Hợp chất nào sau đây được gọi là monosaccarit

Chọn đáp án A

Polisaccarit gồm tinh bột và xenlulozơ (tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin).

Đisaccarit gồm saccarozơ và mantozơ. Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ.

chọn A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 254

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Hợp chất nào dưới đây là monosaccarit ?

(1)CH2OH-(CHOH)4CH-CH2OH

(2)CH2OH-(CHOH)4CH=O

(3)CH2OH-CO-(CHOH)3CH2OH

(4)CH2OH-(CHOH)4-COOH

(5)CH2OH-(CHOH)3-CH=O

A. (2), (3), (5)

B. (1), (2), (3)

C. (1), (4), (5)

D. (1), (3)

Câu hỏi: Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Glucozo

B. Amilozo

C. Xenlulozo

D. Saccarozo

Trả lời

Đáp án: A. Glucozo

Giải thích

Polisaccarit gồm tinh bột và xenlulozơ (tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin).

Đisaccarit gồm saccarozơ và mantozơ. Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ.

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về Monosaccarit qua bài viết dưới đây.

Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có CT chung: Cn(H2O)m

Cacbohiđrat chia làm 3 loại chủ yếu :

+ Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân (glucozơ & fructozơ)

+ Disaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit

+ Polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ) là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit(Glu)

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Monosaccarit.

Monosaccarit là gì?

Monosaccharide(tên Việt hóaMonosaccarit, từmono:đơn,sacchar: đường ởtiếng Hy Lạp) hayđường đơnlà đơn vị cơ bản nhất của cáccarbohydratequan trọng trong sinh học. Chúng là dạng đơn giản nhất củađường (thực phẩm)và cũng gồm các chất thuộc nhómchất xơ.

Monosaccharide có các lớp khác nhau tuỳ theo số nguyên tử cacbon có trong phân tử. Ví dụ: triose (3), tetrose (4), pentose (5), hexose (c6) và heptose (7). Các monosaccharide có các chức năng khác nhau trong tế bào. Đầu tiên, monosaccharide rất hữu ích trong việc sản xuất và lưu trữ năng lượng trong tế bào. Thứ hai, monosaccharide rất hữu ích trong việc hình thành các sợi dài như cellulose.

Khi xem xét cấu trúc monosaccharit, có một nhóm cacbonyl (một nguyên tử cacbon liên kết với một nguyên tử oxy thông qua một liên kết đôi) và một nhóm hydroxyl (nhóm –OH). Ngoài hai nhóm này, tất cả các nguyên tử cacbon khác có một nguyên tử hydro và một nhóm hydroxyl liên kết với chúng. Nếu nhóm cacbonyl xuất hiện ở cuối đoạn mạch cacbon của monosaccarit thì đó là một aldose. Nhưng nếu nó nằm giữa ở chuỗi cacbon thì nó là ketose.

Tính chất của Monosaccarit?

  • Tính hoà tan

Trong phân tử monosaccharide có mang nhiều nhóm hydroxy phân cực mạnh có khả năng tạo liên kết hydrogen, do đó quyết định tính hòa tan và trạng thái tập hợp của monosaccharide. Đa số monosaccharide là những chất không bay hơi, dễ hòa tan trong nước, trong dimetylformamide, dimetylsulfoxide, hòa tan có hạn trong alcol, pyridine, acetic acid và không hòa tan trong dung môi hữu cơ thông thường.

Các dẫn xuất monosaccharide mà các nhóm hydroxy bị thay thế dễ bay hơi và có thể chưng cất.

Trong dung dịch các monosaccharide bị solvat hóa mạnh do tương tác lưỡng cực và tạo liên kết hydrogen với dung môi nên dung dịch monose có độ nhớt khá cao. Ở trạng thái đó việc định hướng các phân tử khó khăn hơn nên việc tạo thành các mầm tinh thể và quá trình kết tinh bị chậm. Một khó khăn nữa là do các dạng hỗ biến của monosaccharide làm giảm nồng độ dạng có khả năng kết tinh, nên kết tinh monosaccharide phải có một số phương pháp đặc biệt.

Có thể dựa vào độ hòa tan khác nhau của các α và β mà ta có thể cô lập riêng từng đồng phân. Ví dụ : α-D-Glucose kém tan trong nước hơn β-D-Glucose, có thể cô lập từng đồng phân.

  • Hiện tượng bội quay

Tinh thể α-D-(+)-glucose có nhiệt độ nóng chảy 146oC.

Khi hòa tan vào nước được dung dịch có độ quay cực +112o. Một thời gian sau độ quay cực giảm dần và đạt đến giá trị không đổi +52,7o.

Mặt khác tinh thể β-D-(+)-glucose kết tinh ở nhiệt độ 98oC có nhiệt độ nóng chảy ở 150oC, khi hoà tan vào nước được dung dịch có độ quay cực 19o và dần dần tăng lên đến giá trị không đổi +52,7o.

Sự thay đổi độ góc quay cực để đạt đến giá trị cân bằng của mỗi loại đồng phân này gọi là sự bội quay. Tất cả các monosaccharide đều có hiện tượng bội quay. Hiện tượng bội quay là nguyên nhân tạo ra các đồng phân anomer trong các monosaccharide.

  • Tính chất hóa học

+ Phản ứng oxy hóa

+ Phản ứng khử

+ Phản ứng epimer hóa

+ Phản ứng tạo osazone

+ Phản ứng tạo glycoside

+ Phản ứng tạo ether

+ Phản ứng tạo ester

+ Phản ứng tạo phức màu xanh với Cu(OH)2

+ Phản ứng giảm mạch carbon

+ Phản ứng lên men :

Bài tập về monosaccarit

Câu 1:

Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A.4

B.5

C.2

D.3

Đáp án C

Chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc gồm :anđehit axetic, glucozơ → Đáp án C.

Chú ý: axetilen có tham gia phản ứng thế với phức bạc amoniac ( phản ứng này không được gọi là phản ứng tráng bạc)

Câu 2:

Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thực hiện phản ứng hoá học nào sau đây để tráng bạc ?

A.Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B.Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

C.Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

D.Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Đáp án D

Phản ứng tráng bạc tạo ruột phích là từ Glucozơ do giá thành rẻ, không độc hại và cho chất lượng lớp tráng bền, đẹp

Câu 3:

Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. VậyXlà

A.Glucozơ

B.Fructozơ

C.Saccarozơ

D.Tinh bột

Đáp án A

Câu 4:

Trong phản ứng nào sau đây glucozơ chỉ thể hiện tính oxi hóa?

A.Tham gia phản ứng tráng bạc, tạo thành amoni gluconic.

B.Cộng hiđro, tạo thành sobitol.

C.Tác dụng với Cu(OH)2, tạo thành dung dịch màu xanh lam.

D.Lên men, tạo thành etanol và cacbon đioxit.

Đáp án B

"khử cho (electron) – o (oxi hóa) nhận (electron).

⇒trong phản ứng cộng H2tạo sobitol thì glucozơ thể hiện tính oxi hóa

Câu 5:

Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2(Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ glucozơ

A.không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

B.thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.

C.chỉ thể hiện tính khử.

D.chỉ thể hiện tính oxi hoá.

Đáp án B