Hướng dẫn cúng ông táo Informational

Ngày Ông Công ông Táo [23 tháng Chạp hằng năm] - một ngày lễ truyền thống, lâu đời của người dân Việt vào dịp cuối năm. Vào ngày này, hầu hết các gia đình Việt đều lo sửa soạn, bày trí lễ để tiễn ông Công, ông Táo về trời với mong muốn "các ông" sẽ báo cáo những điều tốt đẹp về gia đình mình với nhà trời trong năm vừa qua để sang năm mới gia đình sẽ được nhiều thành công và may mắn.

Vậy làm thế nào để sửa soạn mâm cúng ông Công ông Táo được lợi ích và đúng Pháp nhất? Kính mời quý vị cùng tìm hiểu bài viết dưới đây qua lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh!

Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Y theo lời Phật dạy, để lễ cúng ông Công ông Táo đúng Pháp và được nhiều lợi ích, chúng ta phải chuẩn bị mâm cúng với vật phẩm chay tịnh, trang nghiêm. Vì vậy, người sắm lễ nên chuẩn bị:

+ Hương: Các loại hương đốt có hương thơm [nếu không dùng hương đốt thì hướng tâm thành cúng lễ [hương tâm]]

+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm [không kiêng về tên hoa và số lượng]

+ Nước trà/chè

+ Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng.

+ Thực:

Hiến cúng Phật: một bát cơm và một cốc nước.

Hiến cúng chư Thiên, chư Thần: một bát cơm, một chén nước chè.

Hiến cúng gia tiên và các vong linh: một bát cơm, một chén nước chè hoặc một mâm cơm chay. Nếu không có nhiều thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các thức ăn từ rau củ quả, không có sát mạng chúng sinh.

Cách bày trí mâm cúng ông Công ông Táo

1 Mâm cúng Phật

Trước bát hương thờ Phật [ở giữa]: quả, một bát cơm, một cốc nước.

Lưu ý: Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.

2 Mâm cúng chư Thiên, chư Thần

Trước bát hương thờ Thần Linh [chư Thiên, chư Thần, thổ công, thần đất…] [bên phải]: quả, một bát cơm, một cốc nước.

3 Mâm cúng gia tiên

Trước bát hương thờ gia tiên [bên trái]: quả, một mâm cơm chay hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.

Cách bày trí mâm cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

Chúng ta nên biết, cúng ông Công ông Táo tức là chúng ta hướng tâm tới các vị chư Thiên, chư Thần [tâm hướng tới đâu thì ở đó sẽ linh ứng]. Vì thế, vào bất cứ thời gian nào, khi chúng ta cúng lễ các Ngài với tâm tin kính, biết ơn thì chắc chắn sẽ được phước báo.

Cho nên, chúng ta tùy duyên sắp xếp ngày giờ cúng lễ cho phù hợp, nhưng để giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc thì nên cúng vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về tục lệ cúng ông Công ông Táo [ảnh minh họa]

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Một số người có quan niệm ông Công ông Táo là thần bếp, vua bếp nên ông ấy ở dưới bếp, nên chúng ta cúng lễ ở dưới bếp, bởi như thế sẽ phù hợp, thuận tiện cho ông Công ông Táo thọ nhận.

Tuy nhiên, để được lợi ích, đúng Pháp, chúng ta nên cúng tế ở bàn thờ trang nghiêm, sạch sẽ. Bởi việc làm đó thể hiện sự cung kính, tôn trọng của gia chủ tới các vị Thần linh, thổ địa nơi đất ở.

Bài cúng ông Công ông Táo

Ngoài việc thành tâm chuẩn bị phẩm vật cúng lễ, bài văn khấn đúng Pháp cúng ông Công ông Táo cũng rất cần thiết để được lợi ích cho gia đình.Vì vậy, chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử văn khấn cúng ông Công ông Táo qua đường link dưới đây:

Cúng ông Táo cần những gì? Theo thông tin của GS Lương Ngọc Huỳnh có nêu ra chi tiết giúp các gia đình không bị khó khăn trong trong việc mua đồ cúng ông táo, lễ vật đầy đủ nhất để cúng ông Công ông Táo gồm có:

Chuẩn bị mâm cơm cỗ cúng ông táo

  • Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
  • Một chiếc bàn lớn để đặt mâm làm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
  • Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn Thần Táo Quân.
  • Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ gồm có: gà trống trắng, xôi đỏ,…ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện của các gia đình.
  • Một mâm “ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
  • Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần [gồm: màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân, màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa, màu trắng, cho thần Thổ Kỳ]
  • Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
  • Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
  • 9 cây cây nến đỏ.
  • Thắp 9 nén nhang.
  • Quỳ xuống lễ 9 lễ.

Tham khảo:

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo Quân cho người bận rộn.

Để chuẩn bị được một mâm cúng ông Táo đầy đủ nhất và không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Quý khách có thể sử dụng dịch vụ cúng ông Táo của Đồ Cúng Tâm Linh. Đặc biệt, trong dịp mừng xuân Tân Sửu – Phúc Lộc – Như Ý. Đồ Cúng Tâm Linh tri ân khách hàng đã luôn đồng hành cùng với Công ty. Công ty gửi đến chương trình khuyến mãi cúng ông táo đón Tết 2020: CÙNG CÁ CHÉP TÂM LINH ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI.

? Tặng cá chép phóng sanh hoặc bộ 2 ly khi khách hàng đặt mâm cúng ông Táo từ 1.000.000.

? Điều kiện: đặt hàng trước ngày 23/12 âm lịch.

? Tổng đài: 1900 636 815

Vậy mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?

có một số gia đình chỉ làm đơn giản. Đa số các gia đình làm thêm mâm cơm cúng ông táo để thể hiện lòng thành kính với đấng tâm linh. Bởi lẽ, Ông Công ông Táo đã cai quản, bảo vệ và giữ lửa cho gia đình mình.

Cúng ông Táo có thể làm mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn. Tuy nhiên, theo quan niệm của nhà Phật thì khuyến khích gia đình cúng đồ chay hơn đồ mặn. Khi làm mâm cơm chay sẽ thể hiện được thành ý của người cúng hơn.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cơ bản gồm:

  • Trái cây
  • Hoa
  • Nhang
  • Đèn cầy
  • Gạo
  • Muối
  • Trà
  • Rượu
  • Nước chai
  • Giấy cúng
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè
  • Xôi
  • Bánh chưng
  • Gà luộc
  • Chả lụa
  • Cá chép sống [phóng sinh]

Cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo đúng cách

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, giờ cúng tiễn ông Táo về trời đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23. Bạn quan tâm thời gian chính xác cúng ông Táo có thể xem .

Trường hợp nếu gia chủ bận rộn thì có thể hoàn thành việc cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, phải đảm bảo kịp giờ để đưa ông Táo lên thiên đình.

Không nên cúng vào chiều ngày 23 tháng Chạp. Chiều 23 e rằng ông Táo sẽ không thể nhận được lễ vật thành tâm của gia chủ.

Hướng dẫn cách cúng ông Táo về trời

Thắp nhang: Đốt từ 3 đến 9 cây, nên đốt số lượng cây nhang số lẻ, ví dụ 3 cây, 5 cây, 7 cây hoặc 9 cây, không nên đốt số chẵn.

Cúng ông Táo nên đặt ở dưới bếp núc

Vái – khấn cúng: Sau khi đốt nhang, thắp nhang vào lư hương [tất cả các lư hương trong nhà phải được thắp nhang đầy đủ]. sau đó vái 3 vái rồi đọc khấn để tỏ lòng thành kính.

Hạ lễ hóa vàng: Với quan niệm người xưa, khi còn nhang thì lễ hóa vàng mới hiệu nghiệm, cá chép mới hóa rồng được. Do đó, sau khi đọc bài khấn xong, gia chủ đợi nhang tàn còn 1/3 cây thì xin phép hạ lễ hóa vàng và thả cá chép.

Trang phục cúng tươm tất: Khi cúng lễ ông Táo ngày 23 tháng chạp hằng năm, để thể hiện sự trang nghiêm, lòng thành kính với bề trên người khấn vái phải mặc trang phục tươm tất. Nên mặc áo dài khăn đóng, nếu không có thì mặc quần tây và áo sơ mi đóng thùng.

Những chủ đề về cúng ông Táo bạn phải biết:

Bài cúng ông tiễn đưa ông Táo về trời 23 tháng Chạp hằng năm

Trên đây, bài viết đã chia sẻ đến bạn những lễ vật quan trọng, mâm cúng ông táo chuẩn bị trước khi làm lễ tiễn ông Táo về trời. Hi vong bạn có thêm những kiến thức hữu ích để sắm sửa cho ngày cúng ông Táo thật tươm tất.

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.

Chủ Đề