễn diễn cảm     + Lần 3: Cô hát lại 1 lần nữa * Trò chơi âm nhạc: "Ai đoán giỏi" - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, gọi 1 trẻ lên làm mẫu - Cho trẻ chơi từ 2-3 lần * Nhận xét - Tuyên dương  

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động âm nhạc - Dạy hát bài: “Vui đến trường” - Nghe bài hát: “Đi học” - Trò chơi âm nhạc: "Ai nhanh nhất", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động âm nhạc 
Đề tài : NDTT: Dạy hát bài: “Vui đến trường” nhạc và lời Hồ Bắc
 ( Bài hát đa số trẻ chưa biết)
 NDKH: Nghe bài hát: “ Đi học” Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lời: Minh Chính- Bùi Đình thảo.
 TCAN: " Ai nhanh nhất "
	Chủ đề: Trường mầm non
Đối tượng: Mẫu giáo Nhỡ ( 4 – 5 ) tuổi
Số lượng trẻ: 25 - 30 trẻ
Thời gian : 25 - 30 Phút .
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài hát "Vui đến trường" nhạc và lời Hồ Bắc.
- Hiểu nội dung bài hát" Vui đến trường " nói nên niềm vui của bản nhỏ ngày ngày được đến trường gặp các bạn và cô giáo, cảm nhận giai điệu vừa phải, nhịp nhàng, tình cảm của bài hát.
- Trẻ biết tên bài hát nghe “Đi học” hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi "Ai nhanh nhất "
Kỹ năng:
- Ngồi hát với tư thế thoải mái, hát với giọng tự nhiên.
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc hiện sắc thái tình cảm bài hát "Vui đến trường "
-Trẻ chú ý lắng nghe cô hát trọn vẹn bài ,nhận ra giai điệu tình cảm, vui tươi của bài hát "Đi học '', thể hiện được cảm xúc khi nghe hát.
-Trẻ khéo léo và phản ứng nhanh khi tham gia chơi trò chơi 
3.Thái độ:
-Trẻ mạnh dạn,tự tin và hào hứng tham gia vào hoạt động
- Qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ thích đi học ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, yêu quý các bạn
 II.CHUẨN BỊ
1. Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ.
- Trong lớp học rộng rãi, thoáng mát
- Đội hình dạy trẻ ngồi hình chữ U
2. Xây dựng môi trường học tập: Môi trường phù hợp với chủ đề “Trường mầm non”, sân khấu góc âm nhạc.
3. Đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ.
* Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, đàn ocgan, đài, nhạc , vui đến trường, đi học và các bài hát trong chủ đề, cô thuộc bài hát, luyện giọng hát.
* Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một mũ múa 3 tổ 3 màu khác nhau, Vòng để chơi trò chơi.
III cách Tiến hành
Thời
gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
3-4 phút
1. Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi chim ngoan đến trường : cho trẻ làm những chú chim vừa đi vừa đọc bài thơ bé đến trường rồi ngồi xuống xung quanh cô.
- Cô hỏi trẻ chúng ta vừa chơi gì?
- Cô khen trẻ và nhắc lại: chúng ta vừa làm những chú chim ngoan đến trường đến lớp đấy.
- Có một bài hát nói về bạn nhỏ sáng sớm chải răng rửa mặt sạch sẽ để đi tới trường đấy với niềm vui được gặp bạn bè và cô giáo đấy! 
- Bây giờ cô mời các bé trở về chỗ ngồi nghe cô hát nhé!
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
20 - 23 phút
2. Nội dung chính 
Hoạt động1: Dạy hát bài: “Vui đến trường” nhạc và lời Xuân Giao.
Hôm nay cô sẽ dạy các con hát bài hát vui đến trường ( sáng tác nhạc sĩ Xuân giao )
- Cô hát lần 1 không đàn ( hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả)
 - Cô hát lần 2 + kết hợp đàn:
 - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
 - Bài hát nói về điều gì?
* Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về một bạn nhỏ rất là ngoan sáng dậy sớm chải răng rửa mặt sạch sẽ để đi tới trường với niềm vui được gặp bạn bè và cô giáo đấy! 
+ Lần 3: Cô hát cùng nhạc.
