Hướng dẫn tập dịch cân kinh

Khớp vai là khớp linh hoạt nhất của cơ thể. Nó có nhiều động tác, động tác của cánh tay [ra trước, ra sau, lên trên, vào trong, ra ngoài, xoay tròn] và động tác của riêng vai [lên trên, ra trước, ra sau]. Khớp vai có vận động linh hoạt nhưng bao khớp mỏng, lỏng lẻo, dây chằng không đủ chắc nên nó cũng dễ bị tổn thương nhất. Trong đó bệnh lý viêm quanh khớp vai [VQKV] là tổn thương rất hay gặp. VQKV là tên gọi của các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai mà tổn thương ở phần mềm quanh khớp vai chủ yếu là gân, cơ, dây chằng, bao khớp.

Điều trị VQKV có nhiều phương pháp như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng y học cổ truyền, điều trị phẫu thuật với thể đứt rách dây chằng chóp xoay. Đặc biệt điều trị bằng các tác nhân vật lý kết hợp tập vận động là phương pháp được lựa chọn tối ưu nhất với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Với những bệnh nhân đến điều trị tại khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng [VLTL-PHCN] Bệnh viện Quân Y 175 sau khi được hướng dẫn tập bài tập Dịch cân kinh kết hợp, tập hàng ngày, tại nhà đã đem lại kết quả điều trị rất khả quan và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh, không chỉ riêng bệnh lý khớp vai mà tình trạng sức khỏe cũng các như bệnh lý khác cải thiện rõ.


Dịch Cân Kinh hay Đạt Ma Dịch Cân Kinh hay Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh do Đạt Ma Sư tổ, sư trụ trì đầu tiên chùa Thiếu Lâm truyền đạt. Năm Đinh Sửu [theo công lịch là năm 917] nhà sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam [của Trung Hoa] xây dựng Thiếu Lâm Tự [Chùa Thiếu Lâm]. Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin cũ của người bản xứ, thường dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của Ông vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công luyện tập võ nghệ để tự vệ. Từ đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể chất kém không thể luyện võ được. Sư Tổ Đạt Ma bèn dạy cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.

“Dịch – thay đổi, Cân – gân cốt, Kinh – sách quí”

Cách tập này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì tập vẩy tay đúng phương pháp là sẽ đạt hiệu quả rất lớn: ăn ngon, ngủ tốt, gân cốt thư thái sức khỏe tăng cường và đặc biệt là trừ được bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen suyễn, các bệnh tim mạch, dạ dày, đường ruột, thận, gan, ống mật, trĩ nội … hay bán thân bất toại, đột quỵ, méo mồm lệch mắt, … đều tiến triển rất tốt. Nhất là các loại bệnh mạn tính của người cao tuổi hay gặp là thoái hóa cột sống, thoái hóa xương khớp. Trong đó có bệnh lý viêm quanh khớp vai rất thường gặp ở cả người cao tuổi cũng như người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phương pháp tập luyện:

Trước khi tập, chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh càng tốt, đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, đầu óc được thư thái để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Có thể làm những động tác khởi động nhẹ nhàng thoải mái. Phải đi chân trần và đứng trên một tấm thảm lót chân hoặc bất cứ miếng đệm lót nào, nhằm ngăn cách sự tiếp xúc của bàn chân với mặt đất, nếu không luồng điện sinh học trong quá trình tập luyện sẽ bị thất thoát làm bài tập hiệu quả không cao.

Đứng thẳng người ưỡn ngực ra để cột sống được tự nhiên, hai bàn chân song song với nhau dạng ra, ngang với tầm vai của mình. Co các đầu ngón chân lại, bám chặt vào mặt thảm như vậy bắp chân và đùi sẽ săn chắc. Thót hậu môn, niệu đạo lại, giống như động tác nín đi cầu và nín đi tiểu, như vậy tầng sinh môn, mông và vùng tiểu khung cũng sẽ săn chắc, đồng thời thả lỏng cơ thể từ vùng thắt lưng trở lên. Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng chắc, không suy chuyển. Tóm lại đó là tư thế đứng tấn của người luyện võ, cả buổi tập phải làm đúng như thế, nếu không công phu luyện tập sẽ mất gần hết không mang lại kết quả mong muốn.


