Giới thiệu khái quát về huyện hoằng hóa

Hoằng Hà

Xã Xã Hoằng Hà Hành chínhQuốc gia

Việt NamVùngBắc Trung BộTỉnhThanh HóaHuyệnHoằng HóaĐịa lýTọa độ: 19°52′18″B 105°53′6″Đ / 19,87167°B 105,885°Đ

Hoằng Hà

Vị trí xã Hoằng Hà trên bản đồ Việt Nam

Diện tích4,22 km²Dân số [1999]Tổng cộng4252 ngườiMật độ1008 người/km²KhácMã hành chính15937

  • x
  • t
  • s

Hoằng Hà là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Xã Hoằng Hà có diện tích 4,22 km², dân số năm 1999 là 4252 người, mật độ dân số đạt 1008 người/km². Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009 người dân có mặt ở xã Hoằng Hà là 4.245 người với tổng số hộ, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1945.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Khái quát tình hình, địa lý – dân số - kinh tế - văn hóa, xã hội xã Hoằng Hà.

  • Đặc điểm địa lý: Xã Hoằng Hà thuộc vùng đồng bằng, nằm về phía đông bắc của Huyên Hoằng Hóa, cách trung tâm Huyện lỵ khoảng 6 km, cách của sông lạch trường khoảng 8 km trải dài theo hữu ngạn sông lạch trường và tả ngạn sông cung. Phía tây giáp xã Hoằng Đạt, phía nam giáp sông Đằng [bên kia sông là xã Hoằng Đạo], phía đông giáp sông lạch trường [bên kia sông là xã Hoằng yến], phía bắc giáp xã xuân lộc Huyện hậu lộc qua khúc sông lạch trường, xã Hoằng Hà không có núi chỉ có sông lạch trường và sông cung bao quanh phía bắc và phía đông. Với tổng diện tích tự nhiên là 409,5 ha, trong đó có 274ha đất nông nghiệp.
  • Đặc điểm dân số: Theo điêu tra dân số ngày 1/4/2009 người dân có mặt ở xã Hoằng Hà là 4.245 người với tổng số hộ, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1945. Riêng ngọc đỉnh trước kia chưa đến 500 người mà nay đã có 327 hộ với 1.456 người chiến 1/3 dân số cả xã, tăng gấp 3 lần so với dân số ngọc đỉnh trước năm 1945.
  • Đặc điểm kinh tế: Bất cứ ở đâu khi nói đến nghề mộc Đạt tài thì ai cũng biết. Từ một tốp thợ ngoài Bắc vào truyền nghề cho, rồi về sau trò lại giỏi hơn thầy, tiếng thơm ngày một lan xã, thợ mộc Đạt tài – Hoằng Hà, không chỉ giỏi làm nhà, làm đình, chùa, nghè, miếu, làm nhà thánh, làm cung điện, không chỉ trong tỉnh, ngoài tỉnh và đến cả kinh đô.

Khi tổng đốc Thanh Hóa vương duy trinh, đi công cán qua đây cũng để lại đôi câu đối đề ở văn chỉ làng Đạt tài như sau. Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục Thánh phù công dụng đạt tài năng Dịch nghĩa là: Trời phú thông minh Hoằng Hóa tiến phát Thánh phò công dụng Đạt tài lừng danh

  • Đặc điểm văn hóa – xã hội:

Làng đạt tài có 4 đình, 3 nghè, 2 chùa, 1 đền và 1 văn chỉ, ở mỗi giáp có 1 đình đó là: Đình hưng, đình tây, đình đông và đình quán, mỗi đình thường từ 5 đến 7 gian, mỗi đình dài từ 15 đến 21 mét rộng khoảng 7 mét và cao trên 3 mét. Đó là những nơi hội họp của làng vào những ngày hội lớn. + Còn 3 nghè của làng để thờ các vị thiên thần đó là: - Làng thượng, thờ ngũ vị tinh tú - Nghè tây, thờ thần khai canh - Nghè đông, thờ nhân ảnh thần + Một văn chỉ: Có tấm bia từ chỉ dựng năm 1745 vào thời Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng. Làng Hà Thái có một nghè thờ, một ngôi đình và có một chùa cũ thờ phật bà, có 1 văn chỉ. Nghè có 4 bán hương thờ các vị thánh thần như sau: - Thờ tứ vị thượng đẳng thần - Ngũ vị tinh tú bắc đẩu tinh quân - Ngọ lang tiên bòng - Và thờ Ông Lê Quang Giám [người đã hiến đất xây dựng đình nghè] Nhà thờ đức chúa Giê – su ở Làng Ngọc Đỉnh xây dựng 1915 và được tu bổ năm 1937 và 1998. Ngày nay, đây là nhà thờ lớn nhất và khang trang bề thế ở Hoằng Hóa. Đây là nơi bà con giáo dân được thả tâm hồn được thanh thản, thể hiện nét vui tươi, phấn khởi, một nét văn hóa lành mạnh của bà con theo đạo được tỏ lòng “ kính chúa – yêu nước”. Người dân sưng tội để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của mình, để họ được sống “ tốt đời, đẹp đạo”.

