Hóa 12 tính công thức phân tử amin năm 2024

Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino [ NH2 ] và nhóm cacboxyl [ COOH].

Ví dụ: H2N – CH2 – COOH

2. Cấu tạo phân tử

Ở trạng thái kết tinh, amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực, chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

dạng ion lưỡng cực dạng phân tử-

II. DANH PHÁP

- Danh pháp thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

HOOC–[CH2]2–CH[NH2]–COOH: axit 2-aminopentanđioic

- Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp [α, β, γ, δ, ε, ω] + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: CH3–CH[NH2]–COOH: axit α-aminopropionic

H2N–[CH2]5–COOH: axit ε-aminocaproic

H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

- Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên [α-amino axit] đều có tên thường.

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực [muối nội phân tử], nhiệt độ nóng chảy cao [vì là hợp chất ion]

IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng lên thuốc thử màu: [H2N]x – R – [COOH]y. Khi:

- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

- x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

- x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

2. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit

Thể hiện tính chất lưỡng tính

- Tác dụng với dung dịch bazơ [do có nhóm COOH]

H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O

- Tác dụng với dung dịch axit [do có nhóm NH2]

H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH

3. Phản ứng este hóa nhóm COOH

Tương tự như axit cacboxylic, amino axit cũng có phản ứng với ancol [xt: H+] tạo este

4. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2

H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2–COOH + N2 + H2O axit hiđroxiaxetic

5. Phản ứng trùng ngưng

Phản ứng trùng ngưng của ε và ω-amino axit tạo polime thuộc loại poliamit

nH2N – [CH2]5-COOH \[\xrightarrow{{{t^o}}}\] -[NH – [CH2]5 – CO]-n + nH2O

Axit - aminocaproic policaproamit

  1. ỨNG DỤNG

- Là những hợp chất cơ sở kiến tạo nên các protein của cơ thể sống

- Được dùng phổ biến trong đời sống: dùng làm gia vị thức ăn, thuốc hỗ trợ thần kinh, thuốc bổ gan,...

Bài trước CCBook đã chia sẻ với các em công thức hóa học 12 cơ bản phần vô cơ. Hôm nay, CCBook sẽ tiếp tục gửi đến các em các công thức trọng tâm phần hữu cơ. Các chuyên đề kiến thức dưới đây đều rất hay xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Vì vậy teen 2K1 cần đặc biệt chú ý nhé.

Các công thức hóa học 12 cơ bản phần hữu cơ

Các công thức hóa học 12 cơ bản phần hữu cơ

Trong chương trình kiến thức Hóa học lớp 12, các em sẽ cần nằm vững 4 chuyên đề trọng tâm sau:

- Este- Lipit

- Cacbonhidrat

- Amin-Amino axit- Peptit- Protein

- Polime

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào từng chuyên đề.

Chuyên đề Este-Lipit

Khi thay thế nhóm -OH ở nhóm cacbonxyl của axit cacbonxylic bằng nhóm OR' [R ≠ R'] ta được este.

Công thức hóa học của một số gốc este thường gặp:

CH3- metyl

C2H5- etyl

CH2- CH-CH2- anyl

CH3CH2CH2CH2- butyl

CH3CH[CH3]CH2- isobutyl

CH3CH2CH[CH3]- sec-butyl

C6H5-phenyl

C6H5CH2- benzyl

[CH3]C-tert-butyl

Một số anion gốc axit thường gặp:

HCOO- Fomat

CH3 COO- axetat

CH3CH2 COO - Propionat

Ngoài những công thức hóa học 12 cơ bản về các gốc este, anion trên, teen 2K1 cũng cần đặc biệt nhớ các công thức sau:

- Phản ứng thủy phân của este

Este phản ứng thủy phân trong môi trường axit. Phản ứng là thuận nghịch.

Phản ứng của este trong môi trường kiểm hay còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

- Công thức hóa học cơ bản về phản ứng đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở.

Bên cạnh đó este không no còn tham gia phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp:

+ Phản ứng cộng với dung dịch Brom

CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOCH3

+ Este HCOOR có phản ứng tráng gương tương tự như andehit

Khi giải bài toán liên quan đến phản ứng này, teen 2K1 phải nhớ

1mol HCOOR → 2 mol Ag

Chất béo

Chất béo cũng phản ứng thủy phân trong môi trường axit và phản ứng xà phòng hóa và phản ứng tại gốc axit béo.

Chuyên đề Cacbonhidrat

Công thức hóa học chung Cn[H2O]m

- Glucozơ thuộc hợp chất tạp chức anđêhit. Công thức cấu tạo dạng mạch hở:

CH2OH- CHOH- CHOH-CHOH- CHOH- CH=O

- Glucozơ phản ứng với Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

2C6H12O6 + H2 → [C6H14O6]2Cu + 2H2O

- Glucozơ cũng tham gia phản ứng tráng bạc.

- Phản ứng lên men rượu

C6H12O6 →[enzim, 30-35º C] 2C2H5OH + CO2

- Sacarozơ cũng phản ứng với Cu[OH]2 tạo dung dịch màu xanh lam và phản ứng thủy phân tạo Glucozơ và fructozơ.

C12H22O11 + H2O→C6H12O6 + C6H12O6

- Tinh bột và xenlulozơ

Phản ứng thuỷ phân [C6H10O5]n + nH2O

Xem thêm: 25 Công thức hóa học 12 cơ bản cho đáp án chính xác trong nháy mắt

Chuyên đề Amin-Amino axit- Peptit- Protein

Các công thức hóa học cơ bản về amin, amino axit, peptit và protein

Amin

Thay thế 1 nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một gốc Hidrocacbon ta được amin. Thay thế 1 H ta được amin bậc I, 2 H được amin bậc 2 và 3 H được amin bậc III.

Công thức hóa học 12 cơ bản của:

Amin no: CH3- NH2

amin không no: CH2=CH=NH2

amin thơm: C6H5-NH2

amin có tính bazơ phản ứng với axit với phương trình tổng quát:

RNH2 + HCl → RNH3Cl

- Các công thức để tính nhanh số dồng phân của amin no, đơn chức, mạch hở:

2n-1 với n

Chủ Đề