Hướng dẫn làm bóng đổ trong photoshop

Hiệu ứng đổ bóng tích hợp trong PTS có những hạn chế riên của nó và chỉ phù hợp với các hiệu ứng đổ bóng cơ bản, chẳng hạn như làm cho văn bản hơi nổi lên khỏi nền. Nhưng nếu muốn tạo sự chân thực hơn thì nó không làm được. Tuy nhiên, chúng ta có thể biến những bóng đổ đơn điệu, kém thú vị đó thành một thứ trông thực tế hơn bằng cách sử dụng cái gọi là bản đồ dịch chuyển. Đây là thứ mà các chuyển gia sử dụng để thêm tính hiện thực cho hình ảnh. Đừng quá lo lắng, mặc dù không phải là chuyên gia nhưng bạn vẫn có thể làm được điều nó vì nó thực sự khá đơn giản.

Như đã thấy trong hướng dẫn PTS, một bản đồ dịch chuyển thực sự không khác gì so với một phiên bản trắng đen riêng biệt của hình ảnh mà PTS sử dụng để tìm ra cách định hình lại bóng sao cho nhìn chúng có vẻ tuân theo kết cấu tự nhiên và độ sâu của nền phía sau chúng [giống như một cái bóng trong thực tế]. Hãy nghĩ về bản đồ dịch chuyển khi PTS di chuyển các pixel từ “một địa điểm này sang một địa điểm khác”. Nếu vẫn đang mù mờ về những điều mình vừa nói trên thì đừng ko, bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn sáng tỏ mọi thứ.

Dưới đây là hình ảnh mặt nước mình sẽ sử dụng làm ví dụ minh họa:

Hình ảnh minh họa.

Thêm văn bản lên trên hình ảnh và sau đó áp dụng bóng đổ cho nó. Đây là thứ chúng ta nhận được:

Trông không thực tế chút nào. Bóng đổ dường như đang hơi đi theo hình dạng của những gợn sóng bên dưới, tuy nhiên đó chỉ là do độ mờ của bóng đổ được đặt thành mặc định là 75%, vì vậy một số gợn sóng đang hiển thị qua nó. Độ trong suốt giảm xuống một chút sẽ có ích hơn, nhưng chắc chắn không phải là điều tốt nhất chúng ta có thể làm. Có thể thấy cái bóng hiện tại trông phẳng lì.

Nhờ sức mạnh của PTS và bản đồ dịch chuyển, chúng ta có thể dễ dàng hô biến bóng đổ đơn giản trên kia thành một thứ hết sức ấn tượng như này:

Trông đẹp hơn hẳn và hiệu ứng đổ bóng “mapped” là những gì chúng ta sẽ làm trong bài hướng dẫn này.

Bước 1: Thêm Văn Bản Vào Hình Ảnh

Hình ảnh mặt nước đã được mở trong PTS và bảng điều khiển Layers, có thể thấy rằng hiện tại chúng ta có 1 layer đó là layer Background có chứa hình ảnh gốc:

PTS hiển thị hình ảnh gốc trên layer Background.

Việc đầu tiên cần làm là thêm văn bản, Nhấn phím T để truy cập nhanh Type Tool rồi thêm văn bản vào. Mình sẽ gõ “DEEP BLUE”:

Thêm văn bản vào hình ảnh.

Dưới đây là bảng điều khiển Layers của mình, hiện tại bao gồm hai layer là layer Background với hình ảnh gốc và layer mới chứa văn bản vừa được thêm vào:

Bảng điều khiển Layers hiển thị hai layer.

Mình sẽ kéo dài văn bản và làm chó nó cao hơn chủ bằng cách nhấn Ctrl+T [Win] / Command+T [Mac] để hiển thị khung Free Transform cùng các chốt điều khiển [có thể bỏ qua bước này nếu bạn thấy không cần thiết]. Sau đó, trong khi nhấn giữ Alt [Win] / Option [Mac], mình sẽ kéo khung Free Transform lên trên từ chốt điều khiển ở chính giữa trên cùng [khoanh tròn màu đỏ ở hình bên dưới]. Bằng cách nhấn giữ phím Alt/Option, ta sẽ yêu cầu PTS kéo dài từ tâm và kéo cả trên cả dưới cùng lúc.

