Hướng dẫn học tiếng dân tộc tày năm 2024

trình bày các đơn vị bài học với các hoạt động đa dạng, phong phú, giúp người học phát triển vốn từ, cấu trúc ngữ pháp, thụ đắc ngôn ngữ thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó ưu tiên phát triển kỹ năng giao tiếp. Tài liệu được biên soạn thêm một số chủ đề bài học phù hợp với phương ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Tày ở Lạng Sơn.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội các DTTS tỉnh Bắc Giang năm 2019 cho thấy; toàn tỉnh chỉ còn 1,0% số người DTTS nói được tiếng của dân tộc mình, số đông chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thế hệ có trách nhiệm kế tục gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa của dân tộc mình cho đời sau.

Vậy nên việc giúp cho học sinh hiểu biết về tiếng nói, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình là nhiệm vụ rất quan trọng. Những năm gần đây, nhiều trường học đã triển khai nội dung này bằng những cách làm sáng tạo, thiết thực, thu hút đông đảo học sinh tham gia và trải nghiệm.

Một buổi học ngoại khóa của Câu lạc bộ

Một giờ học ngoại khóa tiếng Tày tại Trường trung học cơ sở Vân Sơn, huyện Sơn Động xen lẫn tiếng đánh vần là tiếng cười vui vẻ, náo nhiệt của cô trò Câu lạc bộ học tiến Tày do cô giáo Dương Thị Bền, dân tộc Tày, giáo viên môn Lịch sử sáng lập.

Mặc dù mới thành lập nhưng Câu lạc bộ tiếng Tày được đông đảo các em học sinh hưởng ứng tham gia, lúc đầu Câu lạc bộ chỉ có 15 thành viên, đến nay đã có hơn 30 thành viên tham gia. Nằm trên địa bàn xã Vân Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động với hơn 90% là người dân tộc thiểu số, thực tế hiện nay các em học sinh không biết nói tiếng dân tộc do trong gia đình các em bố mẹ ít giao tiếp bằng tiếng dân tộc, có em chỉ nghe hiểu mà không nói được, có em chỉ biết nói vài câu đơn giản... Khi tham gia lớp học các em được học các chủ đề: Xưng hô, số đếm, vật nuôi trong gia đình, một số hoạt động hàng ngày, giáo trình biên soạn do cô giáo tự tìm hiểu từ kinh nghiệm thực tế, sưu tầm và tham khảo trên mạng. Ngoài ra các em còn được học một số bài hát đơn giản và đánh đàn bầu truyền thống.

Mô hình Câu lạc bộ dạy tiếng Tày trong nhà trường là sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập

Em Nguyễn Hà Trang lớp 9A1 thành viên Câu lạc bộ cho biết: “"Em rất vui khi được tham gia vào Câu lạc bộ học tiếng Tày của trường, chúng em hay sinh hoạt vào những dịp buổi chiều thứ 7 hàng tuần. Tham gia lớp học em được cô giáo dạy về ý nghĩa của việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, cô dạy chúng em đọc và viết tiếng Tày. Sau đó chúng em đã tự trao đổi với các bạn trong Câu lạc bộ bằng tiếng Tày vận dụng vào một số hoàn cảnh phù hợp. Ở lớp em được trau dồi, học hỏi thêm nhiều hơn nữa về ngôn ngữ của dân tộc Tày. Sau 4 tháng tham gia Câu lạc bộ em đã biết nhiều từ mới và nghe nói tiếng Tày cơ bản.”

Cô giáo Dương Thị Bền, giáo viên Trường THCS Vân Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ học tiếng Tày cho biết: “Tôi rất vui vì được Đảng và chính phủ có chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là việc khuyến khích các bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn tiếng nói của dân tộc mình. Tôi đã trăn trở từ rất lâu về việc tiếng nói của dân tộc Tày đang bị mai một dần. Là một người con của dân tộc Tày tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn và phát huy tiếng DTTS. Được sự ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh nên tôi đã thành lập Câu lạc bộ học tiếng Tày tại trường, thông qua các buổi học các em học được học thêm tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức được việc bảo tồn bản săc văn hóa của dân tộc mình."

Có thể thấy, mô hình Câu lạc bộ dạy tiếng Tày trong nhà trường là sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập, hướng tới mục tiêu đào tạo thế hệ học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, phẩm chất, kĩ năng, năng lực tư duy và sáng tạo.

Thực hiện Chi thị 38 TTg 2004 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tại nhiều địa phương mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc. Tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, giáo viên và học sinh cần những hiểu biết về hệ thống - cấu trúc tiếng Tày để dạy và học thực hành tiếng Việt, có căn cứ so sánh nhằm khắc phục những biểu hiện giao thoa ngôn ngữ. Chủng tôi biên soạn tài liệu này nhằm giúp cho những người dạy và học có một cái nhìn tổng quát về tiếng Tày để việc dạy và học đạt hiệu quả hơn.

Tiếng Tày và tiếng Việt có quan hệ mật thiết, từ ngữ hai thứ tiếng đã thâm nhập vào nhau. Để minh họa cho sự thâm nhập của tiếng Tày vào tiếng Việt chúng tôi cho in thêm vào cuối sách Phụ lục I: Từ ngữ gốc Tày trong tiếng Việt. Tiếng Tày hiện nay được sử dụng chu yếu là hội thoại. Trong ngôn ngữ hội thoại, trợ từ đóng vai trò quan trọng. Để bạn đọc tiện tham khảo, chúng tôi cho in thêm phụ lục II: Trợ từ trong tiếng Tày.

Tài liệu này miêu tả những nét chung nhất về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và biện pháp tu từ tiếng Tày. Viết tài liệu này, chúng tôi sử dụng các thuật ngữ và các phương pháp có tính truyền thống. Chúng tôi biết rằng trong khoảng hai chục năm trở lại đây, ngành Ngôn ngữ học đã có nhiều thành tựu mới, nhờ những lý thuyết mới, phương pháp tiếp cận mới. Theo đó có nhiều thuật ngữ, khái niệm mới. Tuy vậy, đây là tài liệu miêu tả sơ bộ những điểm cơ bản nhất về các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp làm cơ sở để dạy và học tiếng Tày. Bởi vậy, trong tài liệu chúng tôi bỏ qua những vấn đề thảo luận có tính chuyên sâu, không trình bày lịch sử các vấn đề. Người sử dụng tài liệu này không đòi hỏi là các nhà chuyên môn ngành Ngôn ngữ học.

Tiếng Tày có nhiều biến thể địa phương khác nhau, trong đỏ có VÙNG TÂM [các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn] và các VÙNG BIÊN. Ngay nội bộ VÙNG TÂM, đi từ địa phương này sang địa phương khác cũng có sự khác nhau ít nhiều về ngữ âm, từ ngữ. Tuy vậy, về cơ bản, người các địa phương vẫn dễ dàng giao tiếp được với nhau. Đối tượng miêu tả của tài liệu này là tiếng Tày VÙNG TÂM, vùng đã được chứng minh rằng có tính phổ biến cao nhất, theo kết luận của Hội nghị vùng chuẩn ngôn ngữ Tày - Nùng năm 1976, tại khu Tự trị Việt Bắc [cũ].

Những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu vào tiếng Tây hiện nay chưa nhiều. Vì vậy, mặc dù chúng tôi rất cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến để cuốn sách có thể hoàn thiện hơn vào lần tái bản.

Chủ Đề