Hay giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khithấy chán những con số

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.

J.J. Ru-xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tùy ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thủ thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tùy thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thê hưởng được

Còn V. Hicy-gô thì viết: “Người ta được tự chủ, người ta tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản

Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi choi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian. Những hiểu biết của loài người là một thê giới mênh mông. Kể làm sao hết được những sự vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[Theo Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê, Ngừ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016]

Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Theo tác giả, thú đi chơi bộ và tự học có những đặc điểm tương đồng nào?

Câu 4. Theo anh/ chị, vì sao chúng ta “không thể ghét sự tự học”?

Lời giải

Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận là: So sánh

Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch”

Câu 3: Một số điểm tương đồng giữa thú đi chơi bộ và tự học là:

- Con người có thể tự do lựa chọn hướng đi, tốc độ, điểm nhấn, điểm dừng…

- Mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc được tự mình khám phá, thưởng thức những điều mới mẻ, thú vị.

- Đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, chủ động…

Câu 4: Chúng ta “không thể ghét sự tự học”

- Học sinh có thể đưa ra ý kiến cá nhân sau đó dùng những lập luận của mình để lý giải cho ý kiến đó.

- Ví dụ:

+ Tự học là công việc đòi hỏi tinh thần tư giác, ý thức chủ động, lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng… nên không phải ai cũng yêu thích sự tự học.

+ Chúng ta không thể ghét sự tự học vì nó mang lại những lợi ích lớn lao và là điều kiện không thể thiếu để con người thực sự trưởng thành. Tự học nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, khát vọng khám phá và chiếm lĩnh tri thức; rèn luyện tính cách độc lập, chủ động; kích thích sự sáng tạo… Tự học giúp cho con người có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi và trong suốt cuộc đời, để không bao giờ rơi vào tình trạng cũ mòn, lạc hậu về tri thức…

Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại - Đề số 2

I. ĐỌC HIỂU [3 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.

J.J. Ru-xô nói: "Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được”.

Còn V. Huy-gô thì viết: "Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”.

Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[Theo Tự học - một nhu cầu thời đại, Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 211 - 212]

Câu 1: Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?

Câu 2: Nêu tác dụng của thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: "Ta không thể ghét sự tự học được".

Câu 4: Quan điểm: "Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông." giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

Lời giải

Câu 1: Câu văn nêu lên ý khái quát của đoạn trích là: Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

Câu 2: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là so sánh. Tác dụng của thao tác lập luận này: chỉ ra Sự giống nhau giữa sự tự học với thú đi chơi bộ, từ đó giúp người đọc thấy được lợi ích của sự tự học.

Câu 3: Tác giả cho rằng: "Ta không thể ghét sự tự học được" bởi vì: "Sự tự học" là một cuộc "du lịch" - "du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian", "Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng Sách Vở".

Câu 4: HS rút ra ít nhất 01 bài học cho bản thân từ quan điểm của tác giả. "Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.". Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Tham khảo các hướng trả lời sau đây:

- Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông, do đó, mỗi người phải nỗ lực học hỏi để có được nhiều tri thức cho bản thân.

- Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Nó hứa hẹn nhiều thú vị để chúng ta khám phá và chiếm lĩnh. Vì vậy, con người phải chịu khó học hỏi để có được những niềm vui, sự thú vị ấy.

- Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Hiểu biết của mỗi người là hữu hạn. Vì thế, con người cần phải khiêm tốn và học hỏi không ngừng.

Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại - Đề số 3

Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả…”

[ Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa –Thông tin , Hà Nội,2003]

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.

Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? .

Câu 3. Nêu ý hiểu của anh [chị ] về câu: Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.

Câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh [chị ] là gì?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2: Những thao tác lập luận trong phần văn bản [1] là:

- So sánh: "Đọc sách" - "Thú chơi đi bộ"

- Phân tích: những câu còn lại.

Câu 3: Giải thích:

- "Tự học" là tự tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu.

- "Du lịch": là hoạt động của con người nhằm khám phá, tham quan, giải trí trải nghiệm…

- Ý hiểu cả câu: Tự học là cái thú lớn giúp con người có được những khám phá trải nghiệm, hiểu biết như du lịch nhưng là trong cả không gian lẵn thời gian. Hãy để hoạt động học tập của bản thân chúng ta được thoải mái, say mê trong bầu trờ tri thức rộng mở.

Câu 4: Thông điệp lớn nhất ở phần văn bản trích là: Tự học [ Qua sách vở] đem lại ý nghĩa rất lớn với chúng ta

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Câu hỏi: [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: … [1] Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? [2] Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị. [3] Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.” [Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003]Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. [0,5 điểm]Câu 2. Trong đoạn [1], tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? [0,25 điểm]Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”? [0,5 điểm] Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: ... Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên caoquạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng [Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010]Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,25 điểm]Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề