Học cách chấp nhận và vượt qua

Cảm giác nghe nhạc trong lúc trời đang mưa không hẳn là tệ nhỉ? Có lẽ người ta nói đúng, tùy tâm trạng mà ta cảm thấy thời tiết tốt hay xấu. Thay vì cứ chùm chăn kín mít, bắt những bản nhac buồn du dương của Trung Quân Idol thì ta hãy ngồi dậy, mở cửa ra và ngắm mưa đi, mưa ào ạt, mưa xối xả như thay ta trút bỏ nỗi buồn phiền trong lòng. Mưa cho ta cái cảm giác lành lạnh dễ chịu, cảm giác trong lành như lòng ta chưa hề gợn sóng.

Hãy nhắm mắt lại và hít thật sâu nghĩ về mọi chuyện đang ấp ủ trong lòng, sau đó thả lỏng,mở mắt ra khẽ cười và nói: Hãy học cách chấp nhận rồi ta sẽ hạnh phúc thôi mà.

Đúng đấy, mọi thứ trong cuộc sống của ta đâu có cái gì gọi là hoàn hảo chứ, vậy tại sao ta cứ cố chấp không chịu chấp nhận sự thật. Cứ như vậy thì ai là người chịu thiệt thòi ngoài chính bản thân ta. Nó khiến ta trở thành một người ích kỷ, một người chỉ biết so hơn tính thiệt với người, chỉ biết sân si và nhỏ mọn.Mặc khác chúng ta cứ giữ khư khư cái suy nghĩ cố chấp kia thì bạn có thấy tâm trạng mình khá hơn không? Có thay đổi được hiện tại không? hay từ từ khiến ta thêm mệt mỏi trước một mớ hỗn độn trong đầu chứ!

Các bạn à, hãy buông bỏ những bảo thủ trong suy nghĩ, và cố chấp trong cách nhìn nhận về một vấn đề nào đó đi. Vì cuộc sống chúng ta là hướng về tương lai chứ không phải cứ lùi về quá khứ đâu. Bạn cứ dừng chân tại một thời điểm nào đó là đã bị người ta bỏ lại sau lưng rồi đấy, thời gian nó cứ êm đềm trôi chứ đâu chịu dừng lại chỉ để chờ bạn chứ. Bạn thử hỏi tất cả những người xung quanh bạn xem, họ có hoàn toàn đều gặp thuận lợi, hay luôn may mắn trong cuộc sống của họ không? Tôi cam đoan là không ai có được đặc ân đó. Đừng nhìn vấn đề chỉ từ một khía cạnh, bạn hãy nhìn thật sâu vào đó thì sẽ thấy được những khuyết điểm, những điểm xấu được người ta cố tình cất giấu.

Đừng bao giờ than rằng cuộc sống không công bằng, đừng bảo thủ oán trách ” Cả thế giới hạnh phúc ngoại trừ tôi”, làm gì có điều đó chứ, cuộc sống luôn công bằng, và tôi tin không ai là không có những nỗi buồn, những sai lầm, những vấp ngã trong cuộc sống này cả. Nhưng họ đã vượt qua nó bằng việc họ biết chấp nhận sự thật và dũng cảm đứng lên. Họ biết giúp mình thoát ra trước những suy nghĩ tiêu cực, họ biết biến thương đau thành hạnh phúc bằng hành động. Họ không ngồi yên một chỗ chỉ để tiếc nuối, để than thân trách phận, để nguyền rủa những kẻ xấu xa. Vâng! tất cả đều đó cho ta thấy người ta hạnh phúc hơn mình là ở điểm đó.

Đừng bao giờ than rằng cuộc sống không công bằng, đừng bảo thủ oán trách ” Cả thế giới hạnh phúc ngoại trừ tôi”, làm gì có điều đó chứ, cuộc sống luôn công bằng, và tôi tin không ai là không có những nỗi buồn, những sai lầm, những vấp ngã trong cuộc sống này cả. Nhưng họ đã vượt qua nó bằng việc họ biết chấp nhận sự thật và dũng cảm đứng lên. Họ biết giúp mình thoát ra trước những suy nghĩ tiêu cực, họ biết biến thương đau thành hạnh phúc bằng hành động. Họ không ngồi yên một chỗ chỉ để tiếc nuối, để than thân trách phận, để nguyền rủa những kẻ xấu xa.

Vâng! tất cả đều đó cho ta thấy người ta hạnh phúc hơn mình là ở điểm đó.

Đúng thế, ta cứ khư khư ôm quá khứ vào lòng thì được cái gì đây chứ hay chỉ được cái tâm trạng tồi tệ ngày này qua tháng nọ. Những người bị người yêu phản bội, bị đem ra làm trò cười trong tình cảm của chính mình thì sẽ rất đau, rất giận và thậm chí họ quyết ôm nỗi hận này trong lòng như để nhắc nhở cái nỗi đau mà họ phải nhận lấy.

Đau thì đau thật đấy, giận thì cũng đáng giận lắm nhưng hãy chỉ để bản thân mình buồn trong một thời gian nào đó thôi bạn à, vì bạn cứ giữ chặt nỗi đau thì có ảnh hưởng gì đến kẻ phản bội kia đâu, hay hắn sẽ hả hê vì biết bạn đã không quên được hắn.

Sự viêc đã xảy ra, thì ta hãy chấp nhận và đứng lên thay đổi mọi thứ đi, hãy tìm niềm vui từ những điều giản dị, hãy cứ độc thân xinh đẹp để kẻ phản nội phải tự cảm thấy hối hận cho việc làm của hắn, và cũng đừng bao giờ mất lòng tin về hạnh phúc trong mình, hãy suy nghĩ thoáng hơn, rằng trước sau gì ta cũng sẽ được gặp người thương yêu ta trọn đời, trước không gặp thì ta vẫn cứ vô tư đi, vì đến cuối đường cũng sẽ gặp được nhau thôi. Vì mọi thứ trên đời này đều do ” vạn sự tùy duyên ” mà.

Những người từng có những người bạn thân quay lưng lại với mình, hay là không còn gắn bó như trước nữa thì cũng hãy dừng trách móc họ đi, đừng suốt ngày share những status kể lể dài lòng, dừng đùng đùng nổi giận cắt đứt liên hệ tất cả như người không quen biết. Hãy bước chậm lại, suy nghĩ thoáng ra.

Đâu ai mãi thân thiết, gắn bó với mình khi họ cũng có công việc riêng, dự định riêng, khi môi trường họ sống khác với ta, mà ta cứ khăng khăng bắt họ không thay đổi thì ta quá ích kỉ chăng! Thay vì giận hờn, hụt hẫng thì hãy học cách tìm niềm vui cho riêng mình, hãy đi một mình để thêm mạnh mẽ, thôi thì không kể lể với chúng nó mọi khó khăn trong mình thì ta sẽ không còn nhận sự thờ ơ, không mấy tha thiết, không tụ tập quá nhiều thì sẽ không cảm thấy mình cô đơn trong chính tình bạn của mình.

Hãy giữ mối quan hệ ở mức độ xã giao thì ta vẫn còn được những kỉ niệm đẹp trước đó, thay vì hằn học cạch mặt chấm dứt mọi thứ. Từ đó,bạn sẽ học được quy luật của việc trưởng thành, ta biết cách nên chia sẽ điều gì, biết giữ cho riêng mình những bí mật. Như vậy vẹn cả đôi đường rồi.

Khi ta thất bại thì đừng ngồi đó hờn trách nữa. Không thay đổi được điều gì đâu. Chỉ biến ta thành kẻ ủy mị, chỉ biết than trách vô nghĩa. Hãy đứng lên để biết ta mạnh mẽ đến chừng nào. Hãy hành động để thay đổi mọi thứ ở tương lai. Qúa khứ là một bước đệm cho ta ở ngài mai chứ không phải là cái hố để ta tự đào mình xuống đó.

Hãy học cách chấp nhận vào sự thật dù có phũ phàng dường nào, đừng cố chấp để làm bản thân ta thêm đau khổ. Đừng đứng đó để khư khư chống đối, hay than trách nguyền rủa nữa, sẽ không có ông bụt nào xuất hiện để giúp ta đâu. Mọi thứ đều do tự ta quyết định thôi.

Khi bạn học được cách chấp nhận bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản hơn đấy, không ngột ngạt trước những suy nghĩ cố chấp. Hãy cứ bước về phía trước, hãy xem những gì trải qua là một bài học cho ta về sau. Học cách chấp nhận được rồi thì chúc mừng bạn đã trở thành người hạnh phúc rồi đấy.

Thúy Diễm – Dear.vn

Chấp nhận bản thân là khả năng coi trọng tất cả các phần của con người bạn vô điều kiện. Điều này có nghĩa là bạn trân trọng cả phần tốt lẫn phần mà bạn cho rằng cần cải thiện. [1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Quá trình chấp nhận bản thân thường bắt đầu từ việc thừa nhận phán xét chống lại chính mình và xoa dịu những phán xét đó, sao cho mỗi phần trong con người bạn đều được trân trọng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hơn nữa, điều quan trọng là cam kết với bản thân sẽ chuyển hướng tập trung từ phê bình và khiển trách sang tha thứ và yêu thương.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Thừa nhận điểm mạnh và đặc trưng. Chấp nhận điểm mạnh, hoặc đặc trưng mà bạn trân trọng để giúp mang lại cân bằng trong công việc sẽ mang lại hiệu quả trong việc thừa nhận phần trong con người bạn vốn ít được coi trọng hơn. Thêm vào đó, nhận ra điểm mạnh còn giúp thay đổi khái niệm về bản thân.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bắt đầu bằng việc liệt kê ưu điểm của bạn, hoặc liệt kê một điểm mạnh mỗi ngày nếu thấy khó khăn khi suy nghĩ về chúng. Ví dụ:

    • Mình là một người giàu lòng thương.
    • Mình là một người mẹ mạnh mẽ.
    • Mình là một họa sĩ tài ba.
    • Mình là một người giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo.

  2. 2

    Tạo danh sách thành tích. Nhận biết và công nhận thế mạnh của bản thân bằng cách lập ra một danh sách gồm những thành tích mà bạn đạt được. Chúng có thể bao gồm những người mà bạn đã từng giúp đỡ, thành tựu cá nhân, hoặc khoảng thời khó khăn bạn đã từng vượt qua.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Các dạng minh họa trên có thể giúp bạn hướng sự tập trung vào hành động hoặc hành vi. Ví dụ minh họa càng cụ thể và rõ ràng sẽ giúp bạn nhận ra thế mạnh của chính mình. Ví dụ:

    • Ngày bố qua đời là khoảng thời gian khó khăn đối với gia đình, nhưng mình tự hãnh hiện rằng mình đã giúp mẹ vượt qua tháng ngày đau khổ đó.
    • Mình đã đặt mục tiêu chinh phục nữa đoạn đường marathon, và sau 6 tháng huấn luyện, mình đã vượt qua đích cuối cùng!
    • Sau khi mất việc, mình đã trải qua tháng ngày khó khăn để điều chỉnh bản thân và thanh toán hóa đơn. Nhưng mình đã học được nhiều hơn về điểm mạnh của bản thân và hiện giờ mình đang ở một nơi tốt hơn.

  3. 3

    Nhận biết cách bạn phán xét bản thân. Nhận ra sự tự phê bình rất quan trọng trong việc giúp bạn xem xét khía cạnh mà bạn thường chỉ trích bản thân quá mức.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Phê phán quá mức là khi bạn có cảm giác bất mãn với một số phạm vi do chính bạn tạo ra hoặc bất mãn với chính đặc điểm của bản thân. Điều này có thể bao gồm cảm giác xấu hổ hay thất vọng, và chúng có thể chèn ép sự tự thừa nhận bản thân. Bắt đầu bằng việc ghi ra danh sách những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Ví dụ:

    • Mình sẽ không thể làm bất cứ điều gì đúng đắn được nữa.
    • Mình luôn nhìn nhận lời nhận xét của người khác sai hướng; có điều gì không ổn đối với mình.
    • Mình quá béo.
    • Mình ghét đưa ra quyết định.

  4. 4

    Nhận ra xem lời bình luận của mọi người tác động đến bạn như thế nào. Khi người khác đưa ra nhận xét, chúng ta thường tiếp thu những lời nhận xét này và biến chúng thành quan điểm của chúng ta về bản thân. Nếu bạn có thể tìm ra căn nguyên của lời tự phê phán chính mình, thì bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lại xem bạn hiểu rõ bản thân như thế nào.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chẳng hạn, nếu mẹ luôn chỉ trích vẻ ngoài của bạn, thì giờ bạn có thể cảm thấy thiếu tự tin. Tuy nhiên, hãy hiểu rõ rằng lời phê bình của mẹ là do bà cảm thấy không an tâm. Một khi nhận ra được điều này, bạn sẽ bắt đầu lấy lại sự tự tin đối với bề ngoài của bạn.

  1. 1

    Phát hiện khi bản thân suy nghĩ điều tiêu cực. Một khi biết được một số khía cạnh của cuộc sống mà bạn thường chỉ trích nhiều nhất, đây là thời điểm bạn nên khiến “sự phê bình nội tâm” im lặng. [8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Phê bình nội tâm sẽ nói với bạn những điều như: “Mình không sở hữu vóc dáng cơ thể lý tưởng” hoặc “Mình không thể làm điều gì đúng đắn cả”. Xoa dịu phê bình nội tâm sẽ làm giảm sự nhấn mạnh của lối suy nghĩ tiêu cực về bản thân, từ đó nhường chỗ cho lòng yêu thương, tha thứ, và chấp nhận. Để khiến sự phê bình nội tâm im lặng, hãy tập nắm bắt lối suy nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng xuất hiện. Ví dụ, nếu bắt gặp bản thân có lối suy nghĩ như, “Mình chỉ là một kẻ ngu ngốc”, hãy hỏi bản thân một số điều như:

    • Đây có phải là suy nghĩ tích cực?
    • Liệu lối suy nghĩ này có khiến mình cảm thấy khá hơn?
    • Liệu mình có nên nói cho bạn bè hoặc người yêu về suy nghĩ này?
    • Nếu những câu hỏi trên đều có câu trả lời là không, bạn nhận ra rằng sự phê bình nội tâm sẽ lại chỉ trích thêm lần nữa.

  2. 2

    Thử thách sự phê bình nội tâm. Khi nhận thấy bạn có lối suy nghĩ tiêu cực về bản thân, hãy thách thức và xoa dịu tiếng nói chỉ trích này. Chuẩn bị đón nhận lối suy nghĩ hoặc ý tưởng đối lập mang tính tích cực. Bạn có thể áp dụng điểm mạnh mà bạn vừa tìm ra trong các bước trên.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu phát hiện bản thân đang nói, “Mình thật ngu ngốc”, hãy thay đổi suy nghĩ đó bằng sự bày tỏ tốt đẹp hơn: “Mặc dù mình không biết gì về chủ đề này, nhưng mình vẫn hiểu biết những chủ đề khác, và điều đó là bình thường”.
    • Nhắc nhở bản thân về thế mạnh: “Chúng ta không tài giỏi trong cùng một lĩnh vực giống nhau. Mình biết rằng mình thông thạo hoặc chuyên về lĩnh vực khác, và mình lấy làm tự hào về điều đó”.
    • Nhắc nhở sự phê bình nội tâm rằng sự phát biểu tiêu cực là không đúng sự thật. “Được rồi, phê bình nội tâm. Tôi biết anh đã từng nói rằng tôi không sáng suốt, nhưng điều đó không đúng. Tôi nhận ra rằng tôi có hiểu biết về lĩnh vực quan trọng và cụ thể”.
    • Đảm bảo luôn nhìn nhận tích cực về phê bình nội tâm. Nhắc nhở và chỉ bảo bản thân vì bạn vẫn đang học cách để thay đối suy nghĩ về chính mình.

