Hướng dẫn bóc dự toán móng băng

Hướng Dẫn Bóc Khối Lượng Mong Băng , Dựa Trên Phần Mềm Được Chia sẽ kèm theo.

Video Hướng Dẫn Dùng Phần Mềm Bóc Khối Lượng Móng Băng

Link Download Phần Mềm, Anh Em ấn Vào Nút Chia Sẽ Dưới Link Download Sẽ Hiện Ra

[sociallocker id=4972]//app.box.com/s/rg6ogf9ti6f0808bi8zu5lr1fz4bafnv[/sociallocker]

P/s: Không dừng ở học kiến thức, hãy học đạo nghĩa, học giao tiếp lịch sự cùng tôi nữa bạn nhé: Bấm [nói] cảm ơn để tạo một thói quen lịch lãm nào .

Chỉ có qua con đường nỗ lực tự học, bạn mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được.[Herrert Spencer]

Liên hệ để được học lớp Đọc bản vẽ- Đo bóc khối lượng tại công ty Giá Xây Dựng Hoc lớp Dự toán và đo bóc khối lượng do chuyên gia Nguyễn Thế Anh và các cộng sự cùng trực tiếp giảng dạy.

Tổ chức giáo dục Giá Xây Dựng Số 124A, Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: Ms Thu An 0974 889 500 Email: daotao@giaxaydung.com Web: giaxaydung.vn

hướng dẫn về cách quy đổi móng băng giao thoa thành dạng hình khối hộp chữ nhật để dễ dàng tính thể tích bê tông và phần giao nhau của anh Fubi thông qua chủ đề: Hỏi về tính khối lượng của móng băng giao thoa //xaydung360.vn/diendan/thread/hoi-ve-tinh-khoi-luong-cua-mong-bang-giao-thoa-2425-1-1.html

Theo tôi, Chúng ta nên nghiêm túc phân tích và trao đổi lại xem cách làm này ĐÚNG HAY SAI? và có thực sự phát huy tác dụng của nó là "dễ dàng hơn & giúp chúng ta làm việc thông minh hơn" hay không?!

Bài viết 1: Hướng dẫn quy đổi hình móng băng về khối hộp

Bài viết này đúng, nhưng chỉ áp dụng được để tính thể tích móng băng độc lập. Nhưng nếu thế thì việc tính toán chuyển đổi là không cần thiết.

Bài viết 2: Hướng dẫn cách quy đổi hình chóp cụt [là khối giao giữa các móng băng] về khối hộp, với mục đích là tính thể tích phần giao thoa của móng băng 1 cách dễ dàng: //xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=2425&pid=9728

Tuy nhiên cách làm này không chính xác vì cách quy đổi hình như vậy không rõ ràng và sai bản chất hình học của sự vật. Tôi cũng đã đưa ra bài viết phản biện lại cách làm trên.

Vì những trao đổi trước chưa thực sự mổ xẻ vấn đề, người nhận xét cách làm đúng [vì đi kiểm tra lại cách biến đổi, thực chất chỉ là cái vỏ bề ngoài, k làm rõ bản chất bên trong, cách quy đổi đã sai rồi thì giá trị biến đổi theo cái sai có ý nghĩa gì!], người nhận xét sai [vì áp dụng vào ví dụ cụ thể tính toán ra sai số -> phản biện lại nhưng vì không giải thích được tại sao và cũng không nhận được câu trả lời có căn cứ từ anh Fubi để hiểu tại sao] nên thực sự chưa thấy thỏa đáng.

Rất mong các bạn xem lại tính chính xác của vấn đề trên và đưa ra ý kiến thảo luận của mình bằng các phân tích có căn cứ toán học cụ thể, ví dụ cụ thể => cách làm đó đúng hay sai? để chúng ta được tường minh. Tránh trường hợp nhiều bạn mới tiếp cận chuyên ngành không hiểu rõ/ hiểu sai bản chất từ cách chứng minh trên nhưng vẫn áp dụng theo => khối lượng tính toán sai.

Sau đây là link phản biện của tôi, mong các bạn đọc và phản biện lại để chúng ta cùng trao đổi => đưa ra kết luận chính xác. //xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=2425&pid=40971

Cảm ơn sự quan tâm của các bạn cho chủ đề này! Chúc các bạn sức khỏe - thành công!!!

vnesseme trong 13/12/2013 16:28 đã trả lời thêm: Bài viết phản biện của tôi đã bị mất [tôi k rõ lý do, do tôi vô tình xóa hay bị xóa] nên tôi sẽ trình bày lại dưới đây. Các bạn chờ chút nhé! Tks!

vnesseme trong 13/12/2013 17:37 đã trả lời thêm:

Trước hết mượn hình của anh Fubi để làm rõ:

Căn cứ vào hình trên, ta sẽ đi xét giao của 2 móng băng cùng kích thước mặt cắt như trên, chiều rộng đế móng là b, chiều cao thân [phần vát taluy] là h2, chiều rộng phần cổ móng là a; và tôi chỉ đi phân tích phần thân móng [có m/c màu đỏ], đế và cổ móng đã là hình hộp nên k thay đổi bản chất. =>khi giao thoa, phần thân 2 móng giao nhau chính là hình chóp cụt.

Ta có công thức tính thể tích hình chóp cụt đều: V = h/3.[S+ S' + căn bậc 2 của tích S.S']

[V là thể tích hìnhchóp cụt, h là chiều cao hình chóp, S, S' là diện tích 2 đáy]

Vậy với hình chóp cụt là giao của 2 móng băng có đáy lớn cạnh b*b, đáy nhỏ cạnh a*a, chiều cao h2 thì:

Vchóp cụt = [h­2/3].[a.a+ b.b + a.b]

- Phản biện 1:

Với mặt cắt đã nêu, thì hình chóp cụt đã có đủ kích thước để tính V: cạnh đáy lớn = b, cạnh đáy nhỏ = a, chiều cao = h2. Tuy nhiên, khi biến đổi nó thành dạng hình hộp vuông?/chữ nhật? thì trên hình mới chỉ ra 2 cạnh là [a+b]/2 và h2, vậy kích thước chiều còn lại là bao nhiêu? để ta có thể tính được V hộp ấy?

Mẹo: Tuy nhiên, công thức hình chóp cụt phức tạp lằng nhằng, nên chúng ta thử "LÀM VIỆC THÔNG MINH HƠN, ĐỪNG LÀM CHĂM CHỈ HƠN" xem sao nhé: - Tức biến hình chóp cụt thành hình khối chữ nhật cho khỏe:

được hình sau:

Tức là hệ thống móng băng đã giao nhau rồi, và kết quả giao nhau thu được là hình chóp cụt có mặt cắt màu đỏ như trên. Nên ta lấy hình chóp cụt đó để biến đổi.

Ừ thì mình cũng quy đổi, như sau:

*TH1: Theo ý kiến cá nhân:

Bây giờ ta quy đổi Vchóp cụt ra thành Vhộp có đáy b*b, chiều cao h0: [để thành 1 khối với phần giao đế móng, để tính cho dễ!],

\=> Vhộp = b.b.h0

Vì Vchóp cụt phải = Vhộp cần đổi nên:

[h­2/3].[a.a +b.b + ab] = b.b. h0 => h0 =[h­2/3b.b].[a.a+ b.b+ a.b] => h0 ≠ h­2. [tức là với cùng thể tích, thì chiều cao của hình chóp cụt và chiều cao của hình hộp có cùng kích thước 1 đáy là khác nhau, thực tế thì h chóp cụt < h hộp].

\=> V chóp cụt đã được đổi thành hình hộp có đáy vuông, kích thước là b*b*h0 với h0 = [h­2/3b.b].[a.a+ b.b+ a.b].

*Chứng tỏ điều gì: Có thể quy đổi trên cơ sở cùng thể tích.

*TH2: Theo biến đổi hình 2D của anh Fubi, hình chóp cụt [mặt cắt là phần màu đỏ?] sau khi được biến thành hình hộp thì chiều cao của hình hộp không thay đổi, vẫn là h2, nên:

Bây giờ ta quy đổi Vchóp cụt ra thành Vhộp có cùng chiều cao h2: => Vhộp = Sđáy . h2

Vì Vchóp cụt phải =Vhộp cần đổi nên:

[h­2/3].[a.a +b.b + a.b] = Sđáy . h2 => Sđáy = [a.a +b.b+ a.b]/3.

Ta lại thấy trên mặt cắt [hình màu đỏ], Sđáy có 1 cạnh =[a+b]/2, vậy ta đi tìm chiều dài cạnh còn lại = x. Ta có:

  1. [a+b]/2 = Sđáy => x = 2[a.a + b.b + a.b]/3[a+b].

Vậy x ≠ [a+b]/2

\=> Như biến đổi trên thì thực tế V chóp cụt đã được đổi thành V hình hộp có đáy chữ nhật, kích thước là [a+b]/2; 2[a.a + b.b + a.b]/3[a+b]; chiều cao h2.

\=> Đề nghị anh Fubi cho biết thêm kích thước còn lại của khối giao nhau là x = 2[a.a + b.b + a.b]/3[a+b] hay x = [a+b]/2 hay x=b, hay một giá trị nào khác? và theo cách biến đổi trong hình thì tính giá trị đó như thế nào?

vnesseme trong 13/12/2013 18:48 đã trả lời thêm:

Phản biện 2: Về tính chính xác và thuận lợi của cách quy đổi hình thực so với thực tế.

Cách chuyển từ hình khối chóp cụt sang hình khối chữ nhật không hoàn toàn đơn giản như cách trình bày của anh Fubi, nếu không muốn nói là sai.

"Cách quy đổi hình" nó chỉ đúng trong trường hợp móng băng là vát 2 phía [như anh Fubi đã trình bày]:

Chia sẻ cho các bạn thêm 1 cách "THÔNG MINH HƠN - ĐỪNG LÀM CHĂM CHỈ HƠN"

Hình móng băng phức tạp: - Chia nhỏ thành nhiểu hình khối đơn giản như bài trên để tính rồi cộng lại. Tuy nhiên đó cũng chưa phải thông minh hoàn toàn.

Mình chia sẻ cho các bạn 1 bí kíp của riêng mình [đảm bảo chưa từng có người làm trước đó: nếu sử dụng nhớ ghi rõ bản quyền thuộc về xaydung360 là được. hiii]: - Là cách chuyển sang hình tương đương nhưng chỉ là 1 hình khối chữ nhật duy nhất cực kỳ đơn giản [giống như tính dầm vậy]

[các bạn xem hình tự hiểu, nếu chưa hiểu thì hỏi lại mình cho rõ]

+ Đối với móng băng vát 2 phía [chỉ xét phần thân móng - mặtcắt màu đỏ]: thì ta có thể cắt ra 2 khối tam giác úp chồng lên nhau [chỉ trường hợp này úp mới trùng khít] =>móng băng trở thành khối hình chữ nhật =>cách chuyển của anh Fubi đúng, chỉ tính cho móng băng độc lập, không đúng cho phần giao thoa.

*Tại sao lại đúng, vì khi đó phần thân móng băng bản chất củanó đã không phải là hình chóp cụt, mà là hình lăng trụ đứng đáy là hình thang cân.Cách tính V = Smặt đáy . h [vậy tính móng chỉ cần lấy Smặt cắt . chiều dài móng là được].

\=> Ta chỉ cần tính tổng S hình thang + hcn: S m/c = [h2 .[a+b]/2] + h1.b rồi đem nhân chiều dài móng là được, cần gì phải biến đổi loằng ngoằng cũng chỉ để đưa về S m/c?

[muốn tính diện tích hình thang/ đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào/ thế rồi nhân với chiều cao/ chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra, có gì mà khó nhớ?]

+ Đối với móng băng vát 4 phía [phần thân móng giống hìnhchóp cụt tứ giác, hoặc giống như phần vát của thân móng cột đế chữ nhật] và phầngiao thoa của thân móng băng [bản chất là hình chóp cụt]: thì khi chuyển sang hình khối chữ nhật ta phải biến đổi, theo 2 cách sau:

- Cách 1: dùng đến công thức tính Vchóp cụt [như đã trình bày]. Vậy tại sao không dùng công thức đó tính V giao nhau luôn còn biến đổi làm gì?

- Cách 2, đi trực tiếp từ số đo các cạnh [theo cách mà anh Fubi muốn làm]:

Mẹo: Tuy nhiên, công thức hình chóp cụt phức tạp lằng nhằng, nên chúng ta thử "LÀM VIỆC THÔNG MINH HƠN, ĐỪNG LÀM CHĂM CHỈ HƠN" xem sao nhé: - Tức biến hình chóp cụt thành hình khối chữ nhật cho khỏe:

thì ta phải cắt, xén, chồng hình lên nhau 1 cách cực kỳ phức tạp vì hình chóp cụt tứ giác là hình vát 4 phía, và khi đó cách tính các đoạn mà cạnh cắt ra cũng k hề đơn giản; chưa kể cắt và ghép các khối cắt ra như thế nào để ra được hình hộp chữ nhật? [nếu không muốn nói là không biết tính thế nào cho đúng]. [Cái này các bạn muốn kiểm nghiệm thực tế, khỏi phải tưởng tượngmất công khó hiểu, thì cũng không có gì quá khó khăn cả, giống như trò trẻ con, lại càng dễ đối với dân xây dựng, đó là: các bạn lấy 1 nắm đất sét, nặn thành hình khối chóp cụt [h càng bé càng khó cắt xén quy đổi], sau đó dùng dao cắt thành các hình đơn giản hơn, ghép chồng lên nhau, xem bằng cách nào để ra được hình hộp chữ nhật, chú ý đến kích thước các đoạn cắt ra nữa xem có đơn giản hay không?

Còn nếu theo mô phỏng hình 2D của anh Fubi [qua hình dạng mặt cắt - chỉ đúng nếu vị trí cắt đi qua cả 2 mặt đáy, mà 1 mặt cắt thì chưa đủ để hình dung ra được hình dạng của hình chóp cụt]: thì vẫn còn 2 mặt bị vát nữa chưa được xử lý, và phần ghép chồng 2 hình cắt ra như đối với móng băng vát 2 phía cũng thu được hình dạng khác, chứ không phải nguyên khối hộp chữ nhật, vì phần cắt ra khi đó không phải là khối tam giác mà là hình khối phức tạp hơn.

\=> đổi như vậy không đúng.

[đừng nhìn hình 2D mà các bạn thử nhìn phần taluy của 1 cái móng cột có đáy vuông/chữ nhật, hoặc nhìn từ trên xuống của 1 khối hình chóp cụt và thử tưởng tượng việc cắt xén cho ra hình hộp chữ nhật xem có phức tạp không và làm như cách anh Fubi nói có đúng không? Hình 2D không đầy đủ thì không nói lên được bản chất của sự vật].

*** Theo mình nghĩ, đối với các hình khối quá phức tạp mà không có công thức tính cụ thể, thì ta nên chia thành các hình đơn giản hơn đã có công thức để tính. [vì nếu tính thể tích khối chóp cụt mà dễ dàng chuyển qua thể tích hình hộp được thì không việc gì họ phải sinh ra công thức lằng nhăng bắt mình học thuộc làm gì cả, và nếu dễ thì hẳn trong chương trình toán phổ thông, sẽ có bài tính V chóp cụt = việc chuyển qua hình hộp chữ nhật rồi tính, nhưng trên thực thế thì mình chưa thấy thầy cô hay sách vở nào đề cập đến cả].

vnesseme trong 13/12/2013 19:47 đã trả lời thêm:

Phản biện 3: Về cách tính thể tích phần giao nhau.

fubi Rồi đấy. Quy về hình chữ nhật rồi. => Chỗ giao nhau cũng là hình khối chữ nhật như dầm giao nhau vậy đấy. Dễ ẹc mà. Đăng lúc 31/7/2012 17:20

Quy về hình chữ nhật, rồi cho 2 hình chữ nhật đó giao nhau => "Chỗ giao nhau cũng là khối hình chữ nhật" => Đúng. Chả ai nói không đúng ở đây. Vấn đề là:

Như mình đã chứng mình ở hình bài trên, bạn đừng quan tâm đến cái hình móng khối thang cân đó nữa, mà quy đổi về trụ chữ nhật như mình nói ấy [có 2 cạnh chữ nhật rồi].

\==> Từ hình quy đổi như vậy, nên phần giao nhau sẽ biến thành giao nhau của 2 dầm hình chữ nhật. Bạn biết cách tính rồi chứ?

Cách mình làm là chính xác 100% và rất dễ tính toán.

+Rất cần quan tâm đến cái hình móng khối thang cân đó. không thể không quan tâm được. +==> Từ hình quy đổi như vậy, nên phần giao nhau [của 2 móng băng] sẽ biến thành giao nhau của 2 dầm hình chữ nhật ==> Hoàn toàn sai! +Chính xác 100% hay không thì tính toán rồi so sánh sẽ rõ.

KẾT LUẬN: - Hãy tính khối lượng bê tông móng băng giao thoa theo công thức tính quy đổi thành hình chữ nhật như mình đã chứng minh. ĐÓ LÀ CÁCH LÀM THÔNG MINH HƠN, KHÔNG LÀM CHĂM CHỈ HƠN.

Trước hết phải xét tính đúng đắn của nó đã!

Phân tích cho phản biện trên:

+ Đối với phần giao thoa, khối giao nhau có hình dạng và thể tích như thế nào là phụ thuộc vào hình dạng và vị trí giao thực tế của mỗi loại khối hình riêng:

*Giao giữa 2 thân móng băng cùng kích thước [thực tế, không quy đổi], về bản chất là giao giữa 2 hình lăng trụ đứng đáy thang cân => phần giao thoa sẽ cho ta là 1 hình chóp cụt tứ giác đều, Vgiao1 = Vchóp cụt = [h­2/3].[a.a+ b.b + a.b].

[vì nó không giao nhau hết phần taluy [nhìn hình dưới], nếu nó giao hết thì hình dạng phần giao sẽ là hình lăng trụ đứng, khi đó Vgiao = Sm/c . b].*Giao giữa 2 khối hình chữ nhật, do móng băng quy đổi ra, trên cơ sở cùng diện tích mặt cắt [S m/c] là đáy thang cân trên, thì phần giao thoa lại là hình khối chữ nhật [vì nó giao toàn bộ], Vgiao2 = Sm/c . bề rộng đế móng = Sm/c . [a+b]/2 Tại sao lại là [a+b]/2, vì 2 khối chữ nhật cùng kích thước mặt cắt [a+b]/2 ; h2 giao nhau sẽ có đáy vuông]

Vgiao2 = [a+b]/2 * [a+b]/2 * h2

\=> Vgiao2 = h2 . [a.a + b.b + 2a.b]/4

Bây giờ ta phải đi

so sánh Vgiao1 với Vgiao2! ===> Nhìn cũng biết chúng khác nhau.

*Chú ý: không nhầm lẫn sang vấn đề chuyển từ Vchóp cụt [đã lấy từ phần giao] chuyển đổi qua Vkhối hộp chữ nhật tương đương, vì giá trị V là như nhau.Kết luận: không thể chuyển dạng hình thân móng băng về hình khối chữ nhật là thể tích phần giao giữa chúng cũng được tính đúng bằng khối chữ nhật.

Giải thích thêm: các bạn nhìn hình sau để hiểu bản chất của sự giao nhau giữa 2 móng băng:

Ta thấy, khối móng băng giao thoa sẽ cho hình dạng khối giao nhau thực tế ở phần thân taluy là hình chóp cụt, có V < Sm/c * bề rộng đế móng, vì nó còn thừa ra 4 phần khối hình nhỏ do phần taluy của 2 móng bị cắt qua là không giao nhau nên nó úp lên trên 4 mặt vát của hình chóp cụt [phần thừa ra không giao là hình ABEHMN hay ADGHKI trên hình vẽ], cứ

tổng V của 2 phần hình thừa này + V hình chóp cụt = S m/c đáy thang . bề rộng đế móng = Sm/c * b; V = Sm/c *b này cũng lớn hơn Vgiao2. Các bạn tổng hợp lại phân tích trên sẽ rõ.

Nên:

\==>> Tính thể tích khối giao nhau của móng băng như vậy là KHÔNG CHÍNH XÁC.

Tóm lại, để tính chính xác khối lượng giao nhau của móng băng, ta để nguyên hình dáng của nó và tách thành tổng V các hình đơn giản hơn. Phần giao nhau như sau: *giao ở đế móng: là hình hộp chữ nhật/vuông. V= dài*rộng*cao. *giao ở thân móng [vát taluy]: là hình khối chóp cụt tứ giác; công thức có rồi và tính toán cũng không có gì là quá phức tạp cả. *giao ở phần cổ móng: cũng là hình hộp chữ nhật/vuông. Còn đối với móng băng vát 2 phía, thì chỉ cần lấy Smặt cắt * chiều dài móng. Tính đầy đủ theo suốt chiều dài 2 móng băng giao nhau rồi trừ đi V phần giao như trên. \=> không cần chuyển về hình dạng khác dễ nhầm lẫn kích thước và bản chất.Kết luận quan trọng: Hiểu đúng được bản chất và chi tiết của nó thì tính rất dễ dàng, mấy cái phép tính có gì là không làm được [học sinh lớp 8 còn làm được], nhiều cái phức tạp thế nào còn làm được? Chẳng qua không nắm được, làm chủ được nó nên thấy nó phức tạp, lằng ngoằng và làm sai => không kiểm soát được nó, nhìn thấy là ngại và sợ.

Chủ Đề