Học đại học bao nhiêu tín chỉ

Với trình độ thạc sĩ, số lượng tín chỉ phải hoàn thành tối thiểu là 60; Trình độ tiến sĩ là 90 với người đã tốt nghiệp thạc sĩ và 120 với người tốt nghiệp ĐH.

Ngày 11/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo để lấy ý kiến thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Lấy đơn vị tín chỉ để lượng hóa khối lượng kiến thức của người học, Bộ GD&ĐT dự kiến với trình độ cao đẳng, sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 90 tín chỉ; trình độ ĐH là 120; thạc sĩ là 60 và tiến sĩ là 90 tín chỉ với người đã tốt nghiệp thạc sĩ và 120 tín chỉ với người tốt nghiệp ĐH.

Theo Bộ GD&ĐT, một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học; bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.

Dự thảo cũng đưa ra yêu cầu về năng lực người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp dựa trên các tiêu chí: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm. Theo đó, với trình độ ĐH, sinh viên cần có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đào tạo.

Tốt nghiệp ĐH, sinh viên cần có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng vận dụng kiến thức, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.

Đặc biệt, dự thảo này đề cập rất rõ yêu cầu về ngoại ngữ của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ví dụ, người tốt nghiệp trình độ ĐH cần có kỹ năng ngoại ngữ, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống thông thường; có thể viết báo cáo đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn...

Như vậy, theo quy định như trên, sinh viên đại học phải hoàn thành ít nhất là 120 tín chỉ và mỗi tín chỉ tương đương 50 giờ học tập.

Sinh viên đại học phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học như thế nào? [Hình từ Internet]

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học như thế nào?

Tại quy định Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học như sau:

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
1. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:
a] Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;
b] Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;
c] Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
d] Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
2. Mỗi thành phần, học phần của chương trình đào tạo phải quy định mục tiêu, yêu cầu đầu vào và đầu ra, số tín chỉ và nội dung, đặc điểm chuyên môn; đóng góp rõ nét trong thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
a] Giáo dục đại cương bắt buộc bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành;
b] Đối với các chương trình đào tạo song ngành, ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo cần được cấu trúc để thể hiện rõ những thành phần chung và những phần riêng theo từng ngành;
c] Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, yêu cầu khối lượng thực tập tối thiểu 8 tín chỉ.
4. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ:
a] Định hướng nghiên cứu: khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn, 12 đến 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác;
b] Định hướng ứng dụng: thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.
5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ:
a] Tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ;
b] Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ;
c] Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học.

Theo đó, cấu trúc chương trình đào tạo trình độ đại học phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo.

Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo.

Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học.

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học như thế nào?

Tại quy định về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học như sau:

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
1. Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.
2. Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.
3. Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.
4. Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
5. Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn [nếu có], đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.
6. Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.
7. Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn.

Như vậy, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học được thực hiện theo quy định như trên.

Mạc Duy Văn

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

1 học kỳ là bao nhiêu tín chỉ?

Tải về Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT - 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học được xếp hạng học lực trung bình trở lên; - 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học đang trong thời gian bị xếp hạng học lực trung bình yếu.

Trung bình 1 năm học bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT không có quy định về số tín chỉ trong một năm sinh viên đăng ký mà các trường sẽ đặt ra quy định về số tín chỉ căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của mỗi trường. Tuy nhiên, trung bình mỗi kỳ học sinh viên đăng ký khoản 30 tín chỉ.

Việt Nam học bao nhiêu tín chỉ?

Thời gian đào tạo toàn khóa học là 4 năm. Khối lượng kiến thức toàn khóa gồm có 132 tín chỉ các học phần chuyên môn và 13 tín chỉ cho: Giáo dục quốc phòng [8 tín chỉ] và Giáo dục thể chất [5 tín chỉ].

1 năm học đại học có bao nhiêu ký?

Một năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ [kỳ hè]. Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải học. Học kỳ hè không bắt buộc phải học.

Chủ Đề