Hoa lay ơn bao nhiêu ngày ra hoa năm 2024

- Là cây thân thảo, sống nhiều năm, thân giả được tạo bỡi các bẹ lá, lá xếp thành 2 dãy, mọc thẳng đứng. Hoa nở trong những cụm hoa hình xim. Hoa tươi từ 10 – 15 ngày.

II/ Kỹ thuật trồng

2.1.Các giống hoa layơn trồng phổ biến:

- Layơn trắng.

- Layơn phấn hồng, phấn hồng lùn.

- Layơn tím đậm, tím nhạt.

- Layơn đỏ.

- Layơn vàng.

- Layơn san hô.

2.2.Thời vụ

- Các vùng lạnh có thể trồng quanh năm.

- Các tỉnh miền nam trồng trong vụ đông xuân, hoặc từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, chủ yếu phục vụ dịp tết nguyên đán.

2.3.Làm đất

- Đất được cày, bừa kỹ. Làm sạch cỏ dại và tàn dư của cây vụ trước

- Chọn những chân đất tốt, chủ động nguồn nước, khu vực nắng tốt, thông thoáng để trồng layơn

- Thời gian đất nghỉ của vụ trước đến khi trồng layơn ít nhất 20 ngày.

- Vệ sinh đất:

+ Chuẩn bị chân ruộng, bơm nước vào ngập 2 lần, sau đó để khô rồi cày.

+ Bón vôi cho đất: 80 – 100 kg/công, rắc đều sau đó xới xáo đều một lượt.

+ Thông thường trồng layơn trên hàng đơn để dễ chăm sóc.

+ Lên liếp: chiều rộng x chiều dài = 0.8 m x chiều dài vườn [ruộng]

+ K/c giữa các liếp 50 cm.

+ K/c trồng: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm

-Độ sâu trồng củ: 10 cm

2.4.Phân bón: Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 như sau:

- Phân hữu cơ hoai mục 1,2 tấn.

- Phân Urê 75 – 90 kg.

- Phân Super lân 60 kg.

- Phân KCl: 15 – 20 kg.

- Bổ sung thêm ít vi lượng như Cu, Mg, Zn.

+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + ¾ phân lân + 10 kg đạm + 6kg KCl

+ Bón thúc: Sau khi cây được 2 lá thì bón phần phân lân còn lại.

Cứ sau 10 – 15 ngày bón thúc cho cây 1 lần.

+ Bón thúc lần 2: 10 kg Urê+ 3 kg Kali

+ Bón thúc lần 3: 15 kg Urê + 6 kg Kali

2.5.Chăm sóc

- Tưới nước 2 ngày/lần. Những ngày nắng, nóng tưới 2 lần/ngày.

- Sau khi trồng 7 – 10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20 – 25 ngày, ta lặt bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất [khỏe nhất]. Lưu ý thao tác khi tỉa bỏ mầm, không được làm long gốc cây.

- Vun gốc: lần 1 khi cây được 3 lá.

- Lần 2 khi cây cao khoảng 50 cm, đồng thời cắm cọc để cây không bị đổ ngã.

Một số bệnh hại phổ biến trên cây hoa layơn:

- Bệnh trắng lá: do nấm Septoria sp. gây ra. Thường gây hại trên lá già hoặc lá bánh tẻ, ban đầu vết bệnh chỉ như mũi kim chân , sau đó lan dần. Sử dụng Anvil 5 SC để phun phòng trị.

- Bệnh thối xám: do nấm Sclerotinia sp. gây ra, vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn [không có mùi], bệnh làm thối lá, vàng lá và thân. Sử dụng Daconil 500 SC để phun phòng trị. Hoặc sử dụng Benlate để xử lý củ layơn với nồng độ 2‰ trong thời gian 30 phút để phòng bệnh thối xám

- Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân.

- Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa.

2.6.Thu hoạch

- Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể thu haọch hoa sớm hay muộn. Thông thường, khi có 1 – 2 búp hé nở là thu hoạch được.

- Khi cắt hoa cần để lại 2 – 3 lá để nuôi củ giống sau này.

