Giáo trình kinh tế học chính trị mác – lê nin

GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINGIÁO TRÌNHKINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN[Tái bản có sửa chữa bổ sung]HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH QUỐC GIACÁC BỘ MÔN KHOA HỌC MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH1.Đồng chí Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Chủ tịch;2.Đồng chí Nguyễn Đức Bình, Giáo sư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trungương Đảng, phụ tránh khối Tư tưởng - Văn hóa và Khoa giáo, Phó Chủtịch;3.Đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Giáo sư, Phó tiến sĩ, Bí thư Trung ươngĐảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Phó Chủ tịch;4.Đồng chí Nguyễn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch;5.Đồng chí Nguyễn Duy Quý, Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng,Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng thư ký;6.Đồng chí Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư, Ủy viên Trung ương Đảng, Việntrưởng Viện Mác-Lênin, Ủy viên;7.Đồng chí Trần Chí Đáo, Phó giáo sư, Phó tiến sĩ, Thứ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo, Ủy viên;8.Đồng chí Trần Ngọc Hiên, Giáo sư, Phó tiến sĩ, Phó Giám đốc Học việnNguyễn Ái Quốc, Ủy viên;9.Đồng chí Trần Xuân Trường, Giáo sư, Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự, Ủy viên;10. Đồng chí Dương Phú Hiệp, Phó giáo sư, Phó tiến sĩ, Viện Khoa học xãhội Việt Nam, Ủy viên;11. Đồng chí Hà Học Hợi, Phó giáo sư, Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hóaTrung ương, Ủy viên;12. Đồng chí Nguyễn Văn Phùng, Giáo sư, Ủy viên;13. Đồng chí Đỗ Nguyên Phương, Phó giáo sư, Phó tiến sĩ, Phó Giám đốcHọc viện Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên.[Theo Quyết định số 255-CT ngày 13-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng]I.BAN BIÊN SOẠN1.GS.TS. Trần Ngọc Hiên: Trưởng ban2.GS. Trần Xuân Trường: Phó ban3.GS.TS. Đỗ Thế Tùng: Ủy viên4.PGS. Vũ Hữu Ngoạn: Ủy viên5.PGS. Hồng Giao: Ủy viên6.CN. Khổng Doãn Hợi: Ủy viên7.GS. Đào Nguyên Cát: Ủy viên8.PGS, TS. Phan Thanh Phố: Ủy viên9.PGS, TS. Nguyễn Văn Thạo: Ủy viên10. PGS, TS. Nguyễn Văn Kỷ: Ủy viên11. PGS. Đào Xuân Sâm: Ủy viênII.CỘNG TÁC VIÊN1.GS,TS. Chu Văn Cấp2.TS. Nguyễn Khắc Thanh3.TS. Nguyễn Tiến Hoàng4.TS. Hoàng Xuân Long5.TS. Vương Cường6.GS, TS. Hoàng Ngọc Hoà7.TS. Nguyễn Ngọc Hồi8.PGS, TS. Nguyễn Đình Kháng9.PGS, TS. Vũ Quang Lộc10. PGS, TS. Nguyễn Khắc Thân11. PGS, TS. Trần Văn NgọcLỜI NHÀ XUẤT BẢNĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng ta đãkhẳng định: kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số mộtđối với Đảng và cách mạng nước ta. Đảng ta vạch rõ rằng, trong thời đại ngàynay, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin có nghĩa là nắm vững bản chấtcách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng học thuyết đómột cách đúng đắn, sát hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, góp phần pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong hoàn cảnh cách mạng mới củanước ta.Những thách thức cũng như vận hội mới của thời đại cùng với sự pháttriển mạnh mẽ về mọi mặt của công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra hàngloạt vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải làm sáng tỏ về mặt lý luận để bảo vệ và pháttriển bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta xác định yêu cầu cấp bách phảiđổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học lý luậnMác - Lêmn, tiến hành biên soạn giáo trình mới về các bộ môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để có tài liệu học tập và giảng dạy thốngnhất trong toàn Đảng và trong cả nước. Ngày 13-7-1992, Chính phủ đã quyếtđịnh thành lập Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia cácbộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chi Minh.Sau một thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và biên soạn nghiêm túc, năm1999 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mônkhoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bảnChính trị quốc gia cho xuất bản lần đầu một số giáo trình các bộ môn đã biênsoạn xong. Giáo trình này được tập thể tác giả gồm các giáo sư đầu ngànhbiên soạn, do GS. TS. Trần Ngọc Hiên và GS. Trần Xuân Trường chủ biên.Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một bộ phận cấu thành của khoa họcMác - Lênin. Nó nghiên cứu các quan hệ xã hội của con người trong quá trìnhsản xuất, trao đổi, tiêu dùng của các vật chất qua các giai đoạn phát triển củalịch sử xã hội loài người, làm rõ bản chất của các quá trình và các hiện tượngkinh tế, tìm ra các quy luật vận động của nền kinh tế - xã hội.Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin được biên soạn lần này gồmba phần: Phần mở đầu; Phần thứ nhất: Phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa; Phần thứ hai: Những vấn đề lý luận và chính sách kinh tế của thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam.Giáo trình này đóng vai trò là một cái khung định hướng về những quanđiểm cơ bản cho việc giảng dạy và học tập kinh tế học chính trị Mác - Lênintrong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thế giới và của nước ta hiện nay.