Hướng dẫn luyện tập cho người tàn tật

[TG] - Trong thời gian qua, thể thao người khuyết tật đã đóng góp không nhỏ vào bảng vàng thành tích của thể thao Việt Nam. Rất nhiều gương mặt vận động viên người khuyết tật đã được vinh danh trên các đấu trường thể thao khu vực và quốc tế. Việc luyện tập thể thao ngoài ý nghĩa rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe còn là cơ hội để người khuyết tật cống hiến tài năng cho thể thao nước nhà, có thêm tự tin, nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

Thể thao người khuyết tật đã đóng góp không nhỏ vào bảng vàng thành tích của thể thao Việt Nam

SỰ NỖ LỰC, QUYẾT TÂM CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG

Sau 2 năm do ảnh hưởng dịch COVID-19, thể thao người khuyết tật Việt Nam trải qua nhiều khó khăn, song, được sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao và sự nỗ lực, quyết tâm, đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên thể thao Paralympic Việt Nam đã giữ, duy trì và đạt được kết quả khả quan, khẳng định vị thế trên đấu trường khu vực và quốc tế.

Năm 2022, thể thao người khuyết tật nước ta đã giành được không ít giải thưởng, thành tích trong khu vực và quốc tế. Tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 tại Solo, Indonesia, đoàn Việt Nam giành được 65 Huy chương Vàng, 62 Huy chương Bạc và 56 Huy chương Đồng; phá 16 kỷ lục Đại Hội Đông Nam Á lần thứ 11. 5 gương mặt vận động viên xuất sắc, tiêu biểu nhất trong năm 2022 là: Đỗ Thanh Hải, môn Bơi, hạng thương tật SB5, thành tích: 5 Huy chương Vàng phá 4 kỷ lục Đại hội [2 kỷ lục cá nhân 50 m Ếch, 100 m Ếch hạng thương tật SB5, 2 kỷ lục nội dung tiếp sức 4 x 50 m Tự do và 4 x 50 m Hỗn hợp] tại ASEAN Para Games 11, Indonesia. Vận động viên Lê Văn Công, hạng 49kg, môn Cử tạ có thành tích đạt Huy chương Bạc hạng cân 49kg nam tại giải Vô địch Cử tạ Châu Á năm 2022 tại Hàn Quốc, 2 Huy chương Vàng hạng cân 49kg nam tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 [Asean Para Games 11] Indonesia năm 2022. Vận động viên Vi Thị Hằng, S7, môn Bơi, đạt thành tích 3 Huy chương Vàng cá nhân, phá 3 kỷ lục Đại hội [các nội dung: 50 m Tự do, 100 m Tự do và 50 m Ếch hạng thương tật S7] tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 [Asean Para Games 11] Indonesia năm 2022. Vận động viên Nguyễn Thị Hồng, môn Cờ vua, hạng B2 đạt thành tích 5 Huy chương Vàng [3 HCV cá nhân 2 HCV đồng đội] tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 [Asean Para Games 11] Indonesia năm 2022. Vận động viên Nguyễn Thị Hải, môn Điền kinh, F57, đạt thành tích 3 huy chương vàng cá nhân tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 [Asean Para Games 11] Indonesia năm 2022.

Chất lượng phong trào vận động người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục thể thao năm 2022 cao hơn năm 2021. 12 câu lạc bộ thể thao Người khuyết tật ở cơ sở được kiện toàn. Số vận động viên khuyết tật được tập luyện thể thao thường xuyên tại câu lạc bộ cơ sở, tổ chức hội với trên 2.650.000 người/ năm.

Hiệp hội Paralympic Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thể dục thể thao quần chúng [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] chú trọng công tác phát triển phong trào, duy trì ổn định ở một số địa phương trọng điểm. Hiệp hội đã làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để phát triển phong trào thể thao của người khuyết tật nhất là các môn thể thao mới như: Bóng lăn người khiếm thị, Bắn cung, Boccia, Judo khiếm thị và Quần vợt xe lăn. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam đã thành lập 3 câu lạc bộ: Taekwondo, Bắn cung và Bóng bàn.Tổ chức thành công các giải truyền thống cấp quốc gia, như: Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Cờ vua, Cầu lông, Bóng bàn, Bắn cung, Judo khiếm thị, Quần vợt xe lăn và Boccia, thu hút trên 1.200 vận động viên.

Năm 2022, đoàn thể thao người khuyết tậtViệt Namđã tham dự các giải, đại hội Thể thao người khuyết tật quốc tế. Đoàn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục mọi khó khăn, tạo sức mạnh chung, thể hiện uy tín và trình độ của thể thao người khuyết tậtViệt Nam tại đấu trường khu vực, châu lục và thế giới; giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa và dân tộc Việt Nam. Thực hiện tốt và hiệu quả các quan hệ đối ngoại, hợp tác với Ban tổ chức Giải, Đại hội, tổ chức thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, châu Á và thế Giới [IPC], với các đoàn thể thao của các nước tham dự, góp phần tăng cường hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Cácchươngtrình huấn luyện và bồi dưỡng huấn luyện viên thể thao cho khuyết tật môn điền kinh tại nước ngoài đã thu hoạch nhiều kết quả hữu ích về công tác vận động, thu hút, hướng dẫn người khuyết tật đến với hoạt động thể dục, thể thao, nhất là thể dục, thể thao làm thay đổi cuộc sống của người khuyết tật. Từ đó, giúp họ có nghị lực, bản lĩnh, tự tin, vượt qua chính mình để hội nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, lớp tập huấn tuyên truyền, giáo dục phòng chống Doping được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 361 học viên tham gia, bao gồm vận động viên, huấn luyện viên, chăm sóc viên của các tỉnh, thành: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và phát triển năng lực người khuyết tật Việt Nam. Sau khóa học, các học viên nhận Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn do Trung tâm Doping và Y học Thể thao cấp, đây là điều kiện bắt buộc dành cho các vận động viên tham gia các giải, Đại hội Thể thao quốc tế bắt đầu từ tháng 11 năm 2022.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG LỰC LƯỢNG VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT

Năm 2023, Hiệp hội Paralympic Việt Namđề ra mục tiêu phát triển và mở rộng mạng lưới câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, hay thể thao cộng đồng của người khuyết tật tại các địa phương; nâng cao chất lượng hoạt động thể thao của người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật có điều kiện tiếp cận cơ sở vật chất, công trình thể dục thể thao, hướng dẫn người khuyết tật các bài tập thể lực; phổ cập, phát triển 15 môn thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện để người khuyết tật tự tin, có nghị lực, bản lĩnh tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng lực lượng vận động viên, đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho Paralympic Paris 2024, ASIAN Para Games 2023 tại Hàng Châu, Trung Quốc và Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 [ASEAN Para Games 12, Cambodia 2023].

Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, Hiệp hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tỉnh, thành để phấn đấu có 8 tỉnh/thành phố trong năm 2023 mở rộng việc thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, chú trọng loại hình câu lạc bộ một môn, đa môn hoặc theo hình thức bộ môn thể thao người khuyết tật tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh, thành phố, các trung tâm Văn hóa và Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; thu hút ngày càng nhiều người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe,tự tin hòa nhập với cộng đồng. Đề xuất, kiến nghị với 63 tỉnh, thành phố có công trình thể dục thể thao bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Mở rộng, phổ biến và phát triển 15 môn thể thao cơ bản cho người khuyết tật tập luyện trong năm 2023-2024 như: Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Cờ vua, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt xe lăn, Judo khiếm thị, Bắn cung, Boccia, Bóng chuyền ngồi, Khiêu vũ thể thao, Yoga, Bóng đá 5 người và Taekwondo. Duy trì từ 40 vận động viên thường xuyên được tập luyện tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia và sẵn sàng tham gia các giải, hướng tới Đại hội thể thao người khuyết tật tại Hàng Châu, Trung Quốc và các giải lấy chuẩn tham dự Paralympic 2024 tại Paris.

Năm 2023 cũng là năm Hiệp hội tổ chức thành công giải vô địch toàn quốc năm 2023, thu hút 1200 vận động viên tham gia. Phối hợp các tỉnh, thành phố tạo nguồn lực lượng vận động viên trẻ các tuyến tại các địa phương chuẩn bị cho các kỳ Para Games được tổ chức tiếp theo [160-200 người].

Trong thời gian tới, Hiệp hội tập trung vào các giải pháp trọng tâm như sau:

Thứ nhất, tập trung nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trong cộng đồng xã hội, hội thảo về tác dụng, lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao; thông qua truyền thông tạo sự ủng hộ các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội, doanh nghiệp, các liên đoàn, hội thể thao quốc giavà cộng đồng xã hội đối với việc nâng cao thể lực, sức khỏe, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng và tạo điều kiện cho họ có bản lĩnh vươn lên làm chủ trong cuộc sống trong điều kiện tiếp theo là “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19”.

Thứ hai, phối hợp với Vụ Thể dục thể thao quần chúng về kế hoạch làm việc với một số địa phương về định hướng phát triển phong trào Thể dục thể thao người khuyết tật giai đoạn 2022-2030.

Thứ ba, phối hợp với Vụ Thể dục thể thao quần chúng chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, tăng cường hướng dẫn người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Thành lập các câu lạc bộ thể thao hoạt động ở các ngành, địa phương theo Chỉ thị số 39-CT/TWngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật” và Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 8/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030.

Thứ tư, xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí cao. Thực hiện quy chế phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, liên đoàn, hội thể thao quốc gia trong công tác phối hợp và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn.

Thứ năm, thường xuyên tuyên truyền, nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài.

Hiệp hội Paralympic Việt Nam là một tổ chức xã hội tự nguyện thành lập, nhằm tập hợp, đoàn kết người khuyết tật, các tổ chức thể thao người khuyết tật ở địa phương và các tổ chức, cá nhân quan tâm, ủng hộ cho phong trào thể thao người khuyết tật với mục đích nâng cao sức khoẻ cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển phong trào thể thao người khuyết tật trong cả nước, nâng cao thành tích thi đấu thể thao của người khuyết tật nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung trên đấu trường quốc tế; tăng cường giao lưu, hội nhập và đối ngoại của đất nước.

Chủ Đề