Hát đè và hát nhép khác nhau như thế nào năm 2024

Nhiều khán giả cho rằng Bích Phương nên xin lỗi thay vì lên tiếng khẳng định bản thân không hát nhép. Bởi lẽ, sự lên tiếng này có thể bị coi là “ngụy biện”.

Màn trình diễn khiến Bích Phương bị nghi hát nhép Đang thể hiện ca khúc "Đi đu đưa đi", Bích Phương bị một khán giả bất ngờ giật mic để tìm con. Lúc này giọng hát của nữ ca sĩ vẫn vang lên khiến cô bị nghi hát nhép.

Thắc mắc Bích Phương có hát nhép hay không trong sự kiện tại Hạ Long, Quảng Ninh tối 30/10 vừa qua vẫn đang được bàn tán trên mạng. Ngay chính giới chuyên gia, nghệ sĩ trong nghề cũng bất đồng quan điểm khi xem clip của Bích Phương.

Trong khi một vài ca sĩ, nhạc sĩ khẳng định Bích Phương hát đè, cũng có nhiều chuyên gia thanh nhạc, ca sĩ học thuật lại cho rằng nữ ca sĩ hát nhép, hát đè chỉ là cách gọi “tiểu xảo”.

Phía dưới các bài viết được đăng tải trên Zing.vn về chủ đề này, khán giả cũng tranh cãi gay gắt, khó tìm được tiếng nói chung. Bên cạnh những ý kiến bênh vực Bích Phương, nhiều người đồng quan điểm ca sĩ không nên lạm dụng hát đè để tránh mang tiếng hát nhép.

“Chúng tôi mất tiền đâu phải để nghe hát đè”

Độc giả Khắc Trung bình luận: “Nhép hay đè cũng là lừa khán giả, chúng tôi mất tiền mua vé xem để nghe hát trực tiếp [live], chứ không phải để thưởng thức hát đè hay nhép. Nói Bích Phương hát đè chỉ là một cách ngụy biện”.

Bích Phương gây tranh cãi sau sự cố bị giật micro ở Hạ Long.

Đồng tình với quan điểm này, tài khoản có tên Thường Minh cho rằng sự mập mờ giữa hát đè, hát nhép là đáng lên án.

"Nhạc mở 40-50% người ta mới gọi là đè, chứ mở đến 90=100% như thế vẫn nói là đè thì không ai chấp nhận được", người này nêu quan điểm

Trong khi đó, khán giả Khả Ái cũng không đồng tình với cách lý giải hát đè, đặc biệt ở trường hợp của Bích Phương.

“Giới thanh nhạc cũng đã lên tiếng. Họ là những người có học hành, hẳn phải có cơ sở để họ khẳng định như vậy. Việc Bích Phương khẳng định trên trang cá nhân về việc không hét nhép là không hợp lý”, người này nêu quan điểm.

Một số khán giả thậm chí phản ứng gay gắt với thuật ngữ hát đè ở trường hợp của Bích Phương, và cho rằng đó là sự không dũng cảm thừa nhận.

“Nhép hay không nhép thực tế đã được phơi bày. Cái gọi hát đè chỉ là từ ngữ kiểu nói giảm nói tránh. Bản chất vẫn là hát nhép. Hát nhép là phạm luật và không được chấp nhận”, tài khoản Huy Trần cho hay.

“Bích Phương nên dũng cảm xin lỗi”

Nhiều khán giả cho rằng Bích Phương nên xin lỗi sau sự cố, đó cũng là cách tôn trọng khán giả.

“Tôi rành về âm nhạc lắm nhưng vai trò là khán giả, tôi khẳng định Bích Phương hát nhép, nhưng cũng thông cảm khi không gian quá rộng nên hát nhép cũng chấp nhận được, có sai nên nhận lỗi mọi người cũng sẽ thông cảm và bỏ qua”, độc giả Đặng Nguyên viết.

Nhiều chuyên gia thanh nhạc khẳng định nữ ca sĩ hát nhép.

Cùng cho quan điểm, tài khoản Đoàn Vũ cho rằng ở sân khấu sôi động như vậy, hát live là rất khó.

“Âm thanh mấy tụ điểm ngoài trời thường kém. Do vậy, không nên đòi hỏi ca sĩ phải hát live. Tuy nhiên, nếu đã hát nhép thì nên thừa nhận”, người này chia sẻ.

Nhiều tài khoản có chung nhận định có những trường hợp cần phải hát nhép để đảm bảo chất lượng chương trình.

“Đến diva Mariah Carey còn phải hát nhép nữa là. Tôi không bàn cãi về các thuật ngữ mà các chuyên gia đầu ngành đưa ra. Nhưng ai có ý nghĩ rằng Bích Phương hát live không tốt nên mới phải làm như thế thì không đúng. Cô ấy là một trong những ca sĩ trẻ rất sạch về hình ảnh và đẹp trong giọng hát”, độc giả Anh Tuấn bình luận.

Trong khi đó, tài khoản có tên Minh Hoài nêu quan điểm: “Nhạc Hàn hát đè như vậy rất nhiều, khán giả vẫn chấp nhận. Chỉ có điều ca sĩ Việt dường như vẫn không dám thừa nhận. Họ vẫn nghĩ 100% hát nhép là xấu, do vậy, phải tìm một thuật ngữ như hát đè để cứu danh dự. Tôi nghĩ chính các ca sĩ Việt cũng nên dũng cảm thừa nhận để nhận được sự cởi mở của khán giả”.

