Hiệp sĩ nguyễn thanh hải sinh năm bao nhiêu năm 2024

Vừa qua, liên quan đến vụ Lê Quốc Tuấn [SN 1987, ngụ huyện Củ Chi, TP HCM] bắn chết 5 người; ông Nguyễn Thanh Hải [tức "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải] đã đăng lên trang YouTube cá nhân đoạn clip nói rằng Tuấn gọi cho ông ngỏ ý muốn ra đầu thú. Đoạn clip dài hơn 10 phút đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về tính xác thực và cho rằng "hiệp sĩ" Hải câu like, câu view trên YouTube. Sau khi bị Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bình Dương triệu tập, ông Nguyễn Thanh Hải đã về ẩn clip triệu view này .

Công an tỉnh Bình Dương đã xác định cuộc gọi cho ông Nguyễn Thanh Hải tự xưng là Tuấn "khỉ" là giả tạo. Tuy nhiên, việc ông Hải livestream trên trang youtube đã được cộng đồng mạng sao chép, chia sẻ lại và hiện vẫn còn lan truyền trên mạng. Vấn đề ở chỗ, Công an Bình Dương đã xác định là giả tạo thì cần phải nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ.

Trong khi dư luận đang chờ kết quả từ Công an Bình Dương thì rất nhanh chóng, Công an Cà Mau đã tìm ra được người gọi cho ông Hải tự xưng là Tuấn "khỉ". Người mạo danh Tuấn "khỉ" là S.Q.K. [21 tuổi; ngụ ấp 7, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau]. Làm việc với cơ quan chức năng, K. cho biết bản thân biết Tuấn "khỉ" là nghi phạm bắn chết người ở sòng bạc do đọc thông tin trên báo, đài.

Ông Nguyễn Thanh Hải đã ẩn clip triệu view về Tuấn "khỉ"

Khi biết số điện thoại của ông Nguyễn Thanh Hải, K. đã mạo danh Tuấn "khỉ" liên lạc với ông nhờ đưa đi đầu thú. Sau khi gọi cho ông Hải, K. đã gỡ sim điện thoại bỏ vì vợ biết chuyện nên la. Cũng theo lời K, việc liên hệ với ông Hải mạo danh Tuấn "khỉ" nhằm mục đích trêu chọc.

Công an Bình Dương và Cà Mau cần phối hợp triệu tập người đã gọi cho ông Hải để lấy lời khai, làm rõ mục đích gọi cho ông Hải là gì, có đúng như lời khai ban đầu hay không? Nếu trường hợp xác định giữa người gọi và ông Hải có sự cấu kết, có sự bàn bạc nhằm mục đích câu view, câu like để lấy tiền quảng cáo youtube, gây hoang mang dư luận thì cần khởi tố vụ án để điều tra theo quy định pháp luật.

Một thông tin vừa xảy ra gây xôn xao dư luận đó là nhóm 5 người được cho là "hiệp sĩ" tự do đã ngang nhiên sử dụng còng số 8 cũng như công cụ hỗ trợ ngang nhiên xông vào sòng bài ở Sóc Trăng cướp tài sản. Có 3 trong số 5 người đã bị bắt và hành vi của nhóm này sẽ xử lý nghiêm.

Liên quan nhóm cướp sòng bạc ở tỉnh Sóc Trăng được cho là do Thạch Đạt - đối tượng đang bỏ trốn - chủ mưu, nhiều thông tin cho rằng 5 đối tượng trong nhóm này quen biết nhau khi sinh hoạt tại CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Sáng 8-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Chủ tịch UBND phường Phú Hòa, cho biết trong 5 đối tượng liên quan vụ cướp sòng bạc nêu trên, chỉ Thạch Đạt là có trong danh sách CLB Phòng chống tội phạm của phường. "Tuy nhiên, Thạch Đạt bỏ đi đâu không rõ một thời gian nên tôi đã họp với CLB và thống nhất cho Đạt ra khỏi CLB từ ngày 17-1 rồi" - bà Nguyễn Thị Kim Thúy khẳng định.

Về thông tin các đối tượng còn lại trong nhóm cướp cũng từng đi theo các "hiệp sĩ" của phường Phú Hòa để bắt trộm cướp, đại diện UBND phường cho biết chỉ quản lý những người trong danh sách. Còn những đối tượng "đi theo hiệp sĩ" thì rất nhiều, phường không thể biết hết và quản lý được.

Trong khi đó, ông "Nguyễn Thanh Hải - đã xin ra khỏi danh sách CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa - cho biết từ lâu ông đã không cho những người này đi theo để bắt trộm cướp nữa. [?!]

