Giáo dục an toàn giao thông trong trường tiểu học

Giáo dục an toàn giao thông [ATGT] là một trong những nội dung giảng dạy được lồng ghép, tích hợp trong các giờ học đạo đức, giáo dục công dân, hoạt động ngoài trời tại các trường học trên địa bàn tỉnh từ bậc học mầm non đến THPT. Nhiều mô hình cổng trường ATGT được xây dựng, duy trì hiệu quả, giúp học sinh nghiêm túc chấp hành quy định khi tham gia giao thông.

Học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Thịnh [Nghĩa Hưng] tìm hiểu pháp luật về ATGT.

Cổng Trường Tiểu học Chu Văn An [thành phố Nam Định] trước giờ tan trường, phụ huynh đến đón học sinh đều dựng xe ngay ngắn, thành hàng lối trên vỉa hè. Ngay khi tiếng trống báo hiệu kết thúc giờ học, hàng trăm học sinh rời lớp học di chuyển ra cổng trường rất trật tự. Em Trần Ngọc Hà, học sinh lớp 5A4 cho biết: “Qua các buổi tuyên truyền cũng như sự nhắc nhở của các thầy cô giáo, mỗi khi lên xe của bố mẹ đón, chúng em đều có ý thức phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. Những bạn đi xe đạp, khi tan học phải dắt xe đi theo vạch chỉ dẫn ra ngoài cổng trường”. Việc triển khai mô hình cổng trường ATGT của Trường Tiểu học Chu Văn An đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của các bậc phụ huynh, mỗi khi đón con đã tự giác xếp xe ngay ngắn trên vỉa hè đúng nơi quy định. Học sinh được giáo dục về kiến thức và kỹ năng khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đúng cách khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông; đi xe đạp an toàn; đi đúng phần đường, làn đường và biết cách nhận biết các tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông. Qua đó, giúp các em có ý thức chấp hành khi tham gia giao thông và từng bước trở thành những tuyên truyền viên ATGT cho bạn bè, người thân. 

Trường THPT A Hải Hậu thực hiện chương trình giáo dục ATGT bằng nhiều hình thức đa dạng như: dạy kiến thức về ATGT trong tiết sinh hoạt chi đoàn, tích hợp giảng dạy về Luật Giao thông đường bộ trong môn Giáo dục công dân, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của nhà trường về Luật Giao thông đường bộ và văn hóa tham gia giao thông, trải nghiệm dự phiên tòa xét xử về tai nạn giao thông, dự các buổi tuyên truyền về ATGT, thi tìm hiểu về ATGT… Bên cạnh đó, từ năm học 2016-2017, nhà trường tổ chức dạy cho học sinh kiến thức về ATGT trong khung thời gian cố định của các tiết ngoài giờ lên lớp. Trong đó, tập trung vào nội dung: Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn và hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; các nội dung về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông; dự đoán và phòng tránh nguy hiểm thực hiện lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp. Đồng thời, trong mỗi năm học, nhà trường đều phát động học sinh tham gia các cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” do Bộ GD và ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông [Bộ Công an] và Công ty Honda Việt Nam tổ chức. Trong 4 năm tham dự, nhà trường đều đoạt được nhiều giải cao, trong đó năm học 2019-2020, đã đoạt 20 giải gồm 1 giải nhất, 11 giải ba và 8 giải khuyến khích.

Để giúp học sinh nâng cao ý thức chấp hành quy định, Sở GD và ĐT đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ tới các trường học bằng nhiều hình thức như: Liên hoan phát triển năng lực học sinh tiểu học chủ đề ATGT tại tất cả các trường tiểu học trong tỉnh; giao lưu tìm hiểu kỹ năng ATGT cho học sinh tiểu học cấp tỉnh và tham gia giao lưu tìm hiểu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp quốc gia… Tại nhiều trường học nhà trường mời cán bộ cảnh sát giao thông truyền đạt kiến thức pháp luật về ATGT, những điểm cần lưu ý khi tham gia giao thông cho giáo viên và học sinh. Qua đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp, các quy tắc giao thông đối với người đi bộ, không tụ tập trước cổng trường, không đi hàng ngang, nô đùa khi đến trường và khi tan học; nghiêm túc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm... Ở bậc tiểu học và THCS, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở học sinh khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện nhớ đội mũ bảo hiểm. Ở nhiều trường THPT trong tỉnh đã xây dựng mô hình cổng trường ATGT và hoạt động của đội thanh niên xung kích tham gia điều tiết, phân làn xe cộ trong các buổi đầu giờ và tan học, nhắc nhở các bạn thực hiện nghiêm pháp luật về ATGT, không dàn hàng ngang, hàng ba, không phóng nhanh, vượt ẩu, không sử dụng phương tiện cơ giới với phân khối lớn và nghiêm túc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Đoàn Thanh niên các nhà trường phát động phong trào giữ gìn trật tự ATGT với các khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”… Vào đầu năm học, Sở GD và ĐT chỉ đạo 100% trường tiểu học và THCS, THPT tổ chức cho giáo viên và học sinh ký cam kết thực hiện các quy định về an toàn trường học. Các trường học tiếp tục đưa nội dung giáo dục pháp luật về trật tự ATGT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với cán bộ, giáo viên và học sinh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục và bảo đảm trật tự ATGT cho học sinh; kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi không có giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi; gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ sở giáo dục có trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân vi phạm. Các trường học cũng tăng cường các biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh, có biện pháp xử lý phù hợp những trường hợp học sinh vi phạm. Đến nay, 100% trường mầm non trong tỉnh đều đã xây dựng khu sân chơi giao thông để trẻ được trải nghiệm, sớm hình thành ý thức khi tham gia giao thông; tại nhiều trường đã tận dụng ngay cả hệ thống tường bao, bảng tin để vẽ các khẩu hiệu, biển báo ATGT tuyên truyền pháp luật về ATGT; 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đã triển khai phong trào “An toàn trường học”, “Cổng trường an toàn”.

Nhờ sự chủ động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng cùng việc tổ chức giảng dạy tốt các nội dung ATGT theo quy định của các cấp học, ý thức của các em học sinh đã dần được nâng cao, tình trạng mắc lỗi khi tham gia giao thông, gây mất ATGT như không đội mũ bảo hiểm, đi không đúng phần đường… đã giảm đáng kể. Học sinh đã dần hình thành ý thức tự giác tuân thủ chấp hành luật khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện, làm cơ sở để từng bước hình thành “văn hoá giao thông” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường./.

Bài và ảnh: Hồng Minh

Giáo dục an toàn giao thông trong trường học là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp hành trang, kỹ năng cho học sinh. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng đối với mỗi cơ sở giáo dục. Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn tìm hiểu nội dung giáo dục về an toàn giao thông toàn diện cũng như những biện pháp thực hiện hiệu quả nhất.

Xem thêm: Vai trò của giáo dục

Mục lục

Trước tiên, giáo dục là một quá trình truyền thụ những kiến thức và kỹ năng cần thiết đã được chuẩn bị và lên kế hoạch trước đó nhằm mục đích thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người tiếp nhận. Ngày nay, giáo dục không còn đi theo hướng truyền thống như trước, nó trở thành một quá trình hai chiều. Ở đó, cả hai bên cùng chia sẻ và trau dồi để nâng cao kỹ năng và kiến thức.

Giáo dục an toàn giao thông là quá trình dạy và học, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông. Mục đích của giáo dục an toàn giao thông nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và quan trọng định hướng người học có những hành vi tuân thủ pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.

Trong thời đại hiện nay, giáo dục an toàn giao thông cần được phổ biến tại tất cả các cơ sở giáo dục, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Điều này nhằm xây dựng một xã hội mà ở đó tất cả mọi người đều có ý thức cao trong việc tham gia giao thông. 

Giáo dục về an toàn giao thông là một quá trình, không phải là một việc làm ngày một ngày hai. Do đó mà nó đòi hỏi thời gian và môi trường tốt nhất để hình thành nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng tham gia giao thông. Để xây dựng được một môi trường tốt nhất cho người học, không chỉ phía nhà trường mà cả xã hội cần chung tay nâng cao ý thức của chính mình.

Giáo dục về an toàn giao thông, nhất là với trẻ nhỏ, lứa tuổi mầm non, tiểu học,… phải được tích hợp đa dạng dưới mọi hình thức. Bên cạnh những kiến thức được dạy trong nhà trường, còn phải cần đến sự tác động của những hoạt động ngoại khóa, lối sống của khu dân cư, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của sách báo… 

Giáo dục cần được thực hiện từ nhỏ để học sinh có thể hình thành ý thức dần dần trở nên tự chủ trong các hành vi tham gia giao thông của mình. Chính vì vậy mà mỗi nhà trưởng, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi thầy cô giáo đều cần đặt ra những kế hoạch cụ thể để triển khai giảng dạy, giáo dục về an toàn giao thông đến cho học sinh.

>> Tìm hiểu thêm: Thực trạng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

2. Các biện pháp giáo dục an toàn giao thông

Một số biện pháp giáo dục về an toàn giao thông đối với học sinh Tiểu học bao gồm những hình thức sau.

Hình ảnh Các biện pháp giáo dục an toàn giao thông

2.1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT 

Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học. 

Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

2.2. Dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học… 

2.3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa

– Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.

– Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.

– Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.

– Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

Tìm hiểu thêm: >> Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 

Chủ Đề