Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19
 

Người cao tuổi phải bảo đảm được tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin cơ bản theo hướng dẫn của ngành Y tế; thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K” và các biện pháp chung trong phòng chống dịch như: Thực hành đúng 6 bước rửa tay với xà phòng và nước sạch theo đúng các thời điểm [trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với chất thải, khi thấy tay bẩn...]; thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng khẩu trang đúng cách; hạn chế đến những nơi đông người không cần thiết [đi thăm hỏi, tiếp xúc với người thân và bạn bè...]. Gia đình có người cao tuổi cần cung cấp đủ nguồn thực phẩm, các nhóm vitamin và dự phòng thuốc thông thường tại gia đình... Người cao tuổi nên thường xuyên tập luyện thể dục phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế từng gia đình [đi bộ trong nhà, đi bộ quanh phòng để vận động, tránh tình trạng chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ], việc di chuyển giúp máu huyết lưu thông và tốt cho thể trạng người cao tuổi; bên cạnh đó việc người cao tuổi tham gia những công việc nhẹ nhàng trong nhà cũng là cách vận động và tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng để chống lại vi rút SARS-CoV-2 nói riêng, các tác nhân gây bệnh nói chung. Khi người cao tuổi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 phải được thông báo cho cơ sở y tế để được tư vấn khám sàng lọc và điều trị theo quy định.
 

Người cao tuổi được khám cấp thuốc tại Trạm Y tế
 

Ngoài ra người cao tuổi phải được khám, cấp thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm và các bệnh thông thường khác kịp thời; được chăm sóc tốt về tinh thần như nhận được sự quan tâm, tôn trọng, yêu thương của con, cháu; chăm sóc trực tiếp của người trong gia đình, thông qua việc gọi điện động viên, thăm hỏi trong trường hợp con cháu ở xa; người cao tuổi nên được trang bị phương tiện nghe, nhìn phục vụ giải trí thông qua các chương trình hay, thú vị, đặc biệt là để người cao tuổi theo dõi các thông tin, hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ đó thực hiện phòng bệnh cho bản thân và gia đình hiệu quả góp phần thích ứng an toàn với dịch COVID-19./.

Dương Văn Lợt
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn



TĐKT - Ngày 28/8 - 29/8, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới WHO tổ chức Hội thảo tập huấn hướng dẫn triển khai Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi [NCT] giai đoạn 2017 - 2025.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được chia sẻ, thảo luận về các nội dung: hướng dẫn xây dựng và triển khai Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025; già khỏe mạnh; già hóa và sức khỏe: định hướng hệ thống y tế; thực trạng chăm sóc sức khỏe NCT và hướng dẫn thống kê khám, chữa bệnh cho NCT; định hướng công tác chăm sóc sức khỏe NCT; đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe NCT theo mô hình bác sĩ gia đình tại tuyến y tế cơ sở; chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các hoạt động chăm sóc NCT của các địa phương…

Toàn cảnh Hội thảo

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS - KHHGĐ cho biết: Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe NCT tại Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

NCT Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Đời sống vật chất của NCT Việt Nam còn nhiều khó khăn. 72,3% số NCT sống cùng với con cháu, trong khi xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Tình trạng NCT sống không có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao. Sức khỏe của NCT còn nhiều hạn chế.

Tuy tuổi thọ trung bình cao [73 tuổi] nhưng gánh nặng bệnh tật của người Việt cũng cao. Khoảng 95% NCT có bệnh, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây truyền. Trung bình 1 NCT Việt Nam mắc 3 bệnh. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của NCT.

Trước những thực trạng và thách thức đó, ngày 30/12/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025. Mục tiêu tổng quát của Đề án là đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về NCT, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Thời gian thực hiện Đề án được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2017 - 2020; giai đoạn 2 từ 2020 - 2025. Đề án được triển khai trên toàn quốc gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ưu tiên các tỉnh, thành phố có tỷ lệ cao về NCT, các tỉnh vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, có tỷ lệ cao NCT gặp khó khăn, NCT là dân tộc thiểu số.

Các hoạt động chủ yếu của Đề án: tăng cường truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khỏe NCT; xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe NCT; củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh cho NCT; xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT; phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe NCT.

Cùng với đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia chăm sóc sức khỏe NCT. Tăng cường nghiên cứu, hợp tác quốc tế; củng cố, phát triển hệ thống chỉ báo thống kê về quản lý chăm sóc sức khỏe NCT.

Để triển khai Đề án ở địa phương, ngày 22/3/2017, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1376/BYT-TCDS về hướng dẫn kế hoạch về công tác DS - KHHGĐ năm 2017. Trong đó, giao chỉ tiêu cơ bản: 15% NCT được chăm sóc toàn diện, khám sức khỏe định kỳ và được điều trị khi ốm đau tại cơ sở y tế. Tăng thêm 10% NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Hiện nay, đã có 17 tỉnh, thành phố xây dựng và trình phê duyệt Đề án/kế hoạch hoạt động. Tổng cục DS - KHHGĐ đề nghị các tỉnh, thành phố đã xây dựng Đề án/kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Những tỉnh, thành phố còn lại khẩn trương tham mưu xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án/kế hoạch hoạt động để triển khai thực hiện.

Tại Hội thảo, Tổng cục DS - KHHGĐ và Trung ương Hội NCT Việt Nam đã ký kết Kế hoạch phối hợp thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2020.

Bình Nguyên

Bộ Y tế vừa có Quyết định 1588/QĐ-BYT ngày 7/4/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch Covid-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch […]

Bộ Y tế vừa có Quyết định 1588/QĐ-BYT ngày 7/4/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch Covid-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch Covid-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Việc  phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.

Sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, đồng bộ của các Bộ, ngành, sự đồng lòng của người dân đã giúp Việt Nam hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi mỗi người cao tuổi và thành viên gia đình người cao tuổi, người chăm sóc cho người cao tuổi cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đó là những lí do trong thời gian ngắn Ban Soạn thảo đã xây dựng tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe để phòng chống dịch Covid-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Theo các số liệu thống kê nghiên cứu cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19, bệnh cảnh nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người có mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc COPD; 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, tám trong số 10 ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ là người cao tuổi. Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong chung và còn góp phần trì hoãn đỉnh dịch, tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế khiến cho dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, Chính phủ và ngành Y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trong bối cảnh đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã thành lập nhóm chuyên gia đến từ Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương… tham gia biên soạn tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính ở tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19”. Tài liệu này nhằm hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở trong việc phối hợp với y tế tuyến trên cùng với chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương vừa thực hiện nhiệm vụ dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho người cao tuổi vừa bảo đảm điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tại cộng đồng trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh.

Với việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch Covid-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch Covid-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Trưởng ban biên soạn hy vọng, sức khỏe người cao tuổi luôn được quản lý, chăm sóc, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Cũng trong chiều 8/4 tại Cục Quản lý khám chữa bệnh đã diễn ra buổi họp Hội đồng chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 do  GS.TS Nguyễn Lân Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch-BV Bạch Mai làm Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục QLKCB làm Phó Chủ tịch Hội đồng cùng 20 thành viên khác là chuyên gia các lĩnh vực tim mạch, hô hấp, nội tiết, đái tháo đường, ….

PV.

Download tài liệu ở đây:

1588_QD-BYT_07042020_3-signedDownload

Huong dan nct pc covid19Download

Du thao huong dan_YHGD y te co soDownload

Video liên quan

Chủ Đề