Nằm ở hạ lưu sông Mã, Hoằng Hóa mang truyền thống văn hóa lâu đời phong phú, đẹp đẽ của vùng đất hiếu học, kết tụ nhiều giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Nơi đã sinh thành nhiều người con ưu tú, hiến dâng cho đất nước quê hương nhiều công tích đáng trân trọng. Truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào ấy vẫn xuyên suốt theo thời gian nhờ sự quan tâm, chăm lo phát triển của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Ngày nay, nhắc đến Hoằng Hóa người ta vẫn nghĩ ngay đến một vùng đất học tiêu biểu của miền xứ Thanh văn vật.

Điều này được minh chứng bởi những thành tích cụ thể, đó là chất lượng giáo dục đại trà có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn duy trì bền vững, đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn với nhu cầu xã hội…Tỷ lệ huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đến trường đạt 74,3%, trẻ suy dinh dưỡng 2,7%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS 99,7%, THPT đạt 99,6%. Tỷ lệ học sinh đậu đại học hàng năm đều tăng, năm 2016 đạt 49%. Mỗi năm luôn có 2-3 học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi vào các trường đại học, có 1-2 trường nằm trong tốp 200 trường THPT trong toàn quốc có tỷ lệ học sinh đậu đại học cao nhất. Năm học 2015-2016, Hoằng Hóa là một trong những đơn vị có nhiều học sinh đạt 27 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia: THPT Lương Đắc Bằng có 08 học sinh; THPT Hoằng Hoá 2 có 04 học sinh; Hoằng Hoá 4 có 03 học sinh. Tiêu biểu là các em: Lê Thị Duyên THPT Hoằng Hóa 4 [28.0], Nguyễn Thị Mai THPT Hoằng Hóa 2 [27.85], Trịnh Văn Lực THPT Hoằng Hóa 2 [27.8], Lê Thiệu Quyết THPT Hoằng Hóa 4[27.75], Lê Duy Hảo THPT Hoằng Hóa 2[27.5],

