Giới thiệu một trò chơi dân gian cho trẻ màu giáo 5 6 tuổi trong chủ đề Tết Trung thu

Cuộc sống Tết Trung thu

Cách tổ chức trò chơi cho trẻ em vui tết Trung thu


Tự làm bánh Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Bạn có thể tham khảo cách làm bánh Trung thu tại đây.

2. Tự làm đèn lồng Trung thu

Rước đèn lồng là một trong những hoạt động không thế thiếu của người Việt trong dịp tết Trung thu. Ngày nay, có quá nhiều loại đồ chơi Trung thu, đèn lồng điện tử hiện đại tràn lan trên thị trường khiến cho các em nhỏ không được tiếp xúc nhiều với các loại đèn Trung thu truyền thống. Chính vì thế mà các loại đèn Trung thu của Việt Nam như: đèn Ông Sao, đèn kéo quân, đèn cù, đèn con cá... dần bị lãng quên. Sẽ rất ý nghĩa và thú vị nếu bạn mời các nghệ nhân đến dạy cho các bé cách làm những chiếc đèn lồng truyền thống đơn giản. Đến tối, các bé sẽ rước đèn bằng chính chiếc đèn lồng mình đã làm ra.


Tự làm đèn Ông sao chơi Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Nếu địa điểm bạn tổ chức Trung thu cho các bé đủ rộng thì bạn có thể cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn Ông sao, đèn kéo quân khổng lồ hay một chiếc đèn trời thật to để các bé cùng nhau thả lên trời. Cách làm đèn ông sao bạn có thể tham khảo tại đây: Cách làm đèn ông sao truyền thống chơi Trung thu

3. Tự trang trí mâm ngũ quả Trung thu

Những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu luôn thu hút sự chú ý của trẻ em. Thay vì tự mình chuẩn bị mâm ngũ quả cúng Trăng đêm Trung thu, bạn hãy tạo nó thành một trò chơi cho các bé. Những hoạt động như vậy vừa giúp cho các bé vui Trung thu mà còn mang ý nghĩa giáo dục thiết thực.


Trang trí mâm ngũ quả Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Tham khảo cách trang trí mâm ngũ quả tại đây.

4. Các trò chơi tập thể


Tổ chức các trò chơi tập thể vui Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Một số trò chơi tập thể có thể chơi trong dịp Trung thu như: kéo co, bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba... Các trò chơi vận động thể chất này sẽ khiến cho không khí ngày Trung thu sôi động, náo nhiệt hơn. Chắc chắn sẽ giúp bạn tổ chức một ngày tết Trung thu cực vui không chỉ cho trẻ em mà người lớn cũng sẽ thấy thú vị.

5. Hóa trang thành nhân vật đêm Trung thu


Các loại mặt nạ hóa trang đêm Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Chị Hằng, chú Cuội, chú Tễu... là những nhân vật quen thuộc trong ngày tết Trung thu của Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều các cửa hàng cho thuê trang phục nên bạn có thể dễ dàng tổ chức hoạt động này.

6. Truy tìm kho báu


Tổ chức trò chơi truy tìm kho báu [Ảnh: Nguồn Internet]

Bạn hãy dùng đồ ăn, đồ dùng học tập, đồ chơi... làm kho báu để các bé tìm kiếm. Có thể tổ chức kèm các trò chơi phụ, nếu đội nào thắng trò chơi hoặc giải được câu đố thì sẽ có gợi ý về nơi giấu kho báu.

Khi tổ chức trò chơi này cần chú ý sự an toàn của trẻ em nếu bạn giấu kho báu ở những nơi có diện tích rộng, khó bao quát trẻ.

7. Trò chơi đập niêu

Đập niêu là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc của Việt Nam nhưng rất ít trẻ em ngày nay biết đến trò chơi này, đặc biệt là những đứa trẻ ở thành phố.


Tổ chức các trò chơi dân gian ngày Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Ở trò chơi này, những đứa trẻ sẽ bịt mắt và đi tới vị trí cái niêu theo sự hướng dẫn của mọi người xung quanh. Nếu đập trúng niêu, các bé sẽ được nhận phần quà giấu trong đó. Bạn hãy để những phần quà khác nhau trong mỗi niêu để tăng thêm sự tò mò, mới lạ cho các bé. Ngoài ra, ta có thể thay thế trò đập niêu bằng một số trò chơi dân gian hấp dẫn khác như: cướp cờ, nhảy bao bố, rồng rắn lên mây...

8. Múa rồng, múa lân


Múa rồng, múa lân mừng ngày Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Hầu hết trẻ em đều rất thích thú với hoạt động múa rồng, múa lân trong tiếng trống huyên náo, sôi động. Đây cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp tết Trung thu.

9. Tổ chức văn nghệ đêm Trung thu


Tổ chức văn nghệ đêm Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Ngoài các tiết mục ca nhạc, múa hát của các em thiếu nhi, bạn có thể đan xen vào chương trình các tiết mục xiếc và ảo thuât. Hãy hóa trang thành Chị Hằng, chú Cuội, chú Tễu... cùng chia sẻ với các bé về lịch sử và ý nghĩa của ngày tết Trung thu.

10. Rước đèn, phá cỗ


Tổ chức cho các bé rước đèn, phá cỗ Trung thu [Ảnh: Nguồn Internet]

Bạn hãy cho các bé rước đèn, nhảy múa, ca hát quanh mâm cỗ Trung thu. Nếu bạn tổ chức Trung thu cho các bé ở vùng nông thôn thì có thể cho các bé rước đèn vòng quanh thôn, xóm.

Và cuối cùng là cùng nhau phá cỗ liên hoan và thưởng thức các loại hoa quả, bánh Trung thu truyền thống của dân tộc.

  • 5 thực phẩm nên kết hợp cùng bánh Trung thu sẽ rất tốt cho sức khỏe
  • 8 món đồ chơi Trung thu “thần thánh” của thế hệ 8x, 9x khiến họ thích điên đảo
  • Cách làm chó bông bằng bưởi trang trí mâm ngũ quả Trung thu
  • 44 câu đố Trung thu vui cho bé, có đáp án
  • Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết Trung thu
  • Thiếu oxy, máu không lên não ở trẻ sơ sinh làm chậm sự trưởng thành sau này

Thứ Năm, 28/09/2017 12:04

4,34 👨 20.337

0 Bình luận

Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất

7 cách khắc phục lỗi không hiển thị thông báo của iPhone
  • Cách nhận ưu đãi 50% gói cước Vinaphone chào đón SEA Games 31
  • Top ứng dụng iOS đang miễn phí, giảm giá 09/05/2022
  • File INF là gì?
  • Cách chèn Trendline trong Microsoft Excel
  • Lỗi code khiến trang web của Western Digital [WD] bán ổ cứng cao cấp giá chỉ 1 USD
  • Tết Trung thu

    • Cách gọt bưởi cực nhanh và đẹp mắt
    • Cách làm đèn ông sao truyền thống chơi Trung thu
    • Cách làm mặt nạ bằng giấy cho bé chơi Trung thu
    • 44 câu đố Trung thu vui cho bé, có đáp án
    • Cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm đơn giản tại nhà
    • Cách tổ chức trò chơi cho trẻ em vui tết Trung thu
    • Cách làm đèn lồng Trung thu hình ngôi sao bằng giấy đơn giản
    • 3 cách tỉa dưa hấu bày cỗ Trung thu tuyệt đẹp
    • Hướng dẫn làm bánh Trung thu hoa quả cực mát và thơm ngon
    Xem thêm

    Video liên quan

    Chủ Đề