Kéo dài chữ và làm cho nó cao hơn bằng lệnh Free Transform.

Tiếp theo chúng ta sẽ thêm bóng đổ cho văn bản này.

Bước 2: Thêm Hiệu Ứng Bóng Đổ Cho Văn Bản

Với layer văn bản được chọn, nhấp vào biểu tượng Add Layer Style trên bảng điều khiển Layers:

Nhấn vào biểu tượng Add New Layer Style.

Chọn Drop Shadow:

Chọn Drop Shadow.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Style hiển thị các tùy chọn cài đặt Drop Shadow:

Hộp thoại Layer Style hiển thị các tùy chọn Drop Shadow.

Mình sẽ để mặc định Opacity là 75% và Angle là 120%. Tùy chọn duy nhất cần thay đổi là Distance sẽ đổi thành 20 pixel. Bấm OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại.

Dưới đây là hình ảnh sau khi áp dụng đổ bóng cho văn bản:

Hình ảnh sau khi áp dụng đổ bóng cho văn bản.

Đây chắc chắn chưa phải là cái chúng ta đánh giá trông hết sức chân thực. Tất nhiên mình không thể nói chính xác một văn bản lơ lửng trên mặt nước thực sự trông như này nhưng chắc chắn không đến mức trông giả tạo như này. Cách khắc phục nó chính là mục đích chính của hướng dẫn này. Trước tiên hãy tạo bản đồ dịch chuyển đã.

Bước 3: Tạo Bản Sao Layer Background Và Dán Thành Một Kênh Mới

Trong bảng điều khiển Layers, nhấn vào layer Background để chọn nó:

Nhấn chọn layer Background.

Với layer Background được chọn, nhấn Ctrl+A [Win] / Command+A [Mac] để chọn nội dung của layer. Bạn sẽ thấy một hộp lựa chọn xuất hiện xung quanh hình ảnh trong cửa sổ tài liệu. Sau đó nhấn Ctrl+C [Win] / Command+C [Mac] để sao chép nội dung layer.

Bây giờ, hãy chuyển sang bảng Channels [được nhóm ngay bên cạnh bảng Layers] và nhấp vào biểu tượng Create New Channel ở cuối bảng như mình đã khoanh tròn trong hình ảnh dưới đây:

Nhấn vào biểu tượng Create New Channel.

Kênh mới sẽ có màu đen và được PTS đặt tên là “Alpha 1”, nó sẽ xuất hiện bên dưới các kênh Red, Green và Blue:

PTS tạo thêm một kênh mới bên dưới kênh Blue với tên gọi “Alpha 1”.

Với “Alpha 1” được chọn, nhấn Ctrl+V [Win] / Command+V [Mac] để dán nội dung của layer Background vào kênh mới này. Bạn sẽ thấy hình ảnh xuất hiện ở dạng đen trắng bên trong khu vực hình thu nhỏ xem trước của kênh “Alpha 1”:

Nội dung của layer Background xuất hiện trong diện mạo đen trắng tại hình thu nhỏ xem trước của kênh mới.

Giờ bạn sẽ thấy hình ảnh với phiên bản đen trắng xuất hiện trong cửa sổ tài liệu:

Hình ảnh với phiên bản đen trắng.

Nhấn Ctrl+D [Win] / Command+D [Mac] để bỏ chọn hình ảnh tại thời điểm hiện tại. Tiếp theo, chúng ta sẽ áp dụng filter Gaussian Blur.

Bước 4: Áp Dụng Filter Gaussian Blur Cho Kênh Mới

Chúng ta tiếp tục sử dụng kênh mới này làm bản đồ dịch chuyển cho bóng đổ và một trong những điều cần tránh là có bất kỳ cạnh gồ ghề nào trong bản đồ dịch chuyển, để bóng có thể mượt mà và tự nhiên với gợn sóng trên mặt nước. Để đảm bảo mọi thứ đẹp mượt mà ta cần thêm filter Gaussian Blur vào kênh này.

Với “Alpha 1” đã được chọn, hãy đi tới menu Filter rồi chọn Blur, sau đó chọn Gaussian Blur để mở ra hộp thoại Gaussian Blur:

Filter > Blur > Gaussian Blur.

Mình đang sử dụng hình ảnh có độ phân giải thấp cho hướng dẫn này nên đối với mình Radius khoảng 2 pixel là ổn. Nhưng nếu bạn lấy hình ảnh trực tiếp từ máy ảnh kĩ thuật số thì rất có thể hình ảnh sẽ có độ phân giải cao hơn và lúc này Radius nên để khoảng 5 đến6 pixel sẽ hoạt động tốt hơn. Chúng ta sẽ chỉ làm mở một chút vừa đủ để làm mịn mọi thứ thôi.

Bước 5: Tăng Độ Tương Phản Của Kênh Với Các Cấp Độ

Điều tiếp theo cần làm là tăng độ tương phản của kênh, vì độ tương phản càng cao thì bản đồ dịch chuyển sẽ càng có nhiều tác động. Với kênh mới vẫn đang được chọn, nhấn phím Ctrl+L [Win] / Command+L [Mac] để hiển thị hộp thoại Levels:

Sử dụng Levels để tăng độ tương phải.

Khi hộp thoại Levels mở ra, hãy kéo điểm đen và điểm trắng của thanh trượt Input Levels về phía trung tâm để tăng độ tương phản của kênh. Đừng lo lắng về việc mất bất kỳ chi tiết nào trong vùng sáng và vùng tối nếu chúng ta đang sử dụng Levels để hiệu chỉnh tông màu trên ảnh. Ở đây cái chúng ta cần quan tâm là tăng độ tương phản.

Và đây là giao diện kênh sau khi tăng độ tương phản bằng Levels:

Kệnh “alpha 1” sau khi tăng độ tương phản.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành công việc trên kênh và nó đã sẵn sàng để được sử dụng như một bản đồ dịch chuyển. Tuy nhiên, để sử dụng nó thì ta cần tạo một tài liệu mới từ nó trước.

Bước 6: Sao Chép Kênh Dưới Dạng Một Tài Liệu Mới

Chúng ta đã áp dụng filter Gaussian Blur để làm mượt mọi thứ và tăng cường độ tương phải với Levels. Hiện tại kênh đã sẵn sàng để được sử dụng làm một bản đồ dịch chuyển, nó phải là một tệp riêng biệt và hiện tại thì kênh này chỉ là một kênh trông tệp gốc. Chúng ta sẽ lưu nó dưới dạng một tệp mới bằng cách sao chép kênh. Nhấp vào mũi tên nhỏ hướng phải ở góc trên cùng của bảng Channles để truy cập các tùy chọn của bảng Channels và chọn Duplicate Channel:

Chọn Duplicate Channel.

Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Duplicate Channel:

Hộp thoại Duplicate Channel.

Với phần Destination, nhấp vào mũi tên chỉ xuống và chọn New để sau chép kênh dưới dạng một tài liệu hoàn toàn riêng biệt rồi đặt tên cho tài liệu mới. Mình sẽ đặ là “water-displace”. Nhấn OK khi đã hoàn tất và kênh của bạn sẽ xuất hiện dưới dạng tài liệu PTS mới trên màn hình.

Bước 7: Lưu Tài Liệu Mới

Lưu lại tài liệu mới này vào desktop hay bất cứ thư mục nào bạn muốn và hãy nhớ vị trí lưu để lát sau truy cập lại. Sau khi lưu tài liệu, hãy tiếp tục và đóng tài liệu đó lại, chỉ mở tài liệu gốc.