Đây là cuốn giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin được biên soạntrong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và toàn thế giới đangđứng trước nhiều biến đổi mới mẻ, phong phú và đa dạng; sau một thời giansử dụng nhiều vấn đề cần tiếp tục sửa chữa, bổ sung và biên soạn lại, nhất làtừ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuynhiên, do nhu cầu phục vụ các lớp học, trước mắt chúng tôi chỉ có thể chínhxác hóa lại các câu trích, chỉnh sửa các lỗi chính tả... Và tái bản cuốn sáchnày. Rất mong bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến xây dựng để chúng tatiến đến hoàn chỉnh cuốn giáo trình đầy đủ đáp ứng lòng mong mỏi của bạnđọc.Tháng 2 năm 2004NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIALỜI GIỚI THIỆUTừ đầu những năm 1990 đến nay, việc dạy và học bộ môn kinh tế họcchính trị Mác - Lênin trong hệ thống các trường đại học, các trường đảng vàđoàn thể ở nước ta gặp khó khăn. Sau khi Liên Xô sụp đổ và hệ thống xã hộichủ nghĩa tan rã, một thực tế là khó có thể dựa vào các giáo trình kinh tếchính trị được biên soạn trước đây, về cơ bản phỏng theo cuốn giáo khoakinh tế chính trị của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, nhất là phần xã hội chủnghĩa. Trong bối cảnh đó hầu như tất cả các giảng viên môn kinh tế học chínhtrị phải soạn thảo các đề cương bài giảng theo nhận thức của mình mà khôngcó một giáo trình chính thức làm chỗ dựa đáng tin cậy. Tình hình đó ảnhhưởng tiêu cực lớn đến việc dạy và học kinh tế học chính trị Mác - Lênin, đòihỏi cấp bách phải biên soạn một giáo trình chính thức mới thay thế cho cácgiáo trình cũ. Từ cuối năm 1992, theo quyết định của Hội đồng Trung ươngchỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, một ban biên soạn giáo trình kinh tế học chính trịMác - Lênin được thành lập, đến nay bộ giáo trình mời đã được biên soạnxong và ra mắt bạn đọc.Thời gian biên soạn bộ giáo trình như vậy là hơi dài, đáng lý nó phải rađời sớm hơn. Sự chậm trễ đó có những nguyên nhân thuộc về chủ quannhững người làm giáo trình nhưng bạn đọc cũng thông cảm cho những khókhăn của họ. Thông thường, viết giáo trình là làm công việc biên soạn,chuyển tải những kiến thức khoa học về cơ bản đã hình thành ổn định sangngôn ngữ sư phạm. Song, việc biên soạn Giáo trình Kinh tế học chính trịMác - Lênin những năm qua diễn ra trong một bối cánh như đã nói là khôngbình thường. Trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiều định đề, nguyên lý kinh tế chính trịMác - Lênin tưởng như đã hiển nhiên nay được đem ra xem xét, nhận thứclại. Thực tiễn thế giới và trong nước lại đặt ra biết bao nhiêu vấn đề mới.Chính vì như vậy, quá trình biên soạn giáo trình trở thành quá trình nghiêncứu và thảo luận khoa học tốn rất nhiều thời gian và công sức.Tuy nhiên, cho đến nay thành quả nghiên cứa lý luận kinh tế chính trịMác - Lênin phải nói rằng vẫn còn rất khiêm tốn. Thực ra, một Giáo trình Kinhtế học chính trị Mác - Lênin hiện đại đòi hỏi phần kinh tế chính trị về chủ nghĩatư bản phải phát triển được học thuyết giá trị thặng dư của Mác trên cơ sởtổng kết thực tiễn chủ nghĩa tư bản ngày nay; phần kinh tế chính trị về chủnghĩa xã hội phải phát triển được một hệ thống mới các phạm trù và quy luậtkinh tế về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổimới. Bộ giáo trình mới chưa đáp ứng được yêu cầu đó bởi muốn làm đượcnhư vậy cần phải có thời gian, cần phải triển khai công tác nghiên cứu lý luậncông phu và sâu rộng hơn nữa, cần cả độ chín muồi của các quá trình thựctiễn.Mặc dù có sự hạn chế đó, Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lêninxuất bản lần này có những ưu điểm có thể đáp ứng được nhu cầu cấp báchlàm nền cho việc thống nhất những quan điểm cơ bản để giảng dạy môn nàytrong hệ thống giáo dục đại học. Trước hết, giáo trình đã khẳng định nhữngnguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin đã được thực tiễn kiểmnghiệm. Cần lưu ý rằng, một số khái niệm phạm trù kinh tế chính trị Mác Lênin mà bạn đọc tưởng như không có gì mới nhưng thực ra để đưa đượcvào giáo trình đã phải trải qua một quá trình suy ngẫm, tranh luận nghiêm túcgiữa những người biên soạn giáo trình, có tham khảo rộng rãi giới lý luận kinhtế chính trị. Qua gần một thập kỷ "kiểm kê lại hành trang" lý luận của mình,mặc dù vẫn còn tiếp tục tìm tòi tranh luận nhưng giới lý luận kinh tế chính trịMác - Lênin nước ta hầu như đã thống nhất với nhau rằng, ngày nay, họcthuyết kinh tế du nhập vào nước ta có nhiều trường phái nhưng học thuyếtkhoa học nhất đúng đắn nhất vẫn là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin;đúng như vào đầu thế kỷ này, Hồ Chí Minh đã khẳng định về tính đúng đắncủa chủ nghĩa Mác - Lênin so với các học thuyết và chủ nghĩa khác. Tuynhiên, các tác giả của giáo trình không có thái độ hẹp hòi và biệt phái hoặcchiết trung chủ nghĩa đối với các trào lưu kinh tế khác. Trên cơ sở kiên địnhtính đảng của khoa kinh tế chính trị, kiên định những quan điểm kinh tế chínhtrị Mác - Lênin, các tác giả đã tiếp thu những nhân tố tích cực hợp lý trong cáctrào lưu khác và bằng cách đó làm giàu thêm cho kiến thức kinh tế học chínhtrị Mác - Lênin của chúng ta.Trình bày các nguyên lý kinh tế chính trị Mác - Lênin, các tác giả tuânthủ nguyên tắc phương pháp luận sau đây: thể hiện trung thực, chính xác tưtưởng quan điểm của chính Mác và Lênin về các vấn đề, không cắt xén, làmsai lệch nội dung của các ông, đồng thời trình bày sự phát triển của các vấnđề đó từ khi các ông qua đời cho đến nay; sự phát triển được thực hiện trongcương lĩnh và đường lối của các Đảng Cộng sản, nhất là của Đảng ta vàtrong các tác phẩm lý luận tiêu biểu của các học trò của Mác và Lênin, sựphát triển rất không đơn giản, thường trải qua đấu tranh, khắc phục nhữnglệch lạc, sai lầm. Như vậy là chúng ta đã trả lại cho Mác, Lênin cái gì củaMác, của Lênin; đồng thời làm cho học thuyết các ông sống mãi trong đờisống lý luận và thực tiễn hôm nay.Chính vì vậy mà trong phần về chủ nghĩa tư bản, giáo trình đã cố gắngtrình bày trong thực học thuyết giá trị thặng dư của Mác và học thuyết chủnghĩa đế quốc của Lênin, đồng thời vận dụng học thuyết của các ông để phântích một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa tư bản ngày nay. Trongphần mà các giáo rình trước đây là kinh tế học chính trị về chủ nghĩa xã hộithì giáo trình này tập trung vào vấn đề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam mà không thể duy trì hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế củachủ nghĩa xã hội bởi vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang thời kỳ đầu xâydựng, còn chủ nghĩa xã hội với mô hình đã từng tồn tại ở Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thì nay cần được suy ngẫm lại kỹ lưỡng, tổngkết một cách cơ bản và đầy đủ mặt thành tựu và mặt khuyết tật.Cần phải có phần thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trongGiáo trình Kinh tế học chính trị Mác Lênin để giảng dạy và học tập ở nước tavà đương nhiên đấy phải là lý luận khoa học về thời kỳ đó. Tuy nhiên, do chỗthời kỳ quá độ ở