Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị đái tháo đường năm 2024

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường [theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA] dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

  1. Glucose huyết tương lúc đói [fasting plasma glucose: FPG] ≥ 126 mg/dL [hay 7 mmol/L]. Bệnh nhân phải nhịn ăn [không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội] ít nhất 8 giờ [thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ], hoặc:
  1. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g [oral glucose tolerance test: OGTT] ≥ 200 mg/dL [hay 11,1 mmol/L]. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
  1. HbA1c ≥ 6,5% [48 mmol/mol]. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  1. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL [hay 11,1 mmol/L]. Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết [bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân], xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL [hay 7 mmol/L]. Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.

2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

– Rối loạn glucose huyết đói [impaired fasting glucose: IFG]: Glucose huyết tương lúc đói từ 100 [5,6mmol/L] đến 125 mg/dL [6,9 mmol/L], hoặc – Rối loạn dung nạp glucose [impaired glucose tolerance: IGT]: Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 [7.8 mmol/L] đến 199 mg/dL [11 mmol/L], hoặc – HbA1c từ 5,7% [39 mmol/mol] đến 6,4% [47 mmol/mol].

Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường [pre-diabetes]

Ngày 30/12/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5481/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”

Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2” gồm có:

Phần 1: Định nghĩa và dịch tễ học

Phần 2: Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường

  1. Chẩn đoán
  2. Phân loại đái tháo đường

Phần 3: Khám và đánh giá toàn diện người bệnh đái tháo đường

  1. Mục đích
  2. Các nội dung đánh giá toàn diện

Phần 4: Điều trị

  1. Nguyên tắc điều trị cho người bệnh đái tháo đường
  2. Mục tiêu điều trị
  3. Phân tầng nguy cơ tim mạch, thận ở BN DTD típ 2
  4. Lựa chọn thuốc kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường típ 2
  5. Tư vấn và hỗ trợ thay đổi lối sống
  6. Quản lý các bệnh đồng mắc và biến chứng
  7. Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu
  8. Tiêm vacxin
  9. Chuyển tuyến

Phần 5: Quản lý tăng glucose máu ở bệnh nhân nội trú không có biến chứng cấp

  1. Mục tiêu glucose máu
  2. Phác đồ điều trị tăng glucose máu cho bệnh nhân mắc bệnh nguy kịch
  3. Phác đồ điều trị tăng glucose máu cho bệnh nhân nặng không nguy kịch
  4. Sử dụng thuốc hạ glucose huyết không phải insulin
  5. Bệnh nhân có dùng glucocorticoid
  6. Bệnh nhân chu phẫu

Phần 6: Hạ đường huyết

Phần 7: Chẩn đoán và điều trị biến chứng cấp tính của đái tháo đường: nhiễm toan ketone, nhiễm toan lactic và tăng áp lực thẩm thấu

Ngày 30/12/2020, Bộ Y tế đã ra Quyết định 5481/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2".

Theo đó, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL [hay 7 mmol/L]; Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL [hay 11,1 mmol/L]; HbA1c ≥ 6,5% [48 mmol/mol]; Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL.

Bên cạnh đó, biểu hiện lâm sàng đái tháo đường típ 2 như sau: Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng; Thể trạng béo, thừa cân; Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường típ 2; Đặc tính dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh cao; Dấu gai đen [Acanthosis nigricans]; Hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh khởi phát chậm, thường không rõ triệu chứng.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị tổng thể bệnh đái tháo đường bao gồm: Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống như không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực; Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng; Thuốc uống hạ đường huyết; Thuốc tiêm hạ đường huyết; Kiểm soát tăng huyết áp; Kiểm soát rối loạn lipid máu; Chống đông; Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc.

Đính kèm Quyết định 5481/QĐ-BYT:

Tài liệu đính kèm:

Giới thiệu

Bệnh viện Bà Rịa là bệnh viện hạng 2 tuyến tỉnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những năm gần đây bệnh viện đã được đầu tư và phát triển đột phá cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, con người cũng như dịch vụ kỹ thuật.

Có tất cả bao nhiêu tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường?

Nhằm tăng tính chính xác trong việc chẩn đoán bệnh, người ta thường dựa vào 4 tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA.

Đái tháo đường là gì Bộ Y tế?

Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn.

Khi nào chẩn đoán đái tháo đường?

** Nếu glucose huyết tương lúc đói dưới 7,0 mmol/l thì làm Nghiệm pháp tăng đường huyết. Nếu đường huyết từ 7,0 mmol/l chẩn đoán là đái tháo đường.

IFG nghĩa là gì?

Tiền ĐTĐ cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói [IFG] hoặc rối loạn dung nạp glucose [IGT]. Tiền đái tháo đường [ĐTĐ] là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ. Tiền ĐTĐ cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói [IFG] hoặc rối loạn dung nạp glucose [IGT].

Chủ Đề