- Cắt xong, dùng giấy báo hoặc giấy ximăng bao lại, để trong bóng tối và khuất gió, sau đó cho vào xô nước để bảo quản hoa.

Hoa lay ơn có nguồn gốc từ các nước Châu Phi và vùng trung cận đông. Lay ơn được nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 và được trồng ở nhiều nơi. Hoa lay ơn có độ bền rất cao, dáng hoa đẹp, màu sắc đa dạng, được nhiều người chơi hoa ưa chuộng.

Hình ảnh: Hoa lây ơn chuẩn bị được thu hoạch

Để sản xuất hoa Lay ơn đạt hiệu quả cao thì người trồng hoa cần lưu ý áp dụng kỹ thuật như sau:

  1. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ:

Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 18-26 oC.

2. Ánh sáng:

Lay ơn là cây ưa sáng, khi cây ra 2 lá cây sống nhờ vào dinh dưỡng từ củ giống ban đầu. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, nếu không đủ ánh sáng thì hoa mù và hoa tự héo, cây rất dễ bị nhiễm bệnh.

3. Đất:

Đất thích hợp cho lay ơn là loại đất thịt. Lay ơn rất mẫn cảm với muối kim loại nặng đặc biệt là lượng chì cao.

4. Nước:

Lay ơn cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng, giai đoạn cây bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kỳ cần nhiều nước nhất, thiếu nước ảnh hưởng đến phân hoá hoa.

5. Không khí:

Lay ơn khá mẫn cảm với không khí, đặc biệt là khí Clo và Flo. Ở những nơi nồng độ Clo và Flo cao, lay ơn bị khô đầu lá. Do vậy, khi chọn địa điểm trồng tránh những khu công nghiệp, lò gạch.

II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LAY ƠN ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Tên giống

Nguồn gốc

Chiều cao cây [cm]

Thời gian sinh trưởng [ngày]

Số lượng hoa/cây

[hoa]

Màu sắc hoa

Đỏ 09

Việt Nam

150

95

14-16

Đỏ tươi

Chinon

Hà Lan

140

85

13-15

Đỏ tươi

Mascagne

Hà Lan

130

85

13-15

Đỏ thẫm

Amsterdam

Hà Lan

140

95

14-16

Trắng

Flevo souverir

Hà Lan

135

85

12-14

Vàng

Song sắc

Việt Nam

125

80

12-14

Vàng đỏ

Đỏ tai vuông

Việt Nam

145

90

14-16

Đỏ thẫm

Vàng lưỡi hổ

Việt Nam

135

85

13-15

Vàng lưỡi đỏ

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Thời vụ trồng

- Ở miền Bắc Lay ơn được trồng 2 vụ chính là:

+ Vụ thu – đông: trồng tháng 9 cho thu hoa vào tháng 11 và

+ Vụ Đông xuân trồng tháng 10, 11 để thu hoa vào các dịp tết nguyên đán, 8/3.

+ Ở các vùng như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu có thể trồng quanh năm.

2. Kỹ thuật làm đất

Đất thích hợp cho trồng hoa layơn là loại đất phù sa, thịt nhẹ, có độ pH từ 6 – 7, thoát nước tốt tạo điều kiện cho rễ phát triển mạnh.

Trước khi trồng có thể tiến hành xử lý đất: Có thể bơm nước để ngâm đất trước khi trồng 15-20 ngày, bón thêm vôi bột vừa có tác dụng khử trùng, vừa cung cấp thêm canxi cho cây. Lượng bón: 20 – 25 kg/sào bắc bộ.

* Lên luống: chiều cao luống 20-30cm, rộng luống 1,0- 1,2 m, rãnh luống 25-30cm.

* Đánh rạch: Dùng cuốc đánh theo chiều ngang của luống để dễ canh tác. Độ sâu rạch: 10 -15cm.

3. Bón phân

- Lượng bón: cho 1 sào bắc bộ [360m2]

Phân hữu cơ [phân vi sinh/phân chuồng, phân trâu bò]: 400/3.000 kg.

Phân hóa học: 10 kg Urê + 50 kg Supe lân + 8kg Kali clorua

- Cách bón:

+ Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ + 20 kg lân Supe lân. Đánh rạch, trộn đều các loại phân với nhau và bón xuống rạch, sau đó lấp đất sâu 10 -15 cm.

