Hóa đơn điện tử khi nào phải ký gửi năm 2024

Sau TT78/2021/TT-BTC có hiệu lực, đến nay đa phần các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi rất nhiệu doanh nghiệp thắc mắc về việc sử dụng hóa đơn điện tử phải xuất trình thế nào khi vận chuyển hang hóa. Cùng Hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu chi tiết tại bài chia sẻ dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Theo thông tư 32/2011/TT-BTC: “Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý thông qua phương tiện là các thiết bị điện tử”.

Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập và xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp MST khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

\>>> Tìm hiểu thêm về hóa đơn điện tử tại đây

2. Quy định về chứng từ đối với hàng sản xuất trong nước

Theo công văn của Tổng cục thuế số 1935/TCT-CS ngày 21/5/2008 có quy định về việc Hoá đơn như sau:

  • Đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường thì thực hiện hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày 28/2/2007 của liên Bộ Tài chính-Thương mại – Công an hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh lưu thông hàng hoá sản xuất trong nước trên thị trường thì phải sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/1 l/2002 quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

Như vậy, khi vận chuyển hàng hóa cần có hóa đơn để chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đối với hóa đơn giấy, các doanh nghiệp có thể sử dụng các liên phụ của hóa đơn để mang kèm theo. Tuy nhiên với hình thức hóa đơn điện tử, nếu chỉ in ra giấy thì sẽ không còn là hóa đơn điện tử nữa mà trở thành hóa đơn giấy thông thường mà không có giá trị pháp lý.

3. Sử dụng hóa đơn điện tử phải xuất trình thế nào khi vận chuyển hàng hóa

3.1 Quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy đầy đủ pháp lý

Tại điều 12, thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định:

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một [01] lần.

Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

3.2 Tính pháp lý của hóa đơn giấy sau khi chuyển đổi

Để đảm bảo tính pháp lý của hóa đơn giấy sau khi chuyển đổi, nghiệp vụ chuyển đổi hóa đơn cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Nội dung trên hóa đơn giấy phải được giữ toàn vẹn so với hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn giấy phải có ký hiệu riêng để xác nhận, cụ thể hơn là có dòng chữ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”
  • Hóa đơn giấy phải có chữ ký và đầy đủ họ tên của người thực hiện chuyển đổi

Như vậy hóa đơn điện tử sau khi chuyển đổi đảm bảo các nguyên tắc trên thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không còn trở ngại trong quá trình vận chuyển hàng hóa nữa.

Trên đây, phần mềm hóa đơn điện tử EASYINVOICE đã giúp bạn giải đáp sử dụng hóa đơn điện tử phải xuất trình thế nào khi vận chuyển hàng hóa. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn trong trình sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động vận chuyển hàng hóa.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn kỹ hơn về hóa đơn điện tử EASYINVOICE, vui lòng liên hệ theo số hotline:1900 33 69 – 1900 56 56 53. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7

EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế

Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice được xây dựng và phát triển bởi công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ và Thương mại SoftDreams.

Hóa đơn điện tử bắt buộc sử dụng khi nào?

Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là chính sách vừa có lợi cho doanh nghiệp lại vừa tăng cường tính minh bạch cho các cơ quan thuế theo dõi, giám sát các hoạt động kinh tế được tốt nhất.

Khi nào phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?

Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Bao nhiêu tiền phải xuất hóa đơn điện tử?

– Đối với hóa đơn điện tử: Người bán phải xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ cung ứng từ 200.000 đồng trở lên cho dù người mua không yêu cầu lấy hóa đơn hoặc giá trị hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới 200.000 đồng mà người mua yêu cầu xuất hóa đơn [theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC].

Bao nhiêu tiền thì phải có hóa đơn đỏ?

1.3 Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” ⇒ Như vậy khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Chủ Đề