Ngành giáo dục Hoằng Hóa tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục mũi nhọn bền vững. Nhiều năm liền, huyện Hoằng Hóa luôn trong tốp 3 đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc học THCS; các trường THPT Lương Đắc Bằng, THPT Hoằng Hóa IV luôn trong tốp 10 trường dẫn đầu toàn tỉnh. Mỗi năm học, có hàng trăm học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, hàng nghìn học sinh đạt giải cấp huyện. Riêng năm học 2015-2016, toàn huyện có 8 học sinh đạt giải cấp quốc gia [Tiểu học 3 giải, THCS 3 giải, THPT 2 giải], 593 học sinh đạt giải cấp tỉnh [Tiểu học 128 giải, THCS 166 giải, THPT 289 giải, BTTHPT 10 giải], 2550 học sinh đạt giải cấp huyện. Đặc biệt, chất lượng giáo dục mũi nhọn không những thể hiện rõ ở những trường đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao mà còn có sự chuyển biến ngay cả ở những trường còn khó khăn về cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục thường xuyên cũng được nâng lên. Việc học của người lớn được coi trọng; hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ngày càng đi vào chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Quỹ Khuyến học ở Hoằng Hóa đã và đang trở thành quỹ xã hội, tạo nguồn lực vật chất và sức mạnh tinh thần để chăm lo cho việc học, trợ giúp con em hộ nghèo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Từ khi Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/HU ngày 14-8-2012 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa về phát triển GD&ĐT giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020 ban hành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân Hoằng Hóa đã phát huy cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện nhà với các mục tiêu theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện. Chất lượng đội ngũ những người làm công tác quản lý và giảng dạy không ngừng được nâng lên. Toàn ngành có hơn 3000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, giáo viên có trình độ đạt chuẩn là 100%, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn: Mầm non 70.9%; Tiểu học: 85,7%; THCS: 78.5%; THPT: 19,56%; có 10% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 43% giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 68% giáo viên giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Việc giảng dạy luôn gắn trang bị kiến thức với rèn luyện đạo đức, giáo dục lịch sử, truyền thống quê hương, đất nước, hình thành kỹ năng sống cho học sinh, chú trọng việc dạy và học ngoại ngữ, tin học trong các nhà trường. Đặc biệt, việc rà soát, đánh giá chất lượng, ưu tiên sắp xếp đội ngũ giáo viên cho các trường trọng điểm của từng cấp học như Trường Mầm non Thị trấn Bút Sơn, Hoằng Thịnh, Hoằng Hợp, Tiểu học Hoằng Quý, Lê Tất Đắc, Lê Mạnh Trinh, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ, Tố Như, Hoằng Quý… được thực hiện đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, quốc gia, huyện Hoằng Hóa vinh dự, tự hào có nhiều em trước đây học tập từ trường THCS Nhữ Bá Sỹ-TTBS đã đạt thành tích xuất sắc tô điểm thêm truyền thống hiếu học của quê hương như: em Nguyễn Ngọc Hưng [xã Hoằng Phúc] Huy chương Đồng Olimpic châu Á Thái Bình Dương môn Toán [1997]; Nguyễn Phi Lê [xã Hoằng Lộc] Huy chương Bạc quốc tế môn Toán; em Lê Đình Hùng [xã Hoằng Trạch] Huy chương Bạc quốc tế môn Toán[2001]; Em Lê Xuân Mạnh [xã Hoằng Thịnh] huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Tin học; Em Nguyễn Huy Dũng [xã Hoằng Đức] đạt giải Nhất môn Toán lớp 12 quốc gia, em Lê Quang Dũng [xã Hoằng Minh] 2 lần đạt giải Nhất môn Toán lớp 12 quốc gia [2015, 2016], em Hoàng Bảo Long [xã Hoằng Châu] đạt giải Nhất môn Tin học lớp 12 quốc gia[2016],...

Bên cạnh đó, Hoằng Hóa còn là một trong những đơn vị dẫn đầu tỉnh trong phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện Hoằng Hóa đã huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển giáo dục và đào tạo. Tính đến hết năm 2016 toàn huyện đã có 103/135 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 76,29% [ bậc học Mầm non có 32/43, trong đó có 01 trường MN đạt chuẩn mức độ 2; TH có 41/43 trường, trong đó có 17 trường TH đạt chuẩn mức độ 2; THCS có 29/43 trường; THPTcó 01/6 trường]. Hoằng Hóa tiếp tục giữ vững vị trí tốp đầu toàn tỉnh về phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Cùng với phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ngành giáo dục đã hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước, của Ngành: Cuộc vận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo.

Giáo dục- Đào tạo Hoằng Hóa luôn là đơn vị trong tốp dẫn đầu của ngành Giáo dục- Đào tạo tỉnh Thanh Hóa. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Trải qua các thời kỳ, các giai đoạn phát triển của giáo dục Hoằng hóa, đến nay Huyện Hoằng Hóa đã có: 5 nhà giáo nhân dân, 26 nhà giáo ưu tú quê Hoằng Hóa trưởng thành ở các cương vị khác nhau trên mọi miền đất nước; 12 nhà giáo ưu tú quê Hoằng Hóa đã và đang công tác trong ngành giáo dục huyện nhà.

Có thể nói bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhiều thế hệ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, Ngành giáo dục Hoằng Hóa đã khẳng định vị trí là một trong những huyện dẫn đầu về chất lượng mũi nhọn của tỉnh. Với những gì đã đạt được ngành Giáo dục và Đào tạo Hoằng Hóa có quyền tự hào về chính mình và xứng đáng được ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Ngành đã vinh dự nhận được những phần thưởng cao quý: 01 đơn vị được tặng Huân chương độc lập hạng Ba; 05 đơn vị được tặng Huân chương lao động hạng Nhất; 12 đơn vị được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và nhiều đơn vị được tặng Huân chương, Bằng khen, cờ thi đua của Nhà nước, Thủ tướng, các ban ngành và UBND tỉnh.

Chủ Đề