- Bón phân thúc: lượng lân còn lại cho vào hố, trộn thêm nước tiểu ngâm 15 ngày là tưới được.

+Thúc đợt 1: [khi cây có 2 lá]: 3 kg Ure +10 kg Supe lân + 2kg Kali.

+ Thúc đợt 2: [khi cây có 4 lá]: 4 kg Ure +10 kg Supe lân + 2kg Kali

+ Thúc đợt 3: [khi cây có 5-6 lá]: 3 kg Ure +10 kg Supe lân + 4kg Kali

Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá: Komix, Sporay-N-Grow phun vào giai đoạn cây có từ 2-5 lá mang lại hiệu quả rất cao. Trong quá trình bón không nên bón phân sát gốc, thường bón kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong cần tưới đẫm cho tan phân để cây hấp thu. Canxi cũng cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, có thể phun hoặc bón thêm 2-3 lần khi cây được 4-6 lá.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Chọn giống

Chủ yếu lựa chọn màu sắc, hình dạng, thời gian sinh trưởng và mục đích sử dụng để chọn giống trồng cho thích hợp. Củ giống khi trồng phải ra rễ đều nếu không sau trồng cây mọc sẽ bị nghiêng.

4.2. Mật độ trồng

Hàng cách hàng: 35 cm, cây cách cây 10-12 cm. Với khoảng cách trên lượng củ giống từ 5.000 -5.700 củ/sào bắc bộ.

4.3. Kỹ thuật trồng

Sau khi rạch hàng, đặt củ phần rễ xuống dưới, mầm lên trên, lấp đất [tùy từng chân đất có thể lấp mỏng hay dày 1,5-3 cm].

54.4. Kỹ thuật tưới nước

- Tưới nước: Độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa lay ơn, tuy nhiên nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm có trong đất như bệnh lở cổ rễ [Rhizoctonia solani], bệnh héo vàng [Fusarium solani], bệnh thối đen rễ, thối củ [Pythium spp.]…Khi tưới cho hoa, thời điểm tưới thích hợp vào khoảng 7 – 9 giờ sáng, tưới vào thời điểm này sẽ làm cho đất hạn chế độ ẩm trong đêm, do đó ít phát sinh bệnh hại trên cây hoa đang phát triển. Nếu cây khô hạn sinh trưởng yếu dẫn đến chất lượng hoa giảm do vậy phải thường xuyên giữ ẩm ở độ ẩm đất 70-75%, thường cứ 2-3 ngày tưới một lần.

4.5. Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm

Sau trồng 7-10 ngày, mầm mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm, nhưng có những củ mọc ra 2-3 mầm, khi đó ta cần tỉa loại bỏ những mầm phụ chỉ để lại 1 mầm chính. Khi tỉa một tay ấn chặt gốc 1 tay tỉa mầm, tránh làm lay gốc cây.

Khi cây được 3 lá tiến hành vun đợt 1, sau đó khi cây cao 40-50cm tiến hành vun đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ. Sau vun đợt 2 cần cắm cọc cố định cây, để cây không bị đổ. Nếu loại cây thấp chỉ cần cắm 1 số cọc ở mép luống, mỗi cọc cắm cách nhau từ 1,5 - 2m, sau đó dùng dây căng và buộc cây. Loại cây cao, trồng những nơi gió nhiều thì khoảng cách cắm cọc dày hơn, khoảng 1m cắm 1 cọc.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại chính

5.1. Sâu hại

- Sâu xám:

Sâu xám chỉ phá hại ở thời kỳ cây non

Có hai biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp thủ công: bắt bằng tay [khoảng lúc 6 giờ tối lúc đó sâu bò lên cắn ngang thân], có thể luân canh với cấy lúa .

+ Biện pháp hoá học: dùng FMtox 50 EC, phun 1-2 bình 8 lít cho 1 sào, phun vào lúc 16-17 giờ thì hiệu quả trừ cao.

- Sâu khoang ăn lá:

Sâu khoang hại suốt thời kỳ sinh trưởng của hoa lay ơn, sâu ăn lá làm giảm chất lượng hoa, thậm chí làm cho bông hoa không trổ thoát được.

