Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện

Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

1. Đại cương

Viêm phổi bệnh viện [VPBV] bao gồm các khái niệm: Viêm phổi mắc phải bệnh viện [nosocomial pneumonia hoặc hospital acquired pneumonia], viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế [healthcare associated pneumonia ], viêm phổi liên quan đến thở máy [ventilation associated pneumonia].

Viêm phổi bệnh viện [VPBV] là tổn thương nhiễm khuẩn phổi xuất hiện sau khi người bệnh nhập viện ít nhất 48h mà trước đó không có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.

Trường hợp người bệnh đã được đặt ống nôi khí quản [NKQ], thở máy sau 48h xuất hiện viêm phổi được định nghĩa là viêm phổi liên quan đến thở máy [VPTM].

Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế [VPCSYT], là loại viêm phổi tiến triển có thể tại bệnh viện hoặc ngoài bệnh viện, các người bệnh đó chỉ cần có tiền sử tiếp xúc với các chăm sóc y tế có nguy cơ mang vi khuẩn đa kháng thuốc: Nằm viện trong vòng 90 ngày, nằm điều trị tại các trung tâm điều dưỡng, chạy thận nhân tạo tại nhà, tiếp xúc với thành viên trong gia đình có chứa vi khuẩn đa kháng.

Dựa theo nhiều khuyến cáo trên thế giới, viêm phổi bệnh viện được chia ra 2 nhóm chính:

+ Nhóm I: Viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm 38oC hoặc < 35oC

Tăng số lượng dịch tiết phế quản như mủ

b] Cận lâm sàng

Bạch cầu máu ngoại vi trên 10000/mm3 hoặc dưới 5000/mm3. Tuy nhiên các người bệnh có suy giảm miễn dịch hoặc đang được điều trị hóa chất, corticoid, bệnh máu bạch cầu có thể không tăng mặc dù người bệnh có nhiễm khuẩn nặng.

Các thay đổi trên X-quang: Hình ảnh thâm nhiễm phế nang, hình ảnh bóng mờ, hang, mờ rãnh liên thùy, xẹp phổi và các thâm nhiễm không đối xứng trên nền phổi có tổn thương đối xứng trước đó.

c] Phân loại mức độ nặng

Viêm phổi bệnh viện mức độ nhẹ, vừa: Không có các biểu hiện sau: Tụt huyết áp, không phải đặt nội khí quản, không có hội chứng nhiễm khuẩn huyết, không có tình trạng tiến triển nặng lên nhanh tổn thương trên X-quang phổi, không có biểu hiện suy đa phủ tạng.

Viêm phổi bệnh viện mức độ nặng: Có các biểu hiện nói trên và có S.aureus kháng methiciline [MRSA].

4. Điều trị bằng kháng sinh

a] Nguyên tắc chung

Xử trí tuỳ theo mức độ nặng. Những trường hợp viêm phổi bệnh viện nặng cần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.

Lựa chọn kháng sinh ban đầu thường dựa theo các yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, mô hình vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại địa phương, mức độ nặng của bệnh, tuổi người bệnh, các bệnh kèm theo, các tương tác và tác dụng phụ của thuốc.

Cần phối hợp kháng sinh cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn do các vi khuẩn đa kháng hoặc các trường hợp VPBV nặng.

Xem xét chiến lược điều trị xuống thang ngay sau khi có kết quả kháng sinh đồ.

b] Lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

Kháng sinh có thể được lựa chọn theo Bảng II.6 và Bảng II.7.

Thời gian điều trị thƣờng từ 10 14 ngày, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn đến 21 ngày nếu nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc như: P. aeruginosa, Acinetobacter sp., Stenotrophomonas maltophilia và MRSA hoặc người bệnh có triệu chứng kéo dài: Sốt>380 c, còn đờm mủ, X-quang cải thiện chậm

Khi đã xác định được căn nguyên gây bệnh thì điều trị theo kháng sinh đồ.

Nghi nhiễm vi khuẩn đa kháng khi:

+ Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày trước

+ Nằm viện 5 ngày

+ Ở những nơi có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong cộng đồng hay trong bệnh viện

+ Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện cần đƣợc điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương.

Bảng II.6. Lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

Phân loại Nguyên nhân chính Kháng sinh lựa chọn
Nằm viện 2-5 ngày

Viêm phổi nhẹ, vừa hoặc nặng và nguy cơ thấp

Enterobacteriaceae, S. pneumoniae, H. influenza, S. aureus nhạy cảm methicilin Beta-lactam + ức chế betalactamase [piperacillin + tazobactam, ticarcilin + clavulanat], hoặc ceftriaxone, hoặc fluoroquinolone.

Có thể kết hợp 1 aminoglycosid

Nằm viện > 5 ngày

Viêm phổi nhẹ, vừa

P. aruginosa, các chủng Enterobacter, các chủng Acinetobacter Tương tự nằm viện 2-5 ngày
Nằm viện > 5 ngày

Viêm phổi nặng và nguy cơ thấp hoặc

Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase [piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam], hoặc cefepim.
Nằm viện > 2 ngày

Viêm phổi nặng và nguy cơ cao

Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase [piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam], hoặc cefepim.

Kết hợp với amikacin hoặc fluoroquinolone.