Bước 8: Tạo Một Layer Mới Từ Drop Shadow Layer Style

Thông thường các kiểu layer như bóng đổ chỉ đơn giản là hiệu ứng được áp dụng cho các layer khác. Nhưng chúng ta có thể chuyển đổi các kiểu layer thành các layer của riêng chúng. Đó chính xác là những gì chúng ta cần làm với hiệu ứng đổ bóng để có thể sử dụng nó với sự dịch chuyển của bản đồ. Với layer văn bản được chọn, đi tới menu Layer ở đầu màn hình rồi chọn Layer Style, sau đó kéo xuống cuối danh sách và chọn Create Layer:

Layer > Layer Style > Create Layer.

Sau khi chọn “Create Layer”, từ các tùy chọn Layer Style, PTS sẽ lấy bóng đổ, tạo điểm ảnh [chuyển đổi thành pixel], sau đó đặt nó trên một layer riêng biệt của chính nó ngya bên dưới layer văn bản:

Bóng đổ xuất hiện trên layer của chính nó, bên dưới layer văn bản.

Chúng ta có bản đồ dịch chuyển và có bóng đổ trên layer của riêng nó. Giờ thì đã sẵn sàng kết hợp cả hai và tạo hiệu ứng bóng đổ trông hết sức thực tế rồi.

Bước 9: Áp Dụng Bản Đồ Dịch Chuyển Cho Layer Bóng Đổ Bằng Filter Displace

Chúng ta đã sẵn sàng để sử dụng bản đồ dịch chuyển. Nhấn vào layer bóng đổ trong bảng điều khiển Layers để chọn nó. Sau đó đi tới menu Filter chọn Distort rồi chọn Displace để mở hộp thoại filter Displace:

Filter > Distort > Displace.

Có hai phần để sử dụng filter Displace. Đầu tiên, đặt các tùy chọn về đúng cách mà PTS sẽ áp dụng bản đồ dịch chuyển, sau đó chọn bản đồ dịch chuyển mà bạn muốn sử dụng. Hộp thoại đầu tiên xuất hiện là nơi bạn thiết lập các tùy chọn. Như mình đã khoanh tròn bên trên, hãy đặt cả gai giá trị Horizontal Scale và Vertical Scale là 10. Đối với Displacement Map hãy chọn Stretch To Fit, với Undefined Areas thì chọn Wrap Around. Sau đó nhấn OK để xác nhận hoàn tất.

Hộp thoại thứ hai sẽ mở ra yêu cầu bạn chọn tệp nào bạn muốn sử dụng làm bản đồ dịch chuyển. Hãy điều hướng đến nơi khi nãy bạn lưu bản đồ dịch chuyển và chọn nó. Nhấp vào Open để sử dụng bản đồ dịch chuyển và bóng đổ sẽ ngay lập tức được phản chiếu tới nền phía sau.

Để hiểu rõ hơn, mình sẽ nhấp vào biểu tượng hình con mắt ở ngoài cùng bên trái layer văn bản để tạm thời ẩn hiển thị nó giúp cho dễ quan sát bóng đổ và mặt nước phía sau nó. Đây là hình bóng đổi của mình trước khi áp dụng bản đồ dịch chuyển:

Bóng đổ trước khi áp dụng bản đồ dịch chuyển với văn bản đang được tạm ẩn hiển thị.

Và đây là bóng đổ sau khi áp dụng bản đồ dịch chuyển:

Bóng đổ sau khi áp dụng bản đồ dịch chuyển.

Nhờ có bản đồ dịch chuyển, bóng đổ đã không còn phẳng lì so với hình ảnh phía sau nó nữa. Bây giờ nó cũng uốn lượn và cong theo gợn sóng trên mặt nước tạo ra hiệu ứng chân thực hơn rất nhiều.

Mình sẽ nhấn vào biểu tượng hình con mắt để bật hiển thị văn bản, khiến nó xuất hiện quay trở lại phía trên bóng đổ. Và kết quả cuối cùng là đây:

Chủ Đề