Việt Nam đang diễn ra chứ chưa kết thúc nhiều quá trình cònmới bắt đầu, sự trừu tượng hoá và khái quát hoá lý luận không thể làm mộtcách vội vã. Cho nên tuy có cố gắng tăng cường nội dung lý luận song do cósự hạn chế về mặt khách quan nên giáo trình vẫn chưa thể có được một trìnhđộ lý luận đạt tới một hệ thống phạm trù, quy luật kinh tế. Giải pháp mà cáctác giả cho là thích hợp trong tình hình đó là gắn trình bày lý luận với trình bàyđường lối, chính sách kinh tế của Đảng, gắn lý luận với thực tiễn Việt Nam.Giáo trình được viết cho đối tượng chủ yếu là những người được đàotạo cử nhân chính trị. Tuy nhiên, nhu cầu và trình độ của những người cần sửdụng giáo trình lại không giống nhau. Do đó, đối với người này thì bộ giáotrình còn giản đơn, chưa đủ độ sâu cần thiết; đối với người khác thì nội dungbộ giáo trình lại có thể quá rộng hoặc hơi cao. Vì vậy, việc phát huy hiệu quảcủa bộ giáo trình còn phụ thuộc vào việc sử dụng và khai thác nó như thế nàocủa cả thầy và trò sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, trình độ người học,quỹ thời gian dành cho môn học v.v… Ở các trường đại học khác nhau. Thídụ với Đại học kinh tế thì khác Đại học kỹ thuật, với Đại học kỹ thuật thì khácĐại học Khoa học Xã hội nhân văn v.v… Dù sao giáo trình này cũng đóng vaitrò một cái khung định hướng về những quan điểm cơ bản cho việc giảng dạyvà học tập kinh tế học chính trị Mác - Lênin trong điều kiện nước ta hiện nay.Như vậy là tình hình đòi hỏi phải có một giáo trình mới về kinh tế họcchính trị Mác - Lênin và giáo trình đã ra đời để đáp ứng yêu cầu tình thế đó.Dù cho còn có những khiếm khuyết, hy vọng rằng bộ giáo trình này đáp ứngđược về cơ bản yêu cầu tình thế trong công tác giáo dục đào tạo đại học vàrộng hơn trên mặt trận tư tưởng lý luận ở nước ta hiện nay. Các tác giả mongrằng bạn đọc có sự cảm thông và hợp tác, sử dụng và đóng góp ý kiến xâydựng cho bộ giáo trình cả về mặt nội dung và hình thức trình bày để có thểsửa chữa, hoàn thiện trong các lần xuất bản sau hoặc xa hơn phục vụ choviệc biên soạn bộ giáo trình mới khi điều kiện cho phép.BAN BIÊN SOẠNPHẦN MỞ ĐẦUChương 1: KINH TẾ HỌC CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNGI. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN KINH TẾ HỌC CHÍNHTRỊTrong những tác phẩm triết học cổ đại và trung cổ đã có nhiều tư tưởngkinh tế, trong đó có những tư tưởng thiên tài của Arixtốt, "nhà nghiên cứu vĩđại, người đầu tiên đã phân tích hình thái giá trị...". Nhưng phải tới thời kỳ tíchlũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản, môn kinh tế học chính trị mới thực sự rađời.Môn kinh tế học chính trị tư sản bắt đầu từ chủ nghĩa trọng thương. Nóthống trị tư duy kinh tế của chủ nghĩa tư bản từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII vàcòn tồn tại trong đầu thế kỷ XVIII. A.Môngcrêchiên [A.Montchrêtien] nhà trọngthương người Pháp [1575-1629], là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "kinhtế học chính trị trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế học chính trị, xuất bảnnăm 1615. Trong tác phẩm này, A.Môngcrêchiên xem kinh tế học chính trị làkhoa học về kinh tế nhà nước, nghiên cứu sự tham gia tích cực của nhà nướcvào đời sống kinh tế, sự hỗ trợ của nhà nước cho quá trình tích luỹ ban đầu.Lý luận của chủ nghĩa trọng thương là sự thử nghiệm đầu tiên việc nghiêncứu về lý luận phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời cũng làchính sách của nhà nước trong thời kỳ ra đời của chủ nghĩa tư bản. Trongthời kỳ này, tư bản thương nghiệp chiếm địa vị thống trị và thực sự chỉ có lĩnhvực lưu thông hàng hoá mang tính chất tư sản. Vì vậy, trọng tâm chú ý củachủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông và phương pháp nghiên cứu làsự khái quát có tính chất kinh nghiệm những hiện tượng trên bề mặt cuộcsống. Trong khi nhận thức đúng rằng, sự săn đuổi lợi nhuận là động lực củachủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa trọng thương lại mắc sai lầm cho rằng, nguồngốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp mà trước hết là từ ngoại thương, do đóhọ không giải thích được bản chất của lợi nhuận và của tiền tệ.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho những luận điểm củachủ nghĩa trọng thương trở nên lỗi thời. Vì theo đà phát triển của chủ nghĩa tưbản, cách thức chủ yếu để tăng thêm của cải những đơn thuần là tích luỹ tiềntệ nữa, mà là tái sản xuất mở rộng tư bản. Trung tâm chú ý của các nhà kinhtế học ngày càng chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Chủnghĩa trọng thương nhường chỗ cho chủ nghĩa trọng nông [ở Pháp].Thuật ngữ "chủ nghĩa trọng nông" do Pa.Kênê [F.Quesnay] [16941774] - người sáng lập và đứng đầu trường phái này - đưa ra. Chủ nghĩatrọng nông đặt trọng tâm của hệ thống lý luận vào sản xuất nông nghiệp.Công lao của các nhà trọng nông là chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc củacủa cải từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Nhưng, họ quan niệmmột cách hạn chế rằng, chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng. Họ ủnghộ sự thống trị không hạn chế của sở hữu tư nhân. Họ đề nghị chỉ thu thuế từsản phẩm ròng [tức là chỉ thu thuế từ chủ trang trần và chủ sở hữu ruộngđất]. Chính sách thuế này khuyến khích sự phát triển công nghiệp và thủ côngnghiệp. Họ đã phân tích một cách khoa học về tư bản cố định và tư bản lưuđộng dưới dạng tư bản ứng trước ban đầu và tư bản ứng trước hàng năm.Pa.Kênê là người đầu tiên nêu lên phạm trù "tái sản xuất" và sơ đồ tái sảnxuất trong "biểu kinh tế", mà sau này C.Mác kế thừa khi nghiên cứu lý luận táixuất và lưu thông tổng tư bản xã hội. Mặc dù là giai đoạn cao hơn so với chủnghĩa trọng thương, nhưng chủ nghĩa trọng nông còn nhiều hạn chế, đặc biệtlà chỉ giới hạn ở lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp và chưa có một kháiniệm đúng đắn về giá trị. Chủ nghĩa trọng nông nhường chỗ cho kinh tế họcchính trị tư sản cổ điển.Kinh tế học chính trị tư sản cổ điển quan niệm đối tượng của kinh tếhọc chính trị là nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của của cải, sự giàu có củacác dân tộc và sự phân phối của cải đó giữa