Bảo Ngọc

Bích Phương hát nhép Bích Phương Bích Phương hát đè ca sĩ bích phương hát nhép bích phương hát nhép

Mới đây, video ghi lại tiết mục biểu diễn của Hiền Hồ được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong video, nữ ca sĩ thể hiện ca khúc Cần xa và vài lần buông micro khi phấn khích trước màn múa phụ họa của khán giả. Tuy nhiên, khi Hiền Hồ không cầm micro hát, giọng cô vẫn vang lên. Theo dõi phần trình diễn, khán giả đặt nghi vấn Hiền Hồ hát nhép, thậm chí “phủ đầu” cộng đồng fan của Hiền Hồ bằng những nhận định mang tính chuyên môn: “Hãy thẳng thắn, cô ấy đang nhép chứ không phải đè”; “Đè mà để giọng to và nguyên bài thế này khác gì nhép. Không hát được thì nhảy ít lại, tập trung tương tác với khán giả thôi, cứ lấy lý do nhảy nên không hát tốt thì thiết nghĩ ca sĩ chuyển sang làm vũ công hết đi”; “Hát đè mà giọng hỗ trợ to gấp đôi giọng hát chính. Thế này đâu phải hát đè...”.

Dẫu vậy, luồng ý kiến khác vẫn bảo vệ nữ ca sĩ sinh năm 1997: “Đây là hát đè, đoạn sau tôi thấy giọng cô ấy không ổn định, nhất là nốt cao”; “Hiện tại, hầu hết ca sĩ trẻ đều hát đè. Họ hát nhạc điện tử lại thực hiện vũ đạo sao có thể hát live cả bài”; “Việc hát đè rất phổ biến ở cả Việt Nam lẫn thế giới...”.

Nổi tiếng là một trong những ca sĩ gây nhiều tranh cãi, Bích Phương không ít lần vướng phải chỉ trích hát nhép, đặc biệt là khi giọng hát của cô chưa bao giờ được đánh giá cao về nội lực. Năm ngoái, trong một buổi biểu diễn tại Quảng trường [Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh], khi Bích Phương đang hát, một khán giả đã chạy lên sân khấu, giành mic của cô để tìm con. Sau khi mic rời khỏi tay Bích Phương, tiếng hát vẫn tiếp tục vang lên. Từ đây, nhiều người đặt nghi vấn nữ ca sĩ hát nhép.

Nhắc đến scandal hát nhép, có lẽ nhiều khán giả chưa thể quên danh xưng “người đẹp hát nhép” một thời của Quỳnh Nga.

Trước phản ứng quá dồn dập của cộng đồng mạng, phát ngôn của Bích Phương dường như không ai muốn nghe, cô đành nói nước đôi: “Tôi biết tôi không hoàn hảo. Tôi chưa đạt được kỳ vọng của nhiều người nhưng tôi vẫn lắng nghe cả khen và chê. Tôi đã và sẽ cố gắng hơn để hát tốt hơn, nhảy đẹp hơn, tôi hứa như thế. Nhưng trong sự việc lần này, tôi chỉ có thể xin lỗi vì đã không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Còn chuyện tôi có làm gì sai hay không, tôi tin tôi không làm gì sai, trên sân khấu đó, trong tình huống đó. Và tôi không hát nhép”.

Nhắc đến scandal hát nhép, có lẽ nhiều khán giả chưa thể quên danh xưng “người đẹp hát nhép” một thời của Quỳnh Nga. Năm 2011, giữa lúc sự nghiệp đang lên như diều gặp gió, Quỳnh Nga vô tình bị phát hiện hát nhép khi biểu diễn tại một sự kiện ở Hà Đông. Trong lúc đang mải mê nhảy múa, nữ ca sĩ đánh rơi mic nhưng giọng hát vẫn cứ vang lên.

Tưởng rằng mọi chuyện không quá nghiêm trọng nhưng nhiều khán giả chứng kiến đã ghi lại clip và lan truyền nhanh chóng trên mạng. Ngay sau đó, nữ ca sĩ đã lên tiếng trần tình cho biết ngày hôm đó khu vực quận Hà Đông bị mất điện nên buộc lòng ban tổ chức phải dùng máy phát để tiếp tục chương trình. Vì thế cô được yêu cầu hát nhép để đảm bảo chương trình không gặp trục trặc. Dù vậy, lý do nữ ca sĩ đưa ra vẫn khó thuyết phục được dư luận. Sau sự cố này, cô bị nhiều khán giả mỉa mai gọi là “người đẹp hát nhép”.

Hát nhép không phải là ca sĩ

Trong các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp, các live show, live concert, hát nhép được coi là một hình thức cấm kỵ. Một nghệ sĩ hoạt động lâu năm trong nghề cho rằng, đã là live show, live concert thì không ai chấp nhận việc hát nhép. Hát live mới gọi là live show, do vậy, nếu ca sĩ nào hát nhép ở live show của mình thì đó không phải là ca sĩ. Thậm chí, hát đè cũng không được chấp nhận. Một bầu show nhận định, hát đè, hát nhép ở live show là xúc phạm khán giả.

Ngay cả những nền giải trí tương đối mạnh mẽ và phổ cập trên toàn thế giới như K-pop, J-pop, những quy luật và sự khắt khe trong công việc luôn được các nghệ sĩ nghiêm túc thực hiện. Ví như tại Hàn Quốc, việc hát “nhép” dường như là một “bản án tử” đối với nghệ sĩ nếu lỡ mắc phải sai lầm.

Rõ ràng, hát nhép vì bất kỳ lý do nào đều rất khó chấp nhận. Để hướng đến là một môi trường V-pop “sạch”, không tai tiếng và đặc biệt phải đặt đối tượng khán giả lên hàng đầu, cần nhất là sự đồng lòng của các nghệ sĩ, sẵn lòng yêu nghề và mang đến cho công chúng những sản phẩm âm nhạc “xịn”.

Chủ Đề