Hợp đồng thương mại trong bóng đá là gì năm 2024

Lương Xuân Trường nhận hợp đồng quảng cáo ở Hàn Quốc:

ANTĐ - Khi chưa đạt được dấu ấn chuyên môn nào ở K-League [Hàn Quốc], tiền vệ Lương Xuân Trường đã đặt dấu ấn khác trên khía cạnh thương mại ở xứ sở Kim Chi. điều này khiến những người chỉ muốn tiền vệ này phát triển thuần về chuyên môn có lý do để lo lắng.

  • Công Phượng sắp đối đầu Tuấn Anh ở Nhật
  • Công Phượng háo hức đối đầu Tuấn Anh
  • HLV Hữu Thắng giúp tuyển Việt Nam thăng hạng FIFA

Xuân Trường [phải] trong buổi ký hợp đồng với ngân hàng Incheon United

Tiền vệ gốc Tuyên Quang đang đầu quân cho Incheon United vừa được một ngân hàng của Hàn Quốc mời làm đại diện độc quyền trong việc quảng bá hình ảnh của họ tại thị trường Việt Nam. Chi tiết của hợp đồng không được tiết lộ, nhưng theo một nguồn tin, số tiền mà Xuân Trường nhận được từ hợp đồng quảng cáo này là rất “khủng”. Đây có thể được coi là một thành công lớn trên khía cạnh thương mại của tiền vệ này nói riêng và CLB HAGL cũng như bóng đá Việt Nam nói chung.

Ngay từ thời điểm Xuân Trường cùng với Công Phượng, Tuấn Anh ra nước ngoài thi đấu, nhiều nhận định của các chuyên gia bóng đá đều có điểm chung, rằng để các cầu thủ Việt Nam gây được ấn tượng cũng như khẳng định vị trí của mình thuần về chuyên môn với các CLB nước ngoài là việc vô cùng khó.

HLV Lê Thụy Hải từng nhận xét: “Tôi nói thật, cầu thủ Việt Nam chẳng có ai xứng đáng để ra nước ngoài đá cả. Còn vì cái gì đấy khác, như quan hệ đối tác hoặc tương tự thì người ta có thể lấy anh về. Với độ tuổi và trình độ như Xuân Trường thì ở bên kia người ta cũng nhiều. Tất nhiên, được ra nước ngoài thi đấu là điều rất tốt, nhưng có được thi đấu thực sự hay không lại là vấn đề khác. Tôi cho rằng các cầu thủ của chúng ta phải cố gắng vượt bậc, vì sẽ rất khó đấy”.

Những nhận xét ấy của HLV Lê Thụy Hải dường như đang trở thành hiện thực. Chưa thi đấu cho đội bóng mới 1 giây nào ở K-League, Xuân Trường bỗng nhiên trở nên “hot” với bản hợp đồng quảng cáo trên. Những gì mà Xuân Trường đóng góp cho đội bóng mới đến lúc này, chỉ là một pha kiến tạo thành bàn, trong trận đấu giữa Incheon Utd và FC Goyang tại R-League, giải đấu vốn dành cho những cầu thủ dự bị của đội 1 tại K-League.

Những gì Xuân Trường đang trải qua làm nhiều người nhớ lại đàn anh Lê Huỳnh Đức, cựu tiền đạo của đội tuyển Việt Nam. Năm 2001, Lê Huỳnh Đức cũng từng gây tiếng vang lớn khi sang Trung Quốc đầu quân cho Chongquin Lifan. Nhưng đó không phải là một chuyến đi vì chuyên môn, mà là một nhiệm vụ của Lê Huỳnh Đức phải làm để phục vụ cho mục đích khác. Thời điểm đó, Lifan bắt đầu nhảy vào thị trường Việt Nam và cần một cú hích. Còn về chuyên môn, trong vòng 4 tháng ở Trung Quốc, Lê Huỳnh Đức cũng ghi bàn nhưng chẳng ai còn có ấn tượng gì về anh.