các tầng lớp xã hội. Kinh tế họcchính trị tư sản cổ điển khẳng định, lao động sản xuất là nguồn gốc của giá trịhàng hoá, còn lợi nhuận, lợi tức địa tô là những khoản khấu trừ vào sản phẩmcủa lao động hay là vào giá trị của những sản phẩm đó. Đ.Ricácđô[D.Ricardo], tiêu biểu cho trường phái này, đã nhận rõ lợi nhuận bắt nguồn từlao động không được trả công. Vì vậy, có mâu thuẫn giữa tiền công và lợinhuận. Trường phái này cố gắng tìm hiểu những mối liên hệ bên trong, nhằmphát hiện ra những quy luật chi phối nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhưng, họmắc sai lầm là đồng nhất sản xuất tư bản chủ nghĩa với quá trình sản xuất nóichung, coi chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu, coi những đặc điểm của xã hội tưbản chủ nghĩa là thuộc tính chung của mọi giai đoạn phát triển của xã hội loàingười, các quy luật kinh tế trong chủ nghĩa tư bản là quy luật tuyệt đối vốn cócủa mọi xã hội. Vì vậy, họ không thấy được tính lịch sử đặc thù của nhữngquy luật kinh tế tác động trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.Kinh tế học chính trị tư sản cổ điển Anh mở đầu từ U.Pétti [W.Petty][1622-1687] đến A.Ximít [A.Smith] [1723-1790] và kết thúc ở Đ.Ricácđô[1772-1823]. A.Xmít là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công của chủnghĩa tư bản. Còn D.Ricácđô là nhà kinh tế của thời kỳ đại công nghiệp cơkhí của chủ nghĩa tư bản, là đỉnh cao lý luận của kinh tế học chính trị tư sảncổ điển. Từ sau A.Xmít, kinh tế học chính trị tự tách thành hai dòng chính,Đ.Ricácđô đã phát triển những yếu tố khoa học của kinh tế học chính trị cổđiển và đặt khoa kinh tế học chính trị trên những cơ sở khoa học. Trong khiđó, Mantuýt [Malthus] [1766-1834] và Gi.B. Xay [1767-1832] lại phát triểnnhững yếu tố tầm thường trong các học thuyết của A.Xmít để trở thành kinhtế học chính trị tầm thường. Đó là một loại kinh tế học chính trị tư sản, mà đặctrưng của nó là miêu tả một cách hời hợt, giả danh khoa học các hiện tượngcủa kinh tế tư bản chủ nghĩa nhằm che đậy những mâu thuẫn căn bản củachủ nghĩa tư bản và coi trọng chủ nghĩa tư bản. Gi.B.Xay là người đầu tiênmưu toan tách chính trị ra khỏi khoa học kinh tế, biến khoa học kinh tế chínhtrị thành môn học kinh tế thuần tuý, mở đường cho sự ra đời của môn kinh tếhọc là môn khoa học chỉ nghiên cứu sản xuất cái gì, sản xuất thế nào và sảnxuất cho ai, giải thích cách phân bố các nguồn lực khan hiếm giữa các yêucầu, cạnh tranh về vận dụng các nguồn lực ấy. Điều đó có nghĩa là họ chỉnghiên cứu quá trình lao động nói chung, tách rời khỏi quan hệ sản xuất xãhội.II. CÁC MÁC VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC KINH TẾ CHÍNHTRỊ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA LÊNIN1. C.Mác, Ph. Ăngghen và cuộc cách mạng trong khoa học kinh tếchính trịHọc thuyết kính tế của Mác ra đời vào giữa thế kỷ XIX. Đây là thời kỳlịch sử mà giai cấp tư sản đã giành được chính quyền, đã hoàn thành cuộccách mạng công nghiệp, đã củng cố vững chắc sự thống trị của mình, nhưng,đồng thời chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu bộc lộ những mâu thuẫn đối kháng;những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ đã phá hoại nền kinh tế tư bản chủnghĩa: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp vôsản cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước hình thành ýthức giai cấp và bắt đầu cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản. Đóhình là những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung,học thuyết kinh tế của Mác nói riêng.Kinh tế học chính trị của Mác đã kế thừa có phê phán và phát triểnnhững yếu tố khoa học trong kinh tế học chính trị tư sản cổ điển, đấu tranhvới những quan điểm của kinh tế học chính trị tư sản tầm thường, kinh tế họcchính trị tiểu tư sản, và những quan điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng.Kinh tế học chính trị do C.Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là sự thốngnhất giữa tính khoa học và tích cách mạng; là một cuộc cách mạng trongkhoa học kinh tế chính trị nó dựa trên phương pháp biện chứng duy vật côngkhai biểu hiện lập trường của giai cấp công nhân. C.Mác đã xây dựng nênhọc thuyết giá trị thặng dư - hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế mác xít,phân tích một cách khoa học, sâu sắc chế độ tư bản và đi tới kết luận về tínhhạn chế lịch sử của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó có tính quy luật bằngchế độ xã hội chủ nghĩa. Là môn khoa học biểu hiện lợi ích của giai cấp côngnhân, song tính giai cấp [tính đảng] ở đây thống nhất với tính khoa học, cụthể là:a] C.Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứulịch sử xã hội, bắt đầu từ các phạm trù kinh tế, vạch rõ sự tác động qua lạigiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - cơ sở của sự phát triển lịch sửxã hội; nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các quy luật kinh tế chiphối sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; chỉ ra quan hệgiữa người với người ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa vật với vật trong sảnxuất hàng hoá nói chung và trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nóiriêng.b] Nhờ phân biệt được sức lao động và lao động trong sản xuất hànghoá, đặc biệt là phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá[lao động cụ thể và lao động trừu tượng], C.Mác đã giải đáp được nhiều điềubế tắc trong các học thuyết của trường phái kinh tế học chính trị tư sản cổđiển Anh [thí dụ, vì san trao đổi theo đúng giá trị mà vẫn thu được giá trịthặng dư]; từ đó, C.Mác đã hoàn thiện lý luận giá trị, tìm ra nguồn gốc và bảnchất của tiền tệ phân tích tính đặc thù của sự tác động của quy luật giá trịtrong chủ nghĩa tư bản, đưa đến phát hiện về giá trị thặng dư, vạch rõ cơ chếbóc lột tư bản chủ nghĩa và những hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dưtrên bề mặt cuộc sống như lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, lợi nhuận thươngnghiệp, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa.c] Trên cơ sở phân tích tác động của các quy luật kinh tế trong nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa phê phán