Trường hợp đặc biệt
Gần đây có phẫu thuật bụng hoặc có bị sặc vào phổi Vi khuẩn kỵ khí Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase [piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam], hoặc clindamycin + metronidazole [nếu dị ứng với các thuốc trên]
Nhiễm S. aureus kháng methicillin ở các vị trí khác. Có dùng kháng sinh chống S. aureus trước đó S. aureus kháng methicillin Vancomycin hoặc linezolid + rifampicin hoặc teicoplanin
Nằm khoa Hồi sức kéo dài

Dùng kháng sinh phổ rộng trước đó

Bệnh cấu trúc phổi

P. aeruginosa Beta-lactam kháng Pseudo monas [ceftazidime, cefipim + aminoglycosid; Carbapenem + aminoglycosid


Bảng II.7. Lựa chọn kháng sinh cho một số chủng vi khuẩn đa kháng thuốc

Chủng vi khuẩn

Thuốc ƣu tiên

Thuốc thay thế

S. aureus kháng methicilin [MRSA]

Vancomycin hoặc teicoplanin Linezolid

K. pneumoniae và các Enterobacteriaceae khác [ngoại trừ Enterobacter] sinh ESBL

Carbapenem [imipenem, meropenem]

aminoglycosid

Piperacilin-tazobactam, aminoglycosid

Enterobacter

Carbapenem [imipenem, meropenem], beta-lactam chất ức chế beta-lactamase [piperacilin- tazobactam, ticarcilin-clavulanat], cefepim, fluoroquinolon, aminoglycosid

Cephalosporin thế hệ 3 + aminoglycosid

MDR P. aeruginosa

Carbapenem hoặc piperacilin- tazobactam + aminoglycosid hoặc fluroquinolon [ciprofloxacin] Polymyxin B hoặc colistin

MDR Acinetobacter

Carbapenem phối hợp với colistin

Cefoperazon-sulbactam phối hợp với colistin

Các chủng siêu kháng thuốc

Các phối hợp có thể:

Carbapenem + ampicilin-sulbactam

Doxycyclin + amikacin

Colistin + rifampicin ± ampicilin-sulbactam

Chú ý: Khi sử dụng kết hợp với thuốc nhóm aminoglycosid cần theo dõi chức năng thận của ngƣời bệnh 2 lần/ tuần.

5. Dự phòng

Tôn trọng nguyên tắc vệ sinh: Rửa tay kỹ bằng xà phòng, khử trùng tay bằng cồn trước và sau khi thăm khám người bệnh, trước lúc làm thủ thuật nhằm tránh lây nhiễm chéo. Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc vô trùng khi làm các thủ thuật. Cách ly sớm các người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.

Theo dõi chặt chẽ tình trạng nhiễm khuẩn trong khoa, trong bệnh viện nhằm phát hiện những chủng vi khuẩn kháng thuốc để đưa ra hướng dẫn điều trị kháng sinh hợp lý cho các trường hợp nghi ngờ có viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

Nên chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập sớm nhằm hạn chế các trường hợp phải đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo xâm nhập nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

Nên đặt nội khí quản, ống thông dạ dày theo đường miệng hơn là đường mũi, nhằm tránh nguy cơ viêm xoang từ đó có thể giảm nguy cơ viêm phổi bệnh viện.

Nên hút liên tục dịch ở hạ họng, trên thanh quản. Nên bơm bóng ống nội khí quản khoảng 20 cm H2O để ngăn dịch hầu họng xuống đường hô hấp dưới.

Cần thận trọng đổ nước ở các bình chứa nước đọng trên đường ống thở tránh để nước đọng ở đó chảy vào dây ống thở qua việc khí dung thuốc. Đảm bảo dụng cụ, nguyên tắc vô trùng khi hút đờm qua nội khí quản hoặc ống mở khí quản.

Cố gắng cai thở máy sớm, giảm tối thiểu thời gian lưu ống nội khí quản và thông khí nhân tạo xâm nhập.

Người bệnh nên được nằm ở tƣ thế đầu cao [300- 450] để tránh nguy cơ sặc phải dịch đường tiêu hóa đặc biệt ở những người bệnh ăn qua ống thông dạ dày.

Vỗ rung hằng ngày đối với các người bệnh phải nằm lâu.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho những người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê, thở máy kéo dài.

6. Từ viết tắt trong bài

VPBV Viêm phổi bệnh viện

NKQ Nội khí quản

VPTM Viêm phổi liên quan đến thở máy VPCSYT Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

7. Tài liêu tham khảo

1. Cunha BA [2010], Pneumonia Essentials 3nd Ed, Royal Oak, MI: Physicians Press, 111- 118.

2. Ferrer M, Liapikou A, Valencia M, et al [2010], Validation of the American Thoracic Society-Infectious Diseases Society of America guidelines for hospital-acquired pneumonia in the intensive care unit, Clin Infect Dis, 50[7]:945.

3. Jean Chastre, Charles-Eduoard Luyt [2010], Ventilator-Associated Pneumonia, Murray and Nadels Textbook of Respiratory Medicine [5th ed], Saunder.

4. Coleman Rotstein, Gerald Evans, Abraham Born, Ronald Grossman, R Bruce Light, Sheldon Magder, Barrie McTaggart, Karl Weiss [2008], Clinical practice guidelines for hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in adults AMMI Canada guidelines.

5. ATS [2005], Guidelines for the Management of Adults with Hospital-acquired, Ventilator- associated, and Healthcare-associated Pneumonia Am J Respir Crit Care Med Vol 171. pp 388416

Benh.vn

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề