Giáo an on tập học kì 2 văn 6 Cánh diều

Câu 1. Thống kể tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Câu 2. Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:

VD: Lượm [Tố Hữu]: Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Câu 3. Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện [truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn]; thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

VD: Văn bản nghị luận:

- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

Câu 4. Thống kê các văn bản văn học [truyện, thơ] đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách

[Gợi ý: Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả].

Câu 5. Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách [Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội

Xem lời giải

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC

KHỞI ĐỘNG

Hãy đọc câu chuyện sau và em có nhận xét gì về Bác?

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây lên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, tích tách đều đều...

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin vào tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không? Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: "Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận". Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc đi nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

Trích trong Bác Hồ - con người và phong cách , Sđd, t.2, tr.36-37.

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tìm hiểu chung

II. Đọc hiểu văn bản

III. Tổng kết

I. TÌM HIỂU CHUNG

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu những hiểu biết về tác giả Minh Huệ và bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Minh Huệ [Nguyễn Đức Thái- 1927]

Quê quán: Nghệ An

Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp.

1. Tác giả

Năm sáng tác: 1951

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe kể về một câu chuyện của thật của Bác khi đi chiến dịch Biên giới 1950.

2. Tác phẩm

Minh Huệ viết lại dựa trên câu chuyện có thật do người bạn là vệ quốc quân kể lại khi chứng kiến Bác không ngủ, trên đường đi chiến dịch biên giới Thu-Đông 1950.

Mạch cảm xúc chính: kể về một đêm không ngủ của Bác. Qua đó thể hiện tình cảm của Bác đối với bộ đội, dân công và tình cảm của anh đội viên đối với Bác.

Thể thơ: ngũ ngôn

Mạch cảm xúc: Kể về một đêm không ngủ của Bác  thể hiện tình cảm của Bác đối với bộ đội, dân công và tình cảm của anh đội viên đối với Bác.

PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

Bố cục

9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

7 khổ thơ cuối: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhân vật anh đội viên

Tìm các chi tiết liên qua đến hoàn cảnh xuất hiện [thời gian, không gian] của anh đội viên? Nhận xét về hoàn cảnh xuất hiện đó.

- Thời gian: trời đã về khuya.

- Không gian: mái lều tranh "xơ xác", trời mưa "lâm thâm".

 Lạnh giá, thiếu thốn, khó khăn.

THẢO LUẬN NHÓM

Trong lần đầu tiên thức dậy, anh đội viên đã thể hiện thái độ,hành động, tâm trạng như thế nào với Bác Hồ? Qua đó thể hiện tình cảm của anh dành cho Bác Hồ như thế nào?

 Trong lần thứ ba thức dậy, tâm trạng của anh đội viên đã có sự thay đổi thế nào? 

 Trong 6 khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng các yếu tố nghệ thuật nào?

a. Lần thức giấc đầu tiên

Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải, lo lắng cho sức khỏe của Bác

Nhìn và dõi theo những cử chỉ, hành động của Bác

Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp.

Thổn thức, thì thầm xúc động

- Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải [khổ 1]

- Nhìn, theo dõi những cử chỉ, hành động của Bác [Khổ 2,3,4]

+ Điệp từ  "càng" diễn tả tình thương tăng cấp

- Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp [khổ 5]

+So sánh, ẩn dụ: Bóng Bác -  ngọn lửa hồng 

 Tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác

- Thổn thức, thầm thì... [khổ 6] => Sự xúc động

 Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng của Bác

b. Lần thức dậy thứ ba

- Nghệ thuật:

+ Từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác….

+ Điệp từ "càng": diễn tả tình thương tăng cấp của anh đội viên với Bác.

+ Ẩn dụ: "Người cha": Bác như người cha của mình, của dân tộc.

+ So sánh: "Như nằm trong giấc mộng"; "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng": thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.

+ Đảo trật tự ngôn từ [Mời Bác ngủ Bác ơi/ Bác ơi! Mời Bác ngủ]: Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, lo lắng, tình cảm chân thành của anh đội viên với Bác

 diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành mộc mạc  của người đội viên với Bác.

“Lòng vui sướng mênh mông. 

Anh thức luôn cùng Bác”

 Niềm vui của anh đội viên khi hiểu được tấm lòng và sự vĩ đại của Bác.

2. Hình ảnh Bác Hồ trong đêm không ngủ:

THẢO LUẬN NHÓM

Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện hình dáng, cử chỉ, tâm trạng của Bác Hồ trong đêm không ngủ. Qua đó, em hãy nêu những suy nghĩ và cảm nhận về Bác

- Hình dáng: vẫn ngồi, lặng yên, trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc, bóng Bác cao lồng lộng

- Cử chỉ: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ

- Tâm trạng: lo lắng, không ngủ, thương đoàn dân công, mong trời sáng

→ Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.

- Lời nói: Chú cứ việc ngủ ngon, không an lòng, thương đoàn dân công 

 Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.

NHẬN XÉT:

Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ

Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.

Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.

Bác thức là một lẽ thường tình.

Nghệ thuật

- Các từ láy gợi hình.

- So sánh, ẩn dụ.

- Điệp ngữ "Đêm nay" nhấn mạnh việc nhiều đêm không ngủ.

Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

Câu thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” là nhan đề của bài thơ và lặp lại 3 lần ở các dòng 4, 35, 62. Khiến cho sự việc không ngủ được láy lại đi suốt mạch thơ và trở thành hình tượng trung tâm. Đó chính là điểm nhấn nổi bật để khắc họa hình tượng Bác Hồ trong bài thơ này.

Bài thơ đã thể hiện tình yêu thương và chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ như¬ người cha, người mẹ chăm lo giấc ngủ cho những đứa con. 

III. Tổng kết

Nội dung: - Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của bác đối với anh bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ. - Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

Ý nghĩa - Thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.

Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ. - Lời thơ giản dị, có nhiều h/a thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành. - Sử dụng từ láy tạo hình. - Sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

GIẢI CỨU RỪNG XANH

Tác giả bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là ai?

A. Minh Huệ

B. Nguyễn Du

C. Tố Hữu

D. Ngọc Huệ

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám

B. Trong thời kì chống Pháp.

C. Trong thời kì  chống Mỹ

D. Khi đất nước hòa bình

Trong lần thứ ba thức dậy, anh đội viên đã có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn thức?

A. Ngạc nhiên

B. Lo lắng

C. Xúc động, nghẹn ngào

D. Hốt hoảng, giật mình

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ?

A. Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng.

B. Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.

C. Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn đối với bộ đội và nhân dân.

D. Tinh thần vì dân, vì nước.

Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ?

A. Anh đội viên

B. Đoàn dân công

C. Bác Hồ

D. Anh đội viên và Bác Hồ

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong câu chuyện giữa đoạn trích [câu chuyện về Bác mà Minh Huệ được nghe kể] và bài thơ của Minh Huệ.

Bài thơ theo khá sát với câu chuyện mà Minh Huệ đã được nghe kể lại [nhân vật, bối cảnh, sự quan tâm và lo lắng của anh đội viên dành cho Bác, lời giải thích của Bác vì sao không ngủ,...].

Khác nhau: Nhà thơ đã thêm vào một số chi tiết: [1] Bác đi dém chăn, nhón chân để khỏi làm các chiến sĩ giật mình, qua đó khắc hoạ rõ hơn sự ân cần, yêu thương của Bác đối với chiến sĩ; [2] nhấn mạnh 3 lần anh đội viên thức dậy [tỉnh lược lần thứ 2] để cho thấy Bác đã thức trọn vẹn cả đêm dài; [3] anh đội viên thức cùng Bác để miêu tả tình cảm của anh đội viên với Bác.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật.

- Khuyến khích vẽ tranh về Bác Hồ

- Chuẩn bị bài mới: Lượm

 + Đọc bài thơ

  + Tìm hiểu nội dung qua câu hỏi SGK.

HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU!

Video liên quan

Chủ Đề