các quan điểm phi lịch sử của trường pháikinh tế học chính trị tư sản cổ điển, C.Mác đã vạch rõ sự phát sinh, phát triểncủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nêu lên những mặt tiến bộ, đồngthời cũng vạch ra những khuyết tật và mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, kể cảtính chất lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thếbởi một phương thức sản xuất mới, cao hơn, tiến bộ hơn, đó là phương thứcsản xuất cộng sản chủ nghĩa.2. V.I. Lênin bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế chính trị củaC.MácV.I. Lênin đã có những cống hiến to lớn vào việc bảo vệ và phát triểnchủ nghĩa Mác nói chung và kinh tế học chính trị của C.Mác nói riêng tronghoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.V.I. Lênin đã đấu tranh với phái dân tuý ở Nga và các trào lưu cơ hộitrong phong trào công nhân để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác vàphát triển kinh tế học chính trị của C.Mác bằng việc tổng kết những đặc trưngcơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền, hình thành lý luận về chủ nghĩa đếquốc; chỉ rõ sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tăng lên, dẫn đếnkhả năng thắng lợi của cách mạng vô sản, trước hết ở một vài nước, thậm chíở một nước tư bản chủ nghĩa, còn các nước khác trong một thời gian nhấtđịnh vẫn duy trì thế độ tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã chứng minh kếtluận khoa học nói trên. Sau thắng lợi đó, V.I. Lênin đã vận dụng và phát triểnlý luận của C.Mác về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người đã giải quyếtnhững nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, một nước tư bảnchủ nghĩa trung bình trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, đã đề ra chínhsách kinh tế mới [NEP], phác hoạ những đường nét cơ bản của sự quá độlên chủ nghĩa xã hội từ một nước đang phát triển.III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ HỌCCHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN1. Đối tượng của kinh tế học chính trị Mác - LêninLịch sử hình thành và phát triển môn kinh tế học chính trị cho thấynhững nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu của bộ môn này. Đốitượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông mà chủyếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu từlĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất nhưng lại chỉ giới hạn ở sản xuấtnông nghiệp. Kinh tế học chính trị tư sản cổ điển xác định kinh tế học chính trịvà khoa học khảo sát về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có có nhữngphát hiện nhất định về những quy luật kinh tế chi phối nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa, nhưng lại coi các quy luật của chủ nghĩa tư bản là tuyệt đối, là vĩnhcửu, đồng nhất sản xuất tư bản chủ nghĩa với quá trình lao động nói chungcủa loài người, phủ định tính chất lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế họchiện đại ở các nước tư bản chủ nghĩa lại tách chính trị khỏi kinh tế, biến kinhtế học chính trị thành khoa học kinh tế thuần tuý, che đậy quan hệ sản xuất vàmâu thuẫn giai cấp.C.Mác coi sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. Một mặt, bấtcứ nền sản xuất nào cũng là sự tác động lẫn nhau giữa ba yếu tố cơ bản: sứclao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, gộp lại là lực lượng sảnxuất, biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Mặt khác, việc tạo racủa cải vật chất trong mọi điều kiện bao giờ cũng là một quá trình xã hội,trong đó người với người không cô lập mà có quan hệ với nhau dưới nhữnghình thức nhất định, gọi là quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại với nhau hợp thành phươngthức sản xuất. Phương thức sản xuất gắn bó với kiến trúc thượng tầng chínhtrị và tư tưởng, với mọi hình thức sinh hoạt của con người - đặc trưng cho mỗigiai đoạn nhất định, hợp thành hình thái kinh tế - xã hội. Lịch sử loài người làlịch sử phát triển và thay thế các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trìnhlịch sử tự nhiên [vần đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở chương II].Quan điểm của C.Mác về đối tượng của kinh tế học chính trị dựa trêncơ sở quan điểm duy vật lịch sử nói trên. Trong tác phẩm Góp phần phê phánkhoa kinh tế chính trị [1859], C.Mác chỉ ra rằng, đối tượng của bản nghiêncứu này trước hết là nền sản xuất vật chất, nhưng kinh tế học chính trị khôngphải là kỹ thuật học, cũng không phải là sản xuất của những cá nhân riêng lẻtách biệt khỏi xã hội kiểu Rôbinxơn mà là nền sản xuất có tính chất xã hội.Trong tác phẩm Tư bản, C.Mác lại nhấn mạnh rằng, đối tượng nghiên cứucủa tôi là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuấtvà trao đổi thích ứng với phương thức ấy và mục đích cuối cùng của tácphẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại.V.I. Lênin cũng xác định: kinh tế học chính trị "tuyệt nhiên không nghiêncứu "sự sản xuất", mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa người vớingười trong sản xuất nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất và phê phánquan điểm cho rằng, kinh tế học chính trị là khoa học về kinh tế hàng hóa tưbản chủ nghĩa.Đối tượng của kinh tế học chính trị được hiểu theo hai nghĩa: rộng vàhẹp. Theo nghĩa hẹp, kinh tế học chính trị nghiên cứu một phương thức sảnxuất cụ thể và tìm ra quy luật vận động kinh tế của riêng nó. Còn theo nghĩarộng, kinh tế học chính trị nghiên cứu các phương thức sản xuất, tìm ra quyluật kinh tế chi phối sự vận động của các chế độ kinh tế - xã hội trong lịch sử.Về vấn đề này, Ph. Ăngghen đã viết:"Kinh tế chính trị học, theo nghĩa rộng nhất, là khoa học về những quyluật chi phối sự sản xuất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trongxã hội loài người...Những điều kiện trong đó người ta sản xuất sản phẩm và trao đổichúng, đều thay đổi tùy từng nước, và trong mỗi nước, lại thay đổi tùy từngthế hệ. Bởi vậy không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho tấtcả mọi nước và tất cả mọi thời đại lịch sử... môn kinh tế chính trị, về thực chấtlà một môn khoa học có tính chất lịch sử...; nó nghiên cứu trước hết là nhữngquy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao đổi, vàchỉ sau khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xác định ra mộtvài quy luật hoàn toàn có tính chất chung, thích dụng, nói chung, cho sản xuấtvà trao đổi".Đối tượng của kinh tế học chính trị là quan hệ sản xuất nhưng nó phảinằm trong một phương thức sản xuất nhất định nghĩa là quan hệ sản xuất vàtrao đổi được nghiên cứu gắn với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuấtnhất định, trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất. Kinh tế học chínhtrị nghiên cứu lực lượng sản xuất là nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu quanhệ sản xuất, để hiểu đúng hơn sự vận động của quan hệ sản xuất, chứ khôngnghiên cứu nội dung vật chất của lực lượng sản xuất với tư cách là quan hệgiữa người với tự nhiên. Đó là nhiệm vụ của các khoa học tự nhiên và khoahọc kỹ thuật, như vật lý, hoá học, sinh học, nông học v.v…Kinh tế học chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất, tức là nghiên cứu cơsở hạ tầng xã hội, nên cũng đề cập trong một chừng mực nhất định mối liênhệ giữa quan hệ sản xuất với kiến trúc thượng tầng, nhất là những quan hệchính trị, pháp lý có vai trò tác động quan trọng trở lại đối với quan hệ sảnxuất, đối với sự phát triển kinh tế, biểu hiện rõ nhất ở chức năng kinh tế củanhà nước trong xã hội hiện đại.Trong thư gửi Cônrát Smit [Conrad Schmidt] đề ngày 27 tháng 10 năm1890, Ph. Ăngghen viết: "Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối vớisự phát triển kinh tế có thể có ba loại. Nó có thể tác động cùng hướng - khi ấysự phát triển diễn ra nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triểnkinh tế - khi ấy thì hiện nay ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảngthời gian nhất định, hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở nhữnghướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác. Trường hợpnày rốt cuộc dẫn đến một trong hai trường hợp trên. Tuy nhiên, rõ ràng làtrong trường hợp thứ hai và thứ ba, quyền lực chính trị có thể gây tác hại rấtlớn cho sự phát triển kinh tế và có thể gây ra sự lãng phí to lớn về sức lực vàvật chất".Như vậy đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học chính trị là quan hệ sảnxuất xã hội trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với lực lượng sảnxuất và kiến trúc thượng tầng.Kinh tế học chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất nhưng không phải lànghiên cứu những biểu hiện bề ngoài của các hiện tượng kinh tế mà đi sâuvạch rõ bản chất cửa các hiện tượng và quá trình Kinh tế, để rút ra quy luậtchi phối sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, tức là rút ra các quy luật kinhtế của sự vận động của xã hội. Các hiện tượng kinh tế trong đời sống xã hộirất phức tạp, nhìn bề ngoài dường như là hỗn loạn, ngẫu nhiên. Nhưng thựcra chúng đều bị thi phối bởi những lực lượng khách quan, đó là các quy luậtkinh tế. Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ bản chất, phụ thuộcnhân quả, tất yếu, vững chắc vốn có của các hiện tượng kinh tế và các quátrình kinh tế.Quy luật kinh tế có những đặc trưng dưới đây:Thứ nhất, quy luật kinh tế là khách quan, chúng nảy sinh trong điềukiện kinh tế nhất định và tồn tại ngoài ý chí của con người. Con người khôngthể sáng tạo hay thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể phát hiện, nhận thứcvà vận dụng các quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. C.Mác viết:"Một, xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vậnđộng của nó,... cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiênhay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắnvà làm dịu bớt được những cơn đau đẻ"Thứ hai, quy luật kinh tế là quy luật xã hội, nghĩa là sự tác động củaquy luật phải thông qua các hoạt động của con người trong xã hội với nhữnglợi ích, động cơ, hoạt động khác nhau. Quy luật kinh tế tồn tại độc lập với ýthức con người nhưng không thể tách rời hoạt động của con người. Mọi hoạtđộng của con người nếu trái với quy luật kinh tế khách quan đều sẽ phải chịunhững tổn thất nặng nề.Thứ ba, hầu hết các quy luật kinh tế đều có tính lịch sử tức là không tồntại vĩnh cửu như quy luật tự nhiên. Có thể phân chia các quy luật kinh tếthành hai loại:Một là, những quy luật kinh tế đặc thù, chỉ tồn tại và hoạt động trongmột phương thức sản xuất nhất định.Hai là, những quy luật kinh tế chung, tồn tại trong nhiều phương thứcsản xuất, như quy luật giá trị.Cần phân biệt quy luật kinh tế với chính sách kinh tế. Quy luật kinh tếtồn tại khách quan. Còn chính sách kinh tế là do chủ quan con người định ratrên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế, và có thể phù hợp hay không phùhợp với quy luật kinh tế. Cho nên, không thể hành động mù quáng hoặc chủquan duy ý chí mà phải nghiên cứu nội dung, yêu cầu và tác động của cácquy luật kinh tế để đề ra đường lối và những chính sách đúng đắn nhằm đạtđược hiệu quả kinh tế cao.2. Mối quan hệ giữa kinh tế học chính trị với các khoa học kinh tếkhácKhông chỉ kinh tế học chính trị mà nhiều khoa học kinh tế khác cũngnghiên cứu các quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, traođổi và tiêu dùng. Sự khác nhau là ở chỗ, kinh tế học chính trị nghiên cứu tổnghợp và toàn diện về quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượngsản xuất và kiến trúc thượng tầng, về các quy luật kinh tế của sự vận độngcủa một phương thức sản xuất nhất định; còn các khoa học kinh tế khác:khoa lịch sử kinh tế quốc dân, kinh tế học công nghiệp, kinh tế học nôngnghiệp, kinh tế học thương nghiệp, kinh tế học lao động v.v… thì dựa trênnhững nguyên lý, những quy luật mà kinh tế học chính trị đã phát hiện ra để đisâu nghiên cứu hoặc về lịch sử phát triển kinh tế, hoặc về những nguyên lý,những quy luật vận động riêng của từng ngành kinh tế cụ thể. Như vậy, kinhtế học chính trị và các khoa học kinh tế cùng nghiên cứu các nguyên lý, cácquy luật kinh tế chi phối và sự vận động của nền kinh tế quốc dân nhưngphạm vi và giới hạn khác nhau, trong đó kinh tế học chính trị được xem là cơsở cho các khoa học kinh tế cụ thể; ngược lại, các khoa học kinh tế cụ thể bổsung và cụ thể hoá những nguyên lý và những quy luật kinh tế chung mà kinhtế học chính trị đã phát hiện ra.Kinh tế học chính trị và kinh tế học vốn là những môn khoa học cùngnghiên cứu nền kinh tế xã hội. Nhưng, trong thực tế đã có những mưu toangạt bỏ mặt chính trị, mặt bản chất của các quan hệ kinh tế mà chỉ đi sâu vàophân tích những biểu hiện kinh tế thuần túy. Đó cũng là mưu toan gạt bỏ, thủtiêu môn khoa học kinh tế học chính trị. Thực chất của mưu toan này là gạt bỏmối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là nhữnghoạt động tách rời khỏi một chế độ chính trị nhất định, che giấu những lợi íchgiai cấp khác nhau đằng sau những hoạt động kinh tế. Nếu theo quan điểmnày, người ta sẽ không nắm được bản chất của các hoạt động kinh tế. Đànhrằng, kinh tế học có những thành tựu nghiên cứa các tình huống kinh tế cụthể nhưng trong thực tế cuộc sống người ta không thể tách rời chính trị vớikinh tế. Kinh tế học chính trị là nền tảng phương pháp của các môn khoa họckinh tế cụ thể Ngược lại, kinh tế học chính trị cũng cần phải được bổ sung,phát triển trên cơ sở những thành tựu khoa học của các môn khoa học kinh tếkhác.3. Phương pháp của kinh tế học chính trị Mác - LêninPhương pháp cơ bản của kinh tế học chính trị Mác - Lênin là phươngpháp biện chứng duy vật. Phương pháp này đòi hỏi phải xem xét các hiệntượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhautrong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến trình đó sự tích lũy nhữngbiến đổi về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất. Phép biện chứng duyvật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặtđối lập. Đây chính là phương pháp mà C.Mác đã sử dụng một cách mẫu mựctrong tác phẩm Tư bản khi phân tích sự ra đời, phát triển của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa.Sự nhận thức khoa học các quá trình xã hội của kinh tế học chính trịMác - Lênin còn đòi hỏi phải dựa vào phương pháp lôgíc thống nhất với lịchsử. Sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng, xãhội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh,trong đó mọi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử làmột quá trình phức tạp và nhiều vẻ trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên,những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên, sự vận động của lịch sử là một quátrình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứucác hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển vàtiêu vong của chúng. Phương pháp lôgíc lại đòi hỏi phải tìm ra cái chung chiphối sự phát triển đó. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tiên ra lôgíc nộitại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm chonhận thức về lịch sử trở nên khoa học. Điều này thể hiện rõ trong công trìnhnghiên cứu của C.Mác về chủ nghĩa tư bản.Kinh tế học chính trị Mác - Lênin cũng vận dụng các phương phápnghiên cứu khoa học chung, như mô hình hoá các quá trình kinh tế, xây dựnggiả thuyết và tiến hành thực nghiệm; quan sát; thống kê; trừu tượng hoá khoahọc; phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; phương pháp hệ thốngv.v… Một số phương pháp nói trên đã có trước khi xuất hiện phép biện chứngduy vật, một số mới được sử dụng chưa lâu nhưng chúng đều không mâuthuẫn với phép biện chứng duy vật và quá trình nhận thức khoa học: Đó lànhững phương pháp được sử dụng cả trong khoa học tự nhiên và khoa họcxã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng dưới hình thức và giới hạn nào là tuỳthuộc vào đối tượng và tính chất của từng môn khoa học. Trong khoa học tựnhiên, để phát hiện các quy luật, để chứng minh các giả thuyết, có thể thínghiệm trong phòng thí nghiệm bằng cách tạo ra những điều kiện của quátrình nào đó dưới dạng thuần túy, không bị các nhân tố khác làm sai lệch.Nhưng trong kinh tế học chính trị, phương pháp thực nghiệm trong phòng thínghiệm không thể thực hiện được. Để chứng minh cho một tư tưởng kinh tếnào đó chỉ có thể thông qua cuộc sống thực tế với tất cả những mối quan hệxã hội hiện thực.Trong kinh tế học chính trị cũng như trong các khoa học xã hội nóichung, phương pháp trừu tượng hoá khoa học có ý nghĩa nhận thức lớn lao.Trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi phải gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ratrong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu tách ra nhữngcái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trêncơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiềnđền bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quyluật phản ánh những bàn thất đó. Thí dụ: để phát hiện bản chất của chủ nghĩatư bản có thể và cần phải trừu tượng hoá, không tính đến sản xuất hàng hoánhỏ của những thợ thủ công và nông dân cá thể, mặc dù nó vẫn tồn tại ởmức độ nhiều hay ít trong mỗi nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy nhiên,không được bỏ qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ, nhất là không được bỏ quaviệc chuyển sức lao động thành hàng hoá, vì không có quan hệ hàng hoá tiền tệ và không có hàng hoá sức lao động thì cũng không tồn tại chủ nghĩa tưbản.Vì không hiểu đúng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, nên có ýkiến cho rằng, các học thuyết kinh tế của C.Mác thiếu tính thực tiễn do sửdụng nhiều giả định khi phân tích. Thực ra, khi vận dụng một cách đúng đắnthì trừu tượng hoá là sức mạnh của tư duy khoa học, không làm cho tư duyxa rời hiện thực mà giúp hiểu rõ hiện thực ở cấp độ bản chất, hiểu quy luậtvận động của hiện thực, điều mà nhận thức cảm tính không bao giờ có thểđạt được.Như đã rõ, tư bản thương nghiệp tồn tại từ lâu, trước chủ nghĩa tư bản.Nhưng khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Mác không bắt đầu từ tư bảnthương nghiệp. Sở dĩ như thế là vì đối tượng nghiên cứu của C.Mác làphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà trong lịch sử, chủ nghĩa tư bảnra đời bằng hai cách: Thứ nhất, người sản xuất hàng hoá nhỏ vươn lên thànhnhà tư bản; thứ hai, thương nhân lúc đầu chị đón lấy sản phẩm thừa củangười sản xuất nhỏ, dần dần nắm lấy sản xuất, bằng cách gia công đặt hànghoặc trực tiếp đầu tư xây dựng xí nghiệp để có nhiều hàng hóa đưa ra thịtrường. Dù ta đời bằng cách nào trong hai cách trên đây, ban đầu, khi mớikinh doanh, quy mô xí nghiệp còn nhỏ, nhà tư bản đều đảm nhận cả sản xuấtvà lưu thông. Sau này, sự lớn lên của quy mô kinh doanh mới dẫn đến sựphân công xã hội, xuất hiện một loại nhà tư bản chuyên trách khâu lưu thông,tức là nhà tư bản thương nghiệp. Chính vì vậy, khi phân tích lôgíc, C.Mác đãgiả định rằng, tư bản công nghiệp là một thể thống nhất tức là nhà tư bảncông nghiệp đảm nhiệm cả lưu thông, cả các dịch vụ tiền tệ, thanh toán. Rồisau mới phân tích sự ra đời của tư bản thương nghiệp, của tư bản cho vay vàtín dụng ngân hàng. Đấy chính là biểu hiện của sự kết hợp chặt chẽ lôgíc vàlịch sử.4. Chức năng của kinh tế học chính tri Mác - LêninKinh tế học chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành củachủ nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với hai bộ phận kia là triết học vàchủ nghĩa xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là biểu hiện mẫu mựccủa sự vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử vào sự phân tích kinh tế. Kinhtế học chính trị Mác - Lênin thực hiện những chức năng sau đây:a. Chức năng nhận thứcKinh tế học chính trị Mác - Lênin cung cấp những tri thức về sự vậnđộng của các quan hệ sản xuất, về sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ sảnxuất với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng, về những quy luật kinhtế của xã hội trong những trình độ phát triển khác nhau của xã hội. Đó là chìakhoá để nhận thức lịch sử phát triển của sản xuất vật chất và lịch sử pháttriển của xã hội loài người nói chung, về chủ nghĩa tư bản nói riêng để giảithích các hiện tượng và quá trình kinh tế đang diễn ra trong thực tiễn; phântích nguyên nhân và dự báo triển vọng, chiều hướng phát triển kinh tế và xãhội.Những tri thức do kinh tế học chính trị cung cấp là cơ sở khoa học đểđề ra đường lối, chính sách kinh tế tác động vào hoạt động kinh tế, địnhhướng cho sự phát triển kinh tế và cũng là cơ sở để nhận thức sâu sắcđường lối chính sách kinh tế.b. Chức năng tư tưởngTrên cơ sở nhận thức khoa học về quy luật vận động và phát triển củachủ nghĩa tư bản, kinh tế học chính trị Mác - Lênin đã góp phần đắc lực xâydựng thế giới quan cách mạng và niềm tin sâu sắc của người học vào cuộcđấu tranh của giai cấp công nhân nhằm xoá bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dântộc, xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, làm cho niềm tin có mộtcăn cứ khoa học vững chắc đủ sức vượt qua khó khăn, kể cả những thất bạitạm thời trong quá trình phát triển của cách mạng. Kinh tế học chính trị Mác Lênin, cùng với các bộ phận hợp thành khác của chủ nghĩa Mác - Lênin, là vũkhí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấutranh chống áp bức bóc lột. Xây dựng chế độ xã hội mới.c. Chức năng thực tiễnGiai cấp công nhân và nhân dân lao động nhận thức các quy luật kinhtế là để thực hiện nhiệm vụ cải tạo thế giới. Các học thuyết kinh tế chính trịcủa C.Mác trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động một công cụđấu tranh giai cấp mạnh mẽ, giúp họ nhận rõ sứ mạng lịch sử của mình. Kinhtế học chính trị tuy không đưa ra những giải pháp cụ thể tho mọi tình huốngtrong cuộc sống, nhưng nó vạch ra những quy luật và những xu hướng pháttriển chung, cung cấp những tri thức mà nếu thiếu chúng sẽ không giải quyếtđược tốt những vấn để cụ thể. Khi quần chúng đã nắm vững lý luận khoa họcthì lý luận khoa học sẽ trở thành lực lượng vật chất. Tính khoa học và cáchmạng của kinh tế học chính trị Mác - Lênin là những yếu tố quyết định hànhđộng thực tiễn của người học, nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn đó, nhấtlà trong công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.d. Chức năng phương pháp luậnKinh tế học chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa họckinh tế, trong đó có các khoa học kinh tế ngành, như kinh tế công nghiệp,nông nghiệp, xây dựng, vận tải, lao động, tài chính, lưu thông tiền tệ và tíndụng... Ngoài ra, còn một loạt khoa học kinh tế nằm giáp ranh giữa các trithức ngành khác nhau, như địa lý kinh tế, nhân khẩu học v.v… Đối với cáckhoa học kinh tế nói trên, kinh tế học chính trị thực hiện chức năng phươngpháp luận, nghĩa là cung cấp nền tảng lý luận khoa học, mang tính đảng chocác môn khoa học kinh tế cụ thể.Chương 2: SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘII. SẢN XUẤT XÃ HỘI1. Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trìnhlao động sản suấta. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hộiĐời sống của nhân loại hàm chứa nhiều mặt hoạt động như kinh tế,chính trị, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Xã hội càng phát triển, cáchoạt động nói trên càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn.Không thể có các hoạt động xã hội nói trên nếu con người không tồntại. Để tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lạivà các thứ cần thiết khác. Muốn vậy, con người phải tạo ra chúng, nghĩa làphải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xãhội sẽ không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất. Bởi vậy, sản xuất racủa cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơbản nhất trong tất cả các hoạt động của con người.Sản xuất vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổicác vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu củamình. Sản xuất vật chất bao giờ cũng có tính xã hội, bởi chỉ trong những quanhệ xã hội nhất định mới có những tác động của con người vào tự nhiên, mớicó sản xuất.Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hộiloài người. Đây là một nguyên lý có ý nghĩa rất quan trọng. Nguyên lý nàygiúp ta thấy được nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi lớn từ nấc thang nàylên nấc thang khác trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người là sự thayđổi của các phương thức sản xuất vật chấtb. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuấtBất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp ba yếu tố:sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.Sức lao động và lao động

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề