Hiện tượng song ngữ nguyễn khuyến

(Toquoc)- Trong “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến”, tác giả đã công phu sưu tập, hệ thống hoá và khảo sát chi tiết nội dung các tác phẩm thơ ca theo nhiều bình diện cốt lõi khác nhau như "cái nhìn về con người", “cái nhìn về thế giới”, “sự đa dạng, năng động và uyển chuyển trong bút pháp”, “nét riêng trong giọng điệu”, “đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật thơ”…

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là “nhà thơ làng cảnh Việt Nam”, một tác gia văn học xuất sắc cuối thời

Hiện tượng song ngữ nguyễn khuyến
trung đại. Chuyên khảo Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến của Tiến sĩ Biện Minh Điền (cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh) đi sâu khảo sát, lý giải các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật thơ ca trong hệ qui chiếu của mối quan hệ thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, bác học và bình dân, qui phạm và cá nhân, truyền thống và cách tân, từ đó góp phần hoàn chỉnh chân dung tác gia Nguyễn Khuyến và diện mạo nền văn học dân tộc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, phục vụ thiết thực công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy, phổ biến di sản tác phẩm Tam nguyên Yên Đổ trong công chúng bạn đọc.

Chủ động lược giản những vấn đề tiểu sử và hoàn cảnh lịch sử quen thuộc, người viết hướng tới giải quyết những chủ điểm cơ bản về cội nguồn văn hóa, sự vận động nội tại của cả quá trình văn học để cắt nghĩa sát đúng hiện tượng Nguyễn Khuyến với ý nghĩa là tác gia “cuối mùa quân chủ, đầu mùa thực dân”. Không đi theo lối mòn quen thuộc, không tìm hiểu hệ thống tư tưởng nghệ thuật biệt lập theo từng bộ phận thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm riêng biệt, người viết hướng tới xác định những đặc điểm phong cách chung cho cả hai dòng thơ, đặc biệt với dòng thơ chữ Nôm.

Nhận thức về phong cách, điểm nhìn nghệ thuật và kiểu tác giả Nguyễn Khuyến, nhà nghiên cứu xác định ba nhiệm vụ nghiên cứu chính:

“Thứ nhất, xác lập nội hàm khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến - khái niệm cho phép lần tìm và lý giải mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống chỉnh thể nhà văn; xác định Con đường dẫn đến phong cách Nguyễn Khuyến, nhận diện và khu biệt Nguyễn Khuyến như một hiện tượng phong cách trong sự vận động nội tại của cả một quá trình văn học (văn học trung đại Việt Nam ở giai đoạn cuối cùng - nửa sau thế kỷ XIX).

Thứ hai, đi sâu vào sáng tác Nguyễn Khuyến, khảo sát, phân tích, khái quát và xác định đặc trưng của thành tố chủ đạo trong cấu trúc phong cách tác giả. Đấy là tư tưởng nghệ thuật với cái nhìn riêng độc đáo của tác giả về con người và thế giới.

Thứ ba, chỉ ra và lý giải mối quan hệ phù hợp, thống nhất giữa hệ thống các yếu tố nội dung và hệ thống các yếu tố hình thức thể hiện của phong cách Nguyễn Khuyến; phân tích, khái quát đặc trưng của phong cách Nguyễn Khuyến qua hệ thống bút pháp, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả” (tr.25-26).

Trong Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, tác giả đã công phu sưu tập, hệ thống hoá và khảo sát chi tiết nội dung các tác phẩm thơ ca theo nhiều bình diện cốt lõi khác nhau như "cái nhìn về con người", “cái nhìn về thế giới”, “sự đa dạng, năng động và uyển chuyển trong bút pháp”, “nét riêng trong giọng điệu”, “đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật thơ”… Điều này tạo nên tính đồng tuyến giữa các vấn đề, sự rành mạch giữa các chương mục và tạo dựng những cách hình dung khác nhau về thơ Nguyễn Khuyến, đưa đến những cách lý giải mới mẻ hơn về mối quan hệ giữa thơ chữ Hán và chữ Nôm cũng như những sắc thái trữ tình sâu lắng gắn với các giai đoạn sáng tác khác nhau trong cuộc đời Yên Đổ...

Trên nền tảng sự đan xen, liên kết giữa phong cách bậc đại trí thức Nho sĩ với bình dân, cung đình với thôn quê, trào phúng với trữ tình, Hán tự với Nôm tự… đã tạo nên hiện tượng giao thoa về nghệ thuật hết sức đáng chú ý. Điều này khiến cho bút pháp nghệ thuật Nguyễn Khuyến khác xa với bút pháp thời Nguyễn Trãi và được Giáo sư Biện Minh Điền biện giải khá thuyết phục: “Đành rằng bút pháp Nguyễn Khuyến về cơ bản vẫn là bút pháp cổ điển trung đại nhưng trong sáng tác của ông thực sự diễn ra một cuộc “tranh chấp” thú vị giữa hai cái nhìn - hai bút pháp - hai hình thức ước lệ và hiện thực, “ngoại nhập” và “nội sinh”. Hãy nhìn vào chùm thơ thu (Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh) nổi tiếng của ông, ta sẽ thấy hai điều rất lạ: Thứ nhất, sự “tranh chấp” giữa ngôn ngữ Hán (đầu đề các bài thơ) và ngôn ngữ Nôm (ngôn từ toàn bài, cả hệ thống chùm thơ). Thứ hai, sự “tranh chấp” giữa cái nhìn ước lệ, quy phạm với cái nhìn hiện thực, sáng tạo. Vẫn trên cái nền, cái kết cấu muôn thuở quen thuộc trời - nước - trăng - hoa của thơ ca cổ điển trung đại, ông rất thành công khi đưa vào đó, thổi vào đó cái thực có hồn của cảnh vật quê hương xứ sở (đặc trưng hiện thực làng quê Bắc Bộ Việt Nam). Do cái nhìn và cách xử lý nghệ thuật sự “tranh chấp” ấy quá điêu luyện, tài hoa, nhiều người khi tiếp cận thơ ông (tiêu biểu là chùm thơ thu) cứ nghĩ đây là hiện thực một trăm phần trăm (!). Sự “tranh chấp” nghệ thuật thú vị nhưng khá phức tạp này là một dấu hiệu đáng tin cậy, chứng tỏ tính năng động uyển chuyển của Nguyễn Khuyến trong tư cách một phong cách cổ điển lớn cuối cùng, khi hệ thống thi pháp văn học trung đại không còn bảo toàn nguyên trạng, khi một thời đại văn học mới đã được ít nhiều hé mở, xác lập” (tr.92-93)…

Khai thác nhiều phương diện phong cách khác nhau, trong đó người viết đặc biệt nhấn mạnh sắc thái cái tôi trữ tình, đề tài tình bằng hữu, chủ đề đời tư, tư tưởng chính trị - xã hội, thơ đề vịnh cảnh thôn quê và quan niệm sáng tác qua những bài hát nói và thơ tự dịch, làm nên “hiện tượng song ngữ và mối quan hệ hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán trong sáng tạo ngôn ngữ thơ” (tr.317-340).

Chuyên luận đã cho thấy những bước chuyển cả một thời đại trong lối thơ tự trào từ Nguyễn Khuyến tới Trần Tế Xương, đưa đến nhận thức sắc nét hơn về một Nguyễn Khuyến bác học và bình dân, đạt tới mẫu mực cổ điển và cũng có sự phá cách thực sự độc đáo, xứng đáng là người đại biểu khép lại nền thi ca trung đại nối dài suốt mười thế kỷ.

La Sơn

-------------------

(*) Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

Hiện tượng song ngữ nguyễn khuyến

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam TS. Nông Văn Ngoan Những kết luận mới của luận án 1. Về cơ sở hình thành, đặc điểm, diễn tiến của hiện tƣợng song ngữ Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam được hình thành trên những cơ sở lịch sử, xã hội, tư tưởng văn hóa, văn học và thẩm mĩ nhất định. Song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là song ngữ bất bình đẳng. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán trong khu vực như Triều Tiên/Hàn Quốc và Nhật Bản. Diễn tiến của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn mở đầu, từ thế kỷ X – XIV với các sáng tác bằng chữ Hán văn ngôn là chủ yếu. Đến cuối thế kỉ XIII, lịch sử văn học đã ghi nhận việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn chương. Kể từ đây, văn học Việt Nam trung đại Việt Nam tồn tại song song hai bộ phận văn học: một bộ phận viết bằng ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán và một bộ phận viết bằng ngôn ngữ dân tộc là chữ Nôm. Giai đoạn hai, từ thế kỷ XV – XVII, đây là giai đoạn phát triển nở rộ của hiện tượng song ngữ với việc Việt hóa thành công thể thơ Đường luật. Giai đoạn này cũng xuất hiện của nhiều thi tập lớn viết bằng chữ Nôm như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức; Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giai đoạn cuối, từ thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, đây là giai đoạn phát triển đỉnh cao của hiện tượng song ngữ với sự ưu thắng của tiếng Việt, chữ Nôm. 2. Về loại hình tác giả của hiện tƣợng song ngữ Hiện tượng song ngữ thể hiện ở loại hình tác giả: vừa sáng tác bằng chữ Hán vừa sáng tác bằng chữ Nôm. Loại hình tác giả song ngữ có những đặc điểm như xuất thân nho học và khoa bảng; sống trong bối cảnh lịch sử, xã hội buổi giao thời; gắn với loại hình nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật; có tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của nho gia. Có sự đa dạng và thống nhất về kiểu tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam: có kiểu tác giả song ngữ trữ tình - chính luận như Nguyễn Trãi; kiểu tác giả song ngữ trữ tình - triết lí như Nguyễn Bỉnh Khiêm; kiểu tác giả song ngữ trữ tình – tự sự như Nguyễn Du và kiểu tác giả song ngữ trữ tình - trào phúng, liên văn bản như Nguyễn Khuyến. Sự thống nhất trong nhận thức về tình trạng song ngữ cho thấy các tác giả coi sáng tác chữ Hán và chữ Nôm đều là sáng tác nghệ thuật đích thực. 3. Về thể loại, ngôn ngữ của hiện tƣợng song ngữ Trên phương diện thể loại, hiện tượng song ngữ xuất hiện ở cả văn học chức năng và văn học nghệ thuật với mức độ và quy mô không giống nhau. Ở phương diện ngôn