Cuối cùng, vụ việc như giọt nước tràn ly, đó là bấy lâu nay nhiều người vẫn đồn đoán, nói gần, nói xa việc tiêu cực trong giới "hiệp sĩ" tuy nhiên vẫn chưa có người dám công khai tố cáo yêu cầu công an vào cuộc mà đó chỉ là dạng tin đồn truyền miệng.

Có chăng, mới đây người ta mới biết một phần sự thật khi một nhóm tự cho rằng có thời gian làm việc chung và công khai livestream tố cáo ông Nguyễn Thanh Hải ăn chặn tiền các mạnh thường quân giúp đỡ cũng như nhiều tiêu cực khác. Và lẽ thường, ông Hải cũng đã không công nhận điều này.

Cũng đã đến lúc Công an tỉnh Bình Dương cũng như nhiều tỉnh thành có những nhóm người tự xưng "hiệp sĩ" hoạt động cần phải vào cuộc, điều tra trên diện rộng nhằm chấn chỉnh.

Đồng thời cần phải làm rõ những tố cáo tiêu cực về ông Nguyễn Thanh Hải để giải tỏa một phần bức xúc của dư luận trong thời gian qua. Nếu ông Hải trong sáng, hành động nghĩa nghiệp thì cần phải xử lý nhóm người kia về hành vi vu khống, xin lỗi ông Hải còn nếu đúng như lời tố cáo thì cần công khai, minh bạch cho người dân được biết, góp phần ổn định trật tự trên mạng cũng như đem lại sự bình yên cho cuộc sống người dân Bình Dương.

TP - Mỗi lần chồng nghe điện thoại rồi xách xe chạy đi là người vợ lại một phen đứng ngồi không yên, cho đến khi trông thấy anh trở về bình an vô sự.

Bên cạnh sự dũng cảm làm nức lòng người dân đất Gốm, các “hiệp sĩ” Bình Dương khiến người thân nhiều phen đứng tim.

Giận ba là con bỏ ăn!

Trò chuyện với chúng tôi, chị Huỳnh Thị Kim Hạnh [SN 1981] là vợ của “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải – Nhóm trưởng CLB Phòng chống tội phạm Bình Dương kể: “Tính từ ngày quen nhau cho đến khi lấy nhau, tôi không hề biết chồng mình là “hiệp sỹ săn bắt cướp”.

Chị Hạnh nói, những ngày mới cưới, hễ nghe điện xong là anh Hải lên xe máy lao đi, có khi đến hôm sau mới về nhà. Chị gặng hỏi mãi thì chồng mới thú nhận mình là thủ lĩnh các “hiệp sĩ” ở Bình Dương. Gần 10 năm chung sống, chị Hạnh không nhớ bao nhiêu lần bản thân sợ hãi, lo lắng vì chồng. Không ít lần “hiệp sĩ” Hải truy đuổi tội phạm bị té ngã, phải nằm viện. Nhiều lúc nhìn chồng đứng giữa lằn ranh cái chết và sự sống, chị Hạnh chỉ biết ôm con vào lòng khóc. “Ngồi trên giường bệnh đút từng muỗng sữa, thìa cháo cho chồng mà lòng tôi nhói đau”, chị Hạnh sụt sùi.

Ngày mùng 3 Tết Bính Thân vừa qua, trên đường chở vợ con đi chúc Tết ông bà, khi đi tới trung tâm TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, “hiệp sĩ” Hải nhận được tin báo người dân mất trộm. Nghe xong, anh bỏ mặc ba mẹ con giữa đường rồi lao đi trong tiếng khóc của hai đứa trẻ.

“Năm nào đón giao thừa xong là ba con cũng đi bắt trộm, bắt cướp. Con muốn ba ở nhà ngồi xem pháo hoa trên tivi và ăn bánh chưng với mẹ. Nhiều lần con thấy mẹ khóc vì điện thoại mà ba không chịu về. Con giận ba lắm, lúc giận là con không ăn cơm bởi con thương mẹ lắm”, bé Phương Nghi [11 tuổi] con gái “hiệp sĩ” Hải nói.

Nhiều lúc truy đuổi bị té ngã phải nằm viện, vợ hờn dỗi đòi ly thân, cộng với việc thời điểm đó chính quyền chưa công nhận “hiệp sĩ”, anh Hải xao động, nhiều lúc chủ động hứa với gia đình sẽ giải nghệ. Nhưng rồi khi người dân báo tin, anh lại tiếp tục cùng đồng đội đi bắt tội phạm. Trong thời gian này anh Hải thay số điện thoại để người ta không gọi nữa, nhưng ngày nào cũng có người tìm tới nhà nhờ giúp đỡ… Không nỡ từ chối, anh lại lên xe cùng đồng đội lao đi. “Giờ đây lời hứa bỏ nghề của anh Hải không còn tác dụng đối với gia đình nữa”, chị Hạnh nói.