Trở lại với câu chuyện của Xuân Trường, đây là một thời điểm khác và tất nhiên, mọi thứ cũng không thể giống như xưa. Ít nhất, Xuân Trường đã ký hợp đồng 2 năm với đội bóng Hàn Quốc và dù thế nào, tiền vệ này sẽ học hỏi và tích lũy được rất nhiều điều bổ ích cho mình. Chỉ có điều, những ai kỳ vọng và tin tưởng vào khả năng của Xuân Trường có thể chiếm một suất đá chính trong đội hình Incheon United ở K-League thì đã có lý do để lo lắng.

Khi một cầu thủ chưa đủ độ “hot” về chuyên môn đã trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thương mại thì đó rõ ràng không thể là một vụ chuyển nhượng thuần túy. Không phải Xuân Trường ký hợp đồng quảng cáo xong, chờ tiền chảy vào tài khoản là mọi chuyện sẽ khép lại.

Anh sẽ còn phải chụp ảnh, đóng quảng cáo, đi dự sự kiện, có mặt khi ký hợp đồng với các đối tác của ngân hàng… - đó là những việc sẽ rất ngốn thời gian của tiền vệ này, thứ mà anh đang cần để chăm chỉ tập luyện, nâng cao chuyên môn. Hãy nhớ, ngân hàng vừa ký hợp đồng với Xuân Trường vốn đã là nhà tài trợ chính cho CLB Incheon của anh trong 6 năm qua. Và thêm nữa, họ cũng thẳng thắn thừa nhận, bản hợp đồng này sẽ giúp họ tiến gần hơn với các khách hàng Việt Nam.

Đối với những cầu thủ nổi tiếng trên thế giới thì hàng năm, bên cạnh mức tiền lương cố định từ câu lạc bộ, họ còn có thể kiếm về cho mình những khoản thu nhập kếch xù khác đến từ việc quảng cáo, một trong số đó không thể không kể đến nguồn thu từ một bản hợp đồng tài trợ giày đá bóng.

Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ cách thức hoạt động của một bản hợp đồng tài trợ giày đá bóng? Các cầu thủ thường sẽ được yêu cầu làm gì khi tham gia vào bản hợp đồng từ những thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới như Nike, adidas, PUMA…?

Trong video ngày hôm nay, hãy cùng Thanh Hùng Futsal tìm hiểu về top 5 điều thú vị về một bản hợp đồng tài trợ giày đá bóng mà bạn cần biết nhé!

1. Một bản hợp đồng tài trợ giày không chỉ là về mỗi giày đá bóng

Ở mức độ tối thiểu, các cầu thủ được yêu cầu phải mang và sử dụng các sản phẩm đến từ hãng tài trợ trong tập luyện lẫn khi ra sân thi đấu.

Đối với các cầu thủ thuộc top đầu thì việc mang trên chân mẫu giày đá banh đến từ một hãng cụ thể nào đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong công việc đại diện. Bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác như: chụp ảnh hoặc quay quảng cáo, tham gia các buổi họp báo ra mắt sản phẩm mới, live stream trên các nền tảng mạng xã hội, v.v…

Như vậy, trong các sự kiện đại chúng, cầu thủ sẽ không chỉ mang giày đá banh hay các loại bảo vệ ống đồng [thêm găng tay đối với thủ môn] mà còn phải mang những mẫu trang phục, phụ kiện khác đến từ hãng đại diện trong các buổi chụp hình hay quảng cáo.

Những sản phẩm mà một cầu thủ được yêu cầu mang bên cạnh giày đá bóng có thể kể đến như: giày thể thao, trang phục, các loại phụ kiện khác như balo, găng tay, mũ, các thiết bị thể thao, v.v… Về mặt tích cực, cầu thủ sẽ được sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau đến từ thương hiệu đại diện. Nhưng về mặt trái, một bản hợp đồng giày đá bóng có thể hạn chế đi cơ hội để cầu thủ ký các hợp đồng tài trợ phụ với những nhà sản xuất khác, ví dụ như đồng hồ, tai nghe… Do thông thường, các hãng sẽ cài thêm 1 điều khoản trong hợp đồng yêu cầu cầu thủ chỉ được phép sử dụng các sản phẩm mang thương hiệu của hãng.

