Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày năm 2024

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán viêm dạ dày ngay sau khi xem xét bệnh án và thực hiện thăm khám, tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể sẽ cần thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

Xét nghiệm H. Pylori

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để xác định bạn có nhiễm vi khuẩn H. Pylori không. Loại xét nghiệm được thực hiện phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Các xét nghiệm có khả năng phát hiện vi khuẩn H. Pylori bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

Trong xét nghiệm hơi thở, bạn sẽ được cho uống một lượng nhỏ dung dịch không màu, không vị có chứa các-bon phóng xạ. Enzyme của vi khuẩn H. Pylori trong dạ dày có khả năng phân hủy dung dịch này, tạo ra khí CO2 có gắn đồng vị phóng xạ. Tiếp đó, bạn thổi vào một chiếc túi. Túi này sẽ lập tức được niêm phong. Nếu bạn nhiễm vi khuẩn H. Pylori, mẫu hơi thở của bạn sẽ chứa các-bon phóng xạ.

Nội soi đường tiêu hóa trên

Bác sĩ dùng một ống nội soi dài, mảnh, mềm, đầu ống gắn đèn và camera để tiến hành thủ thuật nội soi. Ống này được đưa qua miệng bệnh nhân vào họng, xuống thực quản, dạ dày và ruột non để tìm kiếm các dấu hiệu viêm.

Nếu phát hiện khu vực nghi bị viêm dạ dày, bác sĩ có thể tiến hành lấy các mẫu mô nhỏ [sinh thiết] để xét nghiệm. Phương pháp sinh thiết cũng có thể xác định sự có mặt của vi khuẩn H. Pylori ở niêm mạc dạ dày.

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên

Hình ảnh X-quang thực quản, dạ dày và ruột non được ghi lại để tìm kiếm bất thường. Để vết loét nhìn thấy rõ ràng hơn trên phim chụp, bệnh nhân có thể được yêu cầu uống dung dịch thuốc cản quang [có chứa bari].

Điều trị viêm dạ dày như thế nào?

Phương pháp điều trị Viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp này bao gồm:

Dùng thuốc kiểm soát axít dạ dày

  • Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm bài tiết axít bằng cách ngăn chặn hoạt động của các thành phần sản xuất axít trong tế bào. Tuy nhiên, dùng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài, đặc biệt ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống.
  • Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng giảm bài tiết axít vào đường tiêu hóa, giúp giảm đau do viêm dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục.
  • Thuốc kháng axít có tác dụng trung hòa axít dạ dày. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng axít cho bạn. Thuốc kháng axít trung hòa lượng axít hiện có trong dạ dày và có tác dụng giảm đau nhanh. Tuy nhiên, loại thuốc này có một số tác dụng phụ bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào thành phần của thuốc.

Dùng kháng sinh tiêu diệt H. Pylori

Nếu bệnh nhân bị nhiễm H. Pylori, bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp nhiều loại kháng sinh như clarithromycin [Biaxin] và amoxicillin [Amoxil, Augmentin, v.v.] hoặc metronidazole [Flagyl] để tiêu diệt vi khuẩn. Bệnh nhân cần uống thuốc đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ, thường trong vòng từ 7 – 14 ngày.

Dùng thuốc giảm đau

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc giảm đau có chứa Acetaminophen [Tylenol, v.v.], hoặc cân nhắc đổi sang dùng thuốc giảm đau có chứa Acetaminophen nếu thuốc giảm đau mà bạn đang dùng làm tăng nguy cơ viêm dạ dày. Nguy cơ các vấn đề dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng Acetaminophen là thấp hơn so với khi dùng các thuốc khác.

Viêm dạ dày cấp - một trong những bệnh lý về dạ dày phổ biến nhất, nó có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Vậy viêm dạ dày cấp là gì? Nó mang đến những ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh? Cách chẩn đoán và điều trị ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Tổng quan về bệnh lý

Viêm dạ dày cấp là một thuật ngữ y khoa để chỉ một nhóm tình trạng sức khỏe có liên quan đến niêm mạc dạ dày đột ngột xuất hiện biểu hiện sưng và viêm phù nề dẫn đến những cơn đau bất thường của dạ dày.

Khác với viêm dạ dày mãn tính, những cơn đau của viêm dạ dày cấp thường chỉ diễn ra bất ngờ trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện nay, tỷ lệ mắc viêm dạ dày cấp tính ở các nước đang phát triển rất cao, trong khi đó, tỷ lệ mắc viêm dạ dày mãn tính đang có xu hướng giảm xuống.

Triệu chứng của bệnh

Đối với đa số những bệnh nhân mắc viêm dạ dày cấp thì thường sẽ không bộc lộ rõ nét dấu hiệu đáng chú ý nào của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Chán ăn.
  • Ợ hơi hoặc đầy hơi, khó tiêu.
  • Buồn nôn và nôn sau khi ăn.
  • Đau bụng vùng thượng vị.
  • Nôn ra máu vón cục và có màu đen giống bã cà phê.
  • Phân có màu đen.

Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau vùng thượng vị

Những triệu chứng trên có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhưng bạn cần lưu ý, nếu như các triệu chứng đó kéo dài hơn một tuần thì bạn nên đi thăm khám để nhận được sự can thiệp y tế kịp thời. Bên cạnh đó, khi xuất hiện tình trạng đại tiện hoặc nôn ra máu thì bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như loét dạ dày, bệnh Crohn, sỏi mật,... cũng có sự liên quan đến tình trạng viêm dạ dày cấp, do đó bạn không nên xem nhẹ tình trạng này.

Nguyên nhân gây nên bệnh lý

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó axit tiêu hóa có điều kiện để gây nên sự kích ứng tại dạ dày. Tình trạng đó xảy ra là do những nhân tố sau:

  • Bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs] và corticosteroid.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày do nhiễm khuẩn Hp [Helicobacter Pylori].
  • Người nghiện rượu, lạm dụng chất cồn.

Bên cạnh đó, bệnh có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

  • Bệnh nhân nhiễm virus.
  • Xảy ra khi người bệnh ở trong trạng thái stress cực độ.
  • Hệ thống miễn dịch gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày do sự rối loạn tự miễn dịch.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa như Crohn.
  • Bệnh nhân đang mắc chứng trào ngược mật.
  • Những người sử dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện.

Trạng thái stress cực độ có thể dẫn đến các cơn đau dạ dày

Ngoài ra, có một số những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày cấp có thể kể đến như:

  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng biến chứng hậu thuật.
  • Người bệnh suy gan hoặc suy hô hấp.

Viêm dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Tình trạng này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh nếu diễn ra trong thời gian dài. Nó sẽ dẫn đến hàng loạt những bệnh lý nghiêm trọng khác như:

  • Xuất huyết dạ dày.
  • Môn vị hẹp.
  • Mất nước.
  • Suy thận.

Do mức độ ảnh hưởng của nó, khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thì bạn nên tìm đến sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng.

2. Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

Trước tiên, khi đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định để bạn thực hiện một số kiểm tra sơ bộ nhằm lấy thông tin và đưa ra chẩn đoán lâm sàng như:

  • Để kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn, bạn sẽ phải thực hiện tổng phân tích tế bào máu [CBC].
  • Kiểm tra nồng độ Hp bằng xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt.
  • Kiểm tra tình trạng máu trong phân thông qua xét nghiệm phân.
  • Nội soi dạ dày giúp các bác sĩ quan sát được tình trạng niêm mạc dạ dày của bạn.
  • Sinh khiết mô dạ dày.
  • Xác định tình trạng các vấn đề cấu trúc trong hệ tiêu hóa thông qua kỹ thuật chụp X-quang.

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định những phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm dạ dày cấp và thay đổi lối sống.

  • Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc kháng H2 sử dụng trước khi ăn khoảng 10 - 60 phút để làm giảm khả năng sản xuất axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế quá trình sản xuất axit dạ dày. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên sử dụng một ngày một lần và không nên dùng quá 14 ngày.
  • Bạn cũng có thể được chỉ định thuốc kháng sinh nếu như bạn bị nhiễm khuẩn đường ruột như khuẩn Hp. Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê đơn cùng các loại thuốc được kể trên, nhưng phác đồ điều trị chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

Ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi chẩn đoán bệnh tình, các bác sĩ có thể chỉ định bạn ngừng uống các loại thuốc kháng viêm không NSAIDs hoặc corticosteroid và tiếp tục theo dõi tình trạng hồi phục của sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu như bác sĩ không chỉ định để bạn ngừng sử dụng các loại thuốc kể trên thì bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng chúng.

3. Cách phòng ngừa hiệu quả

Ngoài việc sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng viêm dạ dày cấp thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp bạn xoa dịu được các cơn đau dạ dày bất thường cũng như phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Bạn có thể thực hiện những thói quen có ích cho sức khỏe như:

  • Hạn chế sử dụng các chất có cồn như bia, rượu.
  • Ăn chín uống sôi. Tránh ăn những thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có nhiều axit.
  • Chia các bữa trong ngày thành nhiều bữa nhỏ.
  • Hạn chế thức khuya.
  • Điều chỉnh tâm trạng và giảm áp lực căng thẳng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Có các chế độ ăn nhẹ phù hợp với các thực phẩm có ít axit tự nhiên, chất béo và chất xơ.
  • Hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế sử dụng một cách thường xuyên liên tục. Trong quá trình sử dụng thuốc thì bạn nên ăn uống đầy đủ và uống nhiều nước ấm để tránh xảy ra những triệu chứng của viêm dạ dày cấp.

Hạn chế sử dụng rượu bia là một phương pháp hữu hiệu tránh viêm dạ dày cấp

Bài viết trên là những thông tin bạn cần biết về bệnh viêm dạ dày cấp. Hy vọng sau khi đọc bạn đã có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.

Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự thăm khám tận tình của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tân tiến nhất. Bạn cũng có thể liên hệ thông qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn y tế hoặc đặt lịch thăm khám tại bệnh viện.

Viêm dạ dày điều trị trong bao lâu?

Nếu viêm dạ dày do Hp, bạn sẽ có khoảng 10 – 14 ngày uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, bạn sẽ uống thuốc chữa triệu chứng, liền vết loét trong vòng 4 – 8 tuần. Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào tình trạng và sự kiên trì uống thuốc của người bệnh.

Xung huyết dạ dày điều trị bao lâu?

Xung huyết hang vị dạ dày là tổn thương viêm dạ dày cấp tính lành tính. Bệnh có thể tự khỏi hoặc sau khi điều trị 10 - 14 ngày thuốc điều trị dạ dày thông thường. Nếu bạn còn đau sau khi uống hết thuốc thì bạn cần đi khám lại để tìm nguyên nhân cụ thể, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.

Bệnh VDD là bệnh gì?

Viêm dạ dày [VDD] là tên gọi chung cho một nhóm các bệnh lý có cùng tình trạng viêm của lớp niêm mạc dạ dày. Trong viêm dạ dày có thể có hay không có tình trạng nhiễm vi khuẩn H.p, loại vi khuẩn gây ra phần lớn các trường hợp loét dạ dày.

Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc bao tử bị viêm hoặc kích ứng đột ngột, gây đau dữ dội và dai dẳng. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan đã kích hoạt phản ứng miễn dịch, thu hút các tế bào bạch cầu đến vị trí tổn thương, gây viêm.

Chủ Đề