- Các con hãy hát cùng cô bài hát này.
- Cô dạy trẻ hát: Cô hát chậm rõ lời và bắt giọng cho cả lớp hát cùng cô từ đầu đến cuối bài hát.
+ Lần 1: Cô bắt nhịp trẻ hát cùng cô 2-3 lần.
+ Lần 2 Cô cho trẻ hát cùng cô với đàn đệm
+ Lần 3 Cô cho trẻ hát cùng cô với đàn đệm
- Trong khi trẻ hát cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ nếu có.
* Cách sửa: 
+ Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu trọn vẹn câu hát đó rồi bắt giọng cho trẻ hát lại đến hết bài.
+ Nếu trẻ hát sai lời ca: Cô có thể đọc lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt giọng cho trẻ hát lại câu hát sai đến hết bài.
- Mời từng tổ lên hát có nhạc đệm.
- Sau đây xin giới thiệu ban nhạc “Những người bạn”, nào ai có thể lên đây biểu diễn cho cô và các bạn xem nào.
- Mời trẻ lên biểu diễn (có nhạc đệm)
- C¸c b¹n trai h¸t, c¸c b¹n g¸i h¸t
- C¸ nh©n trÎ h¸t
* Hát nâng cao.
- Cô cho trẻ hát sắc thai to - nhỏ thể hiện cảm xúc theo từng tiết nhạc nhịp nhàng, vừa phải cùng cô 2 – 3 lần.
- Cả lớp hát thể hiện động tác theo ý thích
(Cô động viên khen ngợi trẻ)
Hoạt động 2 NDKH :Nghe hát "Đi học" Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lời: Minh Chính- Bùi Đình thảo.
- Các con yêu quý! Có một bạn nhỏ người miền núi cũng rất ngoan ngoãn và thích được đi học như các con đó là bạn nhỏ trong bài hát “ Đi học” mà nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã sáng tác tặng tuổi thơ chúng mình và bây giờ cô sẽ hát tặng các con nhé!
- Cô hát lần 1 với đàn (Hỏi trẻ tên bài hát,tên tác giả )
- Cô hỏi trẻ cảm thấy bài hát như thế nào?
- Bạn nhỏ trong bài hát có ngoan không các con ?
- Giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn thích đi học vâng lời cô giáo và yêu quý các bạn của mình.
+ Lần 2: Cho trẻ nghe ca sĩ nhí hát và xem video.
+ Lần 3 : Cô cho trẻ nghe nhạc + cô múa với ô và trẻ hưởng ứng cùng với cô. 
Hoạt động 3: NDKH :Trò chơi âm nhạc "Ai nhanh nhất "
 Các con rất ngoan hát rất hay và giỏi cô sẽ thưởng các con một trò chơi hấp dẫn mang tên: " Ai nhanh nhất".
Cách chơi: Cô để 5 vòng cách xa nhau. Mời 6 đến 7 trẻ lên chơi mỗi lần. trẻ đi quanh vòng cả lớp hát các bài hát trong chủ đề khi cô vỗ nhanh xắc xô thì nhảy nhanh vào vòng mỗi bạn 1 vòng. ( Sau mỗi lượt chơi cô bỏ 1 chiếc vòng ra ngoài)
Luật chơi: Bạn nhỏ nào không có vòng thì phải nhảy lò ra khỏi cuộc chơi và cứ thế cho đến khi người cuối cùng sẽ là người dành chiến thắng. Các con đã rõ cách chơi chưa?
- Cô cho trẻ chơi. 1-2 lần
- Cô khuyến khích trẻ chơi, Cô nhận xét. 
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát cùng cô
- Trẻ hát cùng cô
- Từng tổ lên biểu diễn
- Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân
Trẻ hát cùng cô 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe và thể hiện cảm xúc riêng của mình
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng cùng cô
2-3 phút
3. Kết thúc
- Cô nhận xét khen trẻ ngợi trẻ nhắc luôn ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, yêu quý các bạn trong lớp.
- Cho trẻ cất đồ dùng nhẹ nhàng chuyển hoạt động
Trẻ nghe cô nhận xét.
Trẻ chào khách và chuyển hoạt động