  3. 3

    Tập trung chấp nhận bản thân trước tiên rồi mới cải thiện chính mình. Chấp nhận bản thân là thừa nhận con người bạn ở hiện tại. Cải thiện chính mình thường tập trung vào thay đổi cần thiết để chấp nhận bản thân trong tương lai. [10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn ,[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nhận ra một số lĩnh vực mà bạn trân trọng ở thời điểm hiện tại. Sau đó, quyết định xem liệu bạn có muốn cải thiện chúng trong tương lai.

    • Ví dụ, bạn đang muốn giảm cân. Đầu tiên, bắt đầu bằng lời bày tỏ tự chấp nhận bản thân về trọng lượng cơ thể hiện tại: “Ngay cả khi mình muốn giảm cân, thì mình vẫn xinh đẹp và cảm thấy thoải mái như bình thường”. Sau đó, điều chỉnh việc cải thiện chính mình bằng ngôn từ tích cực và lạc quan. Thay vì suy nghĩ, “Mình không có thân hình hoàn hảo, và khi giảm được 8kg, mình sẽ trông xinh đẹp và thoải mái hơn,” bạn có thể nói, “Mình muốn giảm 8kg để khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn”.

  4. 4

    Thay đổi sự kỳ vọng về bản thân. Khi đặt ra những kỳ vọng ảo tưởng cho bản thân, bạn đang khiến bản thân thêm thất vọng. Nói cách khác, điều này sẽ khiến bạn khó chấp nhận chính mình. Hãy thay đổi sự kỳ vọng về bản thân. [12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu bạn nói, “Mình thật lười biếng. Mình thậm chí không lau chùi nhà bếp hôm nay”, hay thay đổi sự kỳ vọng của bản thân bằng cách nói, “Mình đã chuẩn bị bữa tối cho cả gia đình. Mình có thể nhờ bọn trẻ giúp dọn dẹp nhà bếp sau bữa ăn sáng vào ngày mai”.

  1. 1

    Hiểu rằng bạn xứng đáng được yêu thương. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ hoặc khó chịu khi nói rằng bạn xây dựng lòng yêu thương cho bản thân bởi vì điều đó có vẻ hơi ích kỷ. Tuy nhiên, lòng yêu thương được xem là nển tảng của việc chấp nhận bản thân. Lý do là bởi vì lòng yêu thương là “ý thức đồng cảm nỗi đau của người khác với mong muốn có thể làm giảm bớt nỗi đau ấy”.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn xứng đáng với sự cảm thông và tử tế như thế! Bước đầu tiên cho lòng yêu thương với bản thân là công nhận giá trị của chính mình.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Thật dễ dàng và phổ biến khi để cho suy nghĩ, cảm giác, quan điểm, và niềm tin của người khác điều khiển sự công nhận bản thân. Thay vì để cho sự thừa nhận bản thân phụ thuộc vào quyết định của người khác, hãy tự mình quyết định điều đó. Học cách công nhận và chấp nhận bản thân mà không cần sự đồng ý từ người khác.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Thực hành khẳng định mỗi ngày. Khẳng định là sự bày tỏ tích cực mang tính ủng hộ và vực dậy tinh thần. Áp dụng phương pháp này cho bản thân có thể là một công cụ hiệu quả giúp xây dựng lòng yêu thương cho chính mình.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Lòng yêu thương giúp bạn dễ dàng đồng cảm và tha thứ cho bản thân trong quá khứ, từ đó giúp bạn vượt qua cảm giác tội lỗi và hối tiếc. Lời khẳng định hàng ngày còn giúp dần dần thay đổi phê bình nội tâm. Xây dựng lòng yêu thương mỗi ngày bằng cách xác nhận trong lời nói, bài viết, hoặc suy nghĩ. Một vài ví dụ của lời khẳng định bao gồm:

    • Mình có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn; mình mạnh mẽ hơn mình nghĩ.
    • Mình không phải là người hoàn hảo và có thể mắc sai lầm; và điều này là bình thường.
    • Mình là đứa con tốt bụng và chu đáo.
    • Rèn luyện lòng yêu thương. Nếu bạn đang có một ngày khó khăn trong việc chấp nhận một phần nào đó của con người bạn, hãy dành một khoảnh khắc và nhẹ nhàng xây dựng lòng yêu thương dành cho bản thân. Chấp nhận rằng sự phê bình bản thân có thể gây tổn thương và quá tàn nhẫn. Nhắc nhở bản thân nên nhẹ nhàng và rèn luyện sự tự khẳng định.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ví dụ: Nếu bạn nghĩ rằng, “Mình không có thân hình lý tưởng; mình trông hơi mập,” hãy công nhận rằng lối suy nghĩ đó không có phần khắc khe với bản thân: “Đây là lối suy nghĩ tiêu cực và mình không nên nói cho bạn mình biết về điều đó. Nó làm mình xuống tinh thần và không đáng”.
    • Nói điều dễ nghe: “Cơ thể mình có thể không hoàn hảo, nhưng đó là cơ thể của mình; nó khỏe mạnh và cho phép mình làm mọi thứ mình thích, như vui đùa với bọn trẻ”.

  3. 3

    Rèn luyện sự tha thứ. Thực hành sự tự tha thứ có thể giúp bớt cảm giác tội lỗi đã qua, điều mà có thể đang ngăn cản bạn hoàn toàn chấp nhận bản thân ở hiện tại. Bạn có thể phán xét quá khứ, dựa trên hy vọng không khả thi. Tha thứ cho bản thân sẽ giúp bỏ qua nỗi hổ thẹn và nhường chỗ cho lòng yêu thương nhiều hơn và chấp nhận quan điểm của quá khứ. Đôi khi, sự phê bình nội tâm có thể miễn cưỡng cho phép chúng ta tha thứ cho bản thân trong quá khứ.

    • Thỉnh thoảng, chúng ta đối xử tệ bạc với bản thân thông qua việc chỉ tập trung vào lỗi lầm. Chú ý đặc biệt đến lỗi lầm mà có thể bạn đã phạm phải. Cố gắng đánh giá xem liệu có yếu tố bên ngoài nào bị lôi vào tình thế đó không. Đôi khi, sự việc có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, tuy nhiên, chúng ta vẫn giữ cảm giác tội lỗi. Cân nhắc xem hành động đó có thực sự ngoài tầm kiểm soát của bạn và rộng lòng tha thứ.
    • Để giúp bạn rèn luyện lòng khoan dung, bài tập liên quan đến viết thư có thể là một công cụ nhận thức và cảm xúc tuyệt vời để bắt đầu quá trình.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Viết thư gửi bản thân trong quá khứ với giọng điệu ân cần và đầy tình thương. Nhắc nhở bản thân trong quá khứ [phê bình nội tâm] rằng bạn đã phạm sai lầm. Nhưng bạn biết rằng bạn không hoàn hảo, và điều đó bình thường. Sai lầm thường mang đến cho chúng ta cơ hội học hỏi quý báu. Nhắc nhở bản thân rằng bạn đã hành động ra sao hoặc bạn đã làm những gì có thể là tất cả mọi điều mà bạn biết cách để làm trong thời điểm đó.

  4. 4

    Biến suy nghĩ tội lỗi thành sự bày tỏ biết ơn. Nhớ rằng bạn thường rút ra bài học từ lỗi lầm trong quá khứ sẽ giúp bạn nghĩ về quá khứ theo hướng lạc quan. Tập biết ơn về những gì bạn đã học được và chấp nhận rằng phạm sai lầm là một phần cuộc sống. Từ đó, tội lỗi và hổ thẹn trong quá khứ sẽ không ngăn bạn chấp nhận bản thân ở hiện tai. Viết ra cụm từ/suy nghĩ tội lỗi, và biến chúng thành sự bày tỏ lòng biết ơn.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ví dụ:

    • Suy nghĩ tiêu cực/phê bình nội tâm: Mình đã từng căm ghét gia đình khi mình khoảng 20 tuổi. Bây giờ mình thấy xấu hổ về việc đã hành xử như vậy.
      • Bày tỏ biết ơn: Mình cảm thấy biết ơn rằng mình đã rút ra được bài học từ hành động này ở trong độ tuổi đó, bởi vì nó thực sự hữu ích trong việc nuôi dạy bọn trẻ.
    • Suy nghĩ tiêu cực/phê bình nội tâm: Mình đã khiến gia đình đổ vỡ vì không thể từ bỏ uống rượu.
      • Bày tỏ biết ơn: Mình biết ơn rằng mình có thể hàn gắn mối quan hệ và cố gắng thêm lần nữa trong tương lai.

  1. 1

    Luôn ở bên cạnh người giàu tình thương. Nếu dành thời gian bên cạnh người mà phủ nhận giá trị con người bạn, thì bạn sẽ có khoảng thời gian khó khăn để chấp nhận bản thân. Khi mọi người không ngừng chỉ trích bạn, sẽ khó lòng để thuyết phục chính mình rằng bạn có điểm mạnh. Nên dành thời gian cho những ai luôn ủng hộ và yêu thương bạn thật lòng. Họ sẽ động viên bạn để bạn chấp nhận con người thật của mình.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn gỡ bỏ mọi rắc rối đang ngăn bạn chấp nhận bản thân. Bác sĩ có thể giúp tìm hiểu sâu hơn về quá khứ để hiểu tại sao bạn lại suy nghĩ như vậy về chính mình. Họ còn có thể gợi ý cho bạn một số cách để tự nói chuyện với chính mình, như đưa ra một vài gợi ý để tự khẳng định, và nhiều cách khác.

  3. 3

    Thiết lập ranh giới cá nhân và giao tiếp với người khác một cách quyết đoán. Khi cần tương tác với người thường phê bình hoặc không khích lệ động viên, bạn nên xây dựng ranh giới với họ. Trò chuyện với những người này để họ hiểu rằng lời nhận xét của họ gây tổn thương và không giúp ích đến mức nào.

    • Ví dụ, nếu sếp luôn phê bình công việc, thì bạn có thể nói, “Tôi cảm thấy tôi không nhận đủ sự hỗ trợ khi thực hiện dự án này. Tôi muốn hoàn thành công việc tốt, nhưng thật khó để làm hài lòng anh. Hãy cùng nhau đưa ra hướng giải quyết hiệu quả cho cả hai chúng ta”.

  • Quá trình chấp nhận bản thân cần thời gian. Sau tất cả, bạn sẽ giúp bản thân học thêm kỹ năng mới về cách để nói chuyện với chính mình. Hãy kiên nhẫn với bản thân.
  • Thời gian luôn quý giá. Sống trọn từng ngày bằng cách rèn luyện sự kiên nhẫn và lòng yêu thương vô hạn dành cho bản thân.
  • Quan tâm đến điều người khác nói về bạn. Cố gắng hoàn thiện bản thân tương ứng, nhưng không thay đổi hoàn toàn con người bạn. Bạn là duy nhất trên thế giới này.

Cùng viết bởi:

Tư vấn viên chuyên nghiệp

Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 9.110 lần.

Chuyên mục: Phát triển cá nhân

Trang này đã được đọc 9.110 lần.

Video liên quan

Chủ Đề