Phòng trừ: Dùng FMtox 50EC, Fastox 50EC phun 1-2 bình 8 lít cho 1 sào bắc bộ.

5.2. Bệnh hại

- Bệnh khô vằn

+ Triệu chứng: Lúc đầu bệnh là một chấm xanh tái [như bị nước sôi đổ vào]. Sau đó vết bệnh lan dần, loang nổ như da hổ. Bệnh thường phát triển từ phía gốc, sau lan dần lên trên ngọn, làm cây khô héo.

+ Phòng trừ: Dùng thuốc Validacin 500 pha nồng độ 40-50ml thuốc/bình 8 lít [phun 2 bình cho 1 sào Bắc Bộ]

- Bệnh héo vàng

+ Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở phần thân giả nằm dưới mặt đất. bệnh làm cho thân teo tóp, hoặc làm cho củ thối nhũn, cây không phát triển được hoặc dị dạng. Chỗ bệnh có phủ một lớp phấn màu hồng.

+ Phòng trừ: xử lý đất trước khi trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma. Dùng thuốc hoá học: Anvil, Benlat C, pha nồng độ 40-50ml thuốc/bình 8 lít [phun 2 bình cho 1 sào Bắc Bộ]

- Bệnh đốm nâu

+ Triệu chứng: bệnh hại trên lá. Vết bệnh thường có hình tròn, hoặc hình ovan. Xung quanh có viền nâu đậm, khi gặp điều kiện ẩm và bón nhiều đạm bệnh phát triển mạnh.

+ Phòng trừ: dùng Zineb 80BTN phun với lượng 2 gói/sào.

- Bệnh khô đầu lá

Theo kết quả khảo sát, điều tra ở một số khu vực chúng tôi nhận thấy: tại Hải Phòng và Đà Lạt bệnh xuất hiện rất ít, ở Sapa bệnh hầu như­ không xuất hiện, đặc biệt bệnh phổ biến ở các vùng trồng xung quanh Hà Nội. Bệnh hại cả lá non và lá già làm giảm diện tích quang hợp của lá dẫn đến lá mau bị hỏng, cây còi cọc, hoa kém chất lượng.

+ Nguyên nhân gây bệnh: đây là loại bệnh sinh lý do trồng ở những nơi có hàm lượng chất flo, clo trong không khí cao.

+ Cách phòng: Tránh trồng lay ơn gần những khu công nghiệp

IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA

1. Thu hái hoa

- Thời gian thu hoạch: Khi có 1- 2 hoa nhú màu, nên cắt vào trước 10h sáng.

- Vị trí cắt: Chừa lại 1 lá hoàn chỉnh để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ [trong trường hợp tiếp tục thu củ] hay nhổ cả củ hoặc cắt sát đất.

- Sau khi cắt hoa xong phải bó kín phần đầu hoa và dựng thẳng để cho cành hoa không bị cong và gãy.

2. Phân loại, đóng gói

Sau khi cắt, phải phân loại theo độ tuổi, cấp hoa để thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản.

Dùng dây buộc chặt phần gốc, dùng giấy hay bao buộc chặt phần ngọn để bảo vệ hoa.

3. Bảo quản hoa:

Có 2 hình thức bảo quản: bảo quản bằng ướp đá và bảo quản trong kho lạnh ẩm:

+ Bảo quản bằng ướp đá: Dùng tấm xốp ghép thành thùng sau đó đập đá cây cho vào, cứ 1 lớp đá rồi để 1 lớp hoa nằm lại phủ 1 lớp đá …sau cùng đậy nắp hoặc phủ kín bằng chăn bong giữ lạnh [hoa được bọc kín đầu và buộc chặt gốc] mô hình này chỉ áp dụng qui mô nhỏ. Thời gian có thể bảo quản được tối đa 10 ngày, cứ 5 ngày đảo hoa 1 lần.

+ Bảo quản trong kho lạnh ẩm: Hoa được bọc kín đầu và dựng trong kho lạnh độ ẩm, nhiệt độ 6-80C, ẩm độ 80 – 90%.

Chủ Đề