Làm “hiệp sỹ” không có nghĩa là anh Hải và đồng đội không biết sợ nguy hiểm và không hiểu sự phức tạp của hoạt động này. Lỡ không may gây tai nạn trong lúc truy đuổi đối tượng thì bị truy tố trách nhiệm hình sự rồi phải đi tù, phải bồi thường, như vụ việc của “hiệp sĩ” Thạch Đạt, các anh sẽ trở thành tội đồ trong mắt người dân. Dẫu biết lúc truy bắt tội phạm anh em phải chấp nhận hi sinh, nhưng không ai muốn tội phạm, cái ác nhâng nhâng tồn tại thách thức. Hơn lúc nào hết, mọi người trong các CLB phòng chống tội phạm ở Bình Dương tha thiết, muốn các cơ quan chức năng cùng sát cánh”, “hiệp sĩ” Hải nói.

Tưởng bạn trai là cướp

“Hiệp sĩ” Trần Hoàng Anh được nhiều người dân Bình Dương gọi là “siêu bắt cướp”. Chị Nguyễn Thị Yến Xuân [vợ Hoàng Anh] cho biết cái ngày đầu tiên hẹn hò đi chơi với người yêu mà chị ngỡ mình yêu lầm kẻ cướp. Đi đâu con mắt Hoàng Anh cũng láo liên. Chị đòi về, trên đường về bất ngờ hai thanh niên chở nhau vụt qua rất nhanh. Hoàng Anh cũng tăng tốc đuổi theo, lúc đó chị nghĩ người yêu mình đích thị là đồng bọn với cướp. Trên đường đuổi theo, do quá sợ hãi nên chị gào thét dữ dội. Thấy vậy Hoàng Anh dừng lại bỏ mặc chị ở bên đường rồi lao đi mất hút.

Lúc về tới nhà chị Xuân vẫn còn thắc thỏm lo sợ nên tắt nguồn điện thoại mấy ngày liền. Bất ngờ một ngày Hoàng Anh cùng đôi vợ chồng tìm đến tận nhà, hai người đó đưa tờ báo đăng tin “hiệp sĩ” Hoàng Anh truy đuổi và bắt được hai đối tượng giật dây chuyền của họ. Thì ra trong đêm chở chị về, Hoàng Anh đuổi theo hai tên cướp. Lúc tìm cách khống chế bọn cướp, anh bị chúng xé rách chiếc quần đang mặc. Chiếc quần rách đó giờ được vợ chồng giữ lại làm kỉ niệm.

Về miền đất Gốm, hỏi nhà vợ chồng “hiệp sĩ” Hồ Văn Hoàng và Tăng Ngọc Thu là người dân nhiệt tình chỉ chỗ. Bởi hình ảnh đôi vợ chồng chở nhau trên chiếc xe máy truy đuổi theo các đối tượng trộm cướp không còn xa lạ với người dân địa phương.

Chị Thu bảo, hai vợ chồng buôn bán thịt heo ngoài chợ cả ngày, tối đến, anh Hoàng chở vợ “đi tuần” khắp các tuyến đường trong và ngoài thành phố Thủ Dầu Một.

Năm 2011, khi mô hình CLB phòng chống tội phạm ở Bình Dương hoạt động ngày càng sôi nổi, anh Hoàng tham gia CLB ở phường Lái Thiêu. Những tưởng chồng dấn thân vào việc nguy hiểm, vợ phản đối, ngược lại chị Thu không những ủng hộ chồng, mà còn đăng kí tham gia để đồng hành cùng anh. Gần 5 năm, đôi “hiệp sĩ” này tham gia trên 300 vụ truy đuổi và bắt trộm, cướp.

Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết những người thân của “hiệp sĩ” đều nơm nớp lo lắng mỗi khi các anh ra khỏi nhà. Dẫu biết việc hành hiệp trượng nghĩa là việc làm xuất phát từ cái tâm, nhưng công việc này quá nguy hiểm. Để giữ gìn sự bình yên cho xã hội, lắm khi các anh phải trả những cái giá quá đắt, ít nhất là bị thương tích, có lúc là cả mạng sống. Năm 2010, “hiệp sĩ” Nguyễn Xuân Chinh ra đi để lại nỗi đau xé lòng cho gia đình và đồng đội.

Chủ Đề