Vì thế, trong giai đoạn chốt hạ các điều khoản cuối cùng của một bản hợp đồng, người đại diện của cầu thủ sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong việc đảm bảo cho thân chủ của mình được hưởng những mức ưu đãi tốt nhất, tránh trường hợp cầu thủ không thể tham gia các hoạt động quảng cáo khác do những ràng buộc từ phía hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng sẽ có được sức hút thương mại toàn cầu như những Messi, Ronaldo, Neymar… Vì thế, các thương vụ tài trợ bên cạnh hợp đồng giày đá bóng thường sẽ ít diễn ra.

2. Việc thống nhất giữa hình ảnh thương hiệu của câu lạc bộ, đội tuyển quốc gia và các bản hợp đồng cá nhân thường rất khó

Vấn đề có thể phát sinh khi cầu thủ tìm cách cân bằng nghĩa vụ đối với câu lạc bộ chủ quản, đội tuyển quốc gia và nhà tài trợ giày riêng của mình. Một cầu thủ sẽ thường có:

Nghĩa vụ đối với câu lạc bộ: tập luyện và thi đấu trong trang phục của câu lạc bộ, tham gia các buổi chụp hình, quay phim quảng bá cho trang phục của mùa giải mới hay tham dự các buổi ký tặng, giao lưu với fan.

Trách nhiệm với đội tuyển quốc gia: tập luyện và thi đấu trong trang phục của đội tuyển hoặc có thể phải tham gia quảng cáo cho các đối tác thương mại của liên đoàn bóng đá nước nhà khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế.

Các hoạt động thương mại bên lề mang tính cá nhân như đại diện cho hãng giày đá bóng hay tham gia các quảng cáo không liên kết trực tiếp với câu lạc bộ.

Lấy ví dụ đơn giản: Mbappe hiện đang chơi cho Paris Saint Germain, đội tuyển Pháp [cả hai đều đang được tài trợ bởi Nike] và có cả hợp đồng tài trợ giày với nhà Swoosh. Bên cạnh đó, siêu sao 22 tuổi còn là gương mặt đại diện cho hai nhãn hàng nổi tiếng toàn cầu là EA Sports và Hublot. Điều quan trọng ở đây là Mbappe có thể tìm được cách cân bằng nghĩa vụ về mặt thương mại đối với PSG, Pháp khi cả hai đều được tài trợ bởi Nike, nhà cung cấp giày đá bóng chính thức của cậu. Tương tự như trường hợp của Van Dijk khi anh là gương mặt đại diện tiêu biểu cho dòng giày Nike Tiempo, trong khi đang chơi cho Liverpool và Hà Lan [cả hai đều sử dụng trang phục tài trợ bởi Nike].

Trong thời gian cầu thủ thực hiện nghĩa vụ quốc tế, một câu lạc bộ không thể ngăn cản cầu thủ của mình mặc trang phục thi đấu của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như PSG không thể ngăn cản Messi mặc trang phục của đội tuyển Argentina được tài trợ bởi adidas.

Đó là lý do tại sao trong mắt các nhà tài trợ như Nike hay Adidas, việc sở hữu những gương mặt đại diện có thể giữ được sự thống nhất về mặt quảng cáo từ câu lạc bộ, đội tuyển cho tới giày đá bóng như Mbappe, Van Dijk… thường mang đến những giá trị đáng kể trong việc quảng bá hình ảnh của thương hiệu đến với người hâm mộ.

Một điều thú vị nữa mà các bạn cần biết là tại giải Ngoại hạng Anh, các câu lạc bộ phải ký với chính cầu thủ của mình quyền được khai thác hình ảnh của họ. Tuy nhiên, các thỏa thuận này còn giúp cho đội bóng có khả năng kiểm soát phạm vi đối tác thương mại mà cầu thủ có thể hợp tác trong trường hợp đối tác mà anh ta sắp ký là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà tài trợ chính của câu lạc bộ. Chẳng hạn như sẽ không có chuyện Man City cho phép cầu thủ của họ hợp tác với các hãng hàng không khác ngoài Etihad Airways như Emirates hay Qatar Airways...

Các bản hợp đồng giày đá bóng thường sẽ kiểm soát chặt chẽ những gì cầu thủ mang trên chân bất kể khi đang thi đấu ở câu lạc bộ, làm nhiệm vụ quốc tế, hay tham gia các hoạt động thương mại bên ngoài sân cỏ.

3. Một bản hợp đồng thường chứa nhiều điều khoản quy định về thời lượng thi đấu của cầu thủ

Những cầu thủ hàng đầu thế giới có thể nhận được khoản tiền lớn từ một bản hợp đồng tài trợ giày dựa trên màn trình diễn của họ trong suốt mùa giải. Các khoản tiền này sẽ dao động ở những mức độ khác nhau, dựa theo quy định của thương hiệu mà cầu thủ đại diện. Một số người sẽ gọi đây là “khoản thưởng cơ bản” hoặc ‘khoản giữ chân’. Thông thường, điều khoản tiêu chuẩn cho khoản thanh toán hàng năm này sẽ được soạn thảo như sau:

“Trong năm đầu tiên của hợp đồng, số tiền cố định 100.000 bảng Anh cộng với thuế giá trị gia tăng sẽ được thanh toán theo từng quý nếu cầu thủ thường xuyên có mặt trong đội hình ra sân của câu lạc bộ.”

100.000 bảng Anh trả cho cầu thủ sẽ được phân loại theo giá trị thương hiệu của câu lạc bộ mà cầu thủ đó thi đấu. Hầu hết các hãng sẽ phân loại câu lạc bộ cụ thể theo từng hạng khác nhau, ví dụ: Manchester United, Barcelona, Real Madrid, Bayern Munich, PSG, Chelsea... có thể được xếp vào nhóm các câu lạc bộ loại 1. Cầu thủ đang đầu quân cho một trong những câu lạc bộ này sẽ được trả đủ 100.000 bảng. Các câu lạc bộ như Leicester City, Inter Milan, Borussia Dortmund, RB Leipzig... sẽ được xếp vào nhóm câu lạc bộ loại 2 và như vậy các hãng có thể chỉ trả cho cầu thủ 75.000 bảng thay vì 100.000 bảng.

Điều đó có nghĩa là các hãng giày thường ngầm khuyến khích việc các cầu thủ chuyển từ câu lạc bộ thuộc nhóm 2 sang nhóm 1 thông qua khoản tiền thưởng chênh lệch mà họ có thể nhận.

Bên cạnh tiền thưởng thì chúng ta cũng không thể không nhắc đến các điều khoản cắt giảm đi kèm trong bản hợp đồng nếu cầu thủ không thi đấu đủ số phút yêu cầu trong màu áo câu lạc bộ và đội tuyển.

Xét trong cấp độ câu lạc bộ, khoản tiền này sẽ được giữ nguyên nếu cầu thủ chơi đủ 70% số trận đấu trở lên tại đội một. Còn trong trường hợp cầu thủ mắc phải chấn thương và chỉ có thể chơi 40% số trận tại đội một thì khoản tiền thưởng sẽ bị cắt giảm đáng kể.

Các điều khoản này cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp cầu thủ đang nói đến là một thành viên thường xuyên góp mặt tại đội tuyển quốc gia. Nếu cầu thủ không đáp ứng đủ 80% số trận đấu ở cấp độ câu lạc bộ lẫn đội tuyển thì khoản thưởng này có thể bị giảm 30%.

Tương tự, sẽ có các khoản tiền thưởng và điều khoản giảm cụ thể tùy thuộc vào việc câu lạc bộ mà cầu thủ đang đầu quân có đủ điều kiện tham dự các giải đấu với quy mô châu lục như Champions League hay Europa League. Mặt khác, họ còn có thể nhận được các khoản tiền thưởng bổ sung nếu đạt được một trong số các điều kiện sau:

Là thành viên của đội hình 23 cầu thủ cuối cùng tham dự vòng chung kết Euro hoặc World Cup.

Đủ điều kiện vào tới vòng bán kết, chung kết hay hơn nữa là giành được chức vô địch Champions League, Europa League.

Giành chức vô địch tại 5 giải quốc gia hàng đầu châu Âu.

Các cầu thủ thường sẽ được yêu cầu phải chơi đủ một tỷ lệ phần trăm trận đấu nhất định. Con số này thường sẽ được tính dựa trên số phút cầu thủ có mặt trên sân hơn là số trận đấu mà cầu thủ đó đã thi đấu.

4. Những bản hợp đồng tài trợ giày thường chứa nhiều điều khoản nghiêm ngặt trong việc gia hạn

Các thương hiệu giày thường sẽ cài cắm những điều khoản mang lại ưu thế cho họ trong việc tái ký hợp đồng với cầu thủ hay ít nhất có thể đưa ra một lời đề nghị ngang bằng với các mức ưu đãi từ phía đối thủ đưa ra.

Thông thường, các hãng giày sẽ đưa ra thông báo trước từ 3 đến 6 tháng cho cầu thủ nếu họ có ý định gia hạn hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp cả hai bên không thể tìm được tiếng nói chung về một bản hợp đồng mới thì nhà tài trợ hiện tại sẽ cho phép cầu thủ có thể tự do đàm phán với các thương hiệu khác trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng. Nếu có bất cứ lời đề nghị nào tốt hơn được đưa ra, nhà cung cấp giày hiện tại của cầu thủ có thể có một khoảng thời gian [thường lên đến 30 ngày] để đưa ra một bản hợp đồng mới với các mức đãi ngộ ngang bằng hay thậm chí cao hơn từ phía đối thủ.

5. Hợp đồng tài trợ giày chỉ chiếm một phần trong các hoạt động quảng cáo của cầu thủ

Một cầu thủ thuộc top đầu giải Ngoại Hạng Anh có thể sẽ có cả hợp đồng lao động lẫn thoả thuận về bản quyền hình ảnh với câu lạc bộ chủ quản của mình. Vì thông thường, các cầu thủ sẽ đóng vai trò là “cổ đông” trong một công ty có quyền khai thác hình ảnh của họ. Có thể gọi nôm na đây chính là công ty đại diện của cầu thủ.

Công ty này sau đó sẽ ký những thỏa thuận hợp tác với câu lạc bộ cũng như các đối tác thương hiệu khác về bản quyền sử dụng hình ảnh của thân chủ mình. Do đó, bên cạnh hợp đồng lao động của cầu thủ, hầu hết các bản hợp đồng quảng cáo sẽ được thương thảo thông qua công ty đại diện của họ với các đối tác thương mại khác, bao gồm cả nhà tài trợ giày cho cầu thủ đó.

Cách tiếp cận như vậy có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc đóng thuế. Ví dụ: Tại vương quốc Anh, nếu một cầu thủ nhận được 1 triệu bảng mỗi năm từ các hợp đồng thương mại của mình, nhưng anh ta lại không thuê bất cứ công ty đại diện nào thì số tiền thuế mà người này sẽ phải trả là 470.000 bảng, bao gồm thuế thu nhập [45%] và Bảo hiểm quốc gia [2%].

Tuy nhiên, mức thuế này có thể được giảm đáng kể nếu cầu thủ là một cổ đông cho công ty đại diện hình ảnh của mình. Khi giờ đây, số tiền mà anh ta phải trả chỉ còn lại 170.000 bảng Anh, bao gồm thuế công ty 17%. Như vậy, có thể thấy, thông qua công ty đại diện thì cầu thủ có thể tiết kiệm được cho mình một khoản 300.000 bảng Anh tiền thuế mỗi năm.

Theo dõi blog của Thanh Hùng Futsal để biết được những thông tin mới nhất về những đôi giày bóng đá chính hãng đã và sắp có mặt trên thị trường toàn thế giới nhé.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm những đôi giày bóng đá chính hãng phiên bản dành cho mặt sân cỏ nhân tạo và Futsal tại đây.

Hợp đồng trong thương mại là gì?

Từ những phân tích trên, có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Trong đó, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Người đại diện của cầu thủ là gì?

Người đại diện cầu thủ là như thế nào? Trong bóng đá, môi giới là người đại diện và là bên trung gian trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của một hoặc nhiều cầu thủ. Trách nhiệm của một môi giới bao gồm: Đàm phán hợp đồng để mang lại kết quả tốt nhất cho thân chủ.

Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.

Chủ thể của hợp đồng thương mại là gì?

Căn cứ theo Luật Thương mại, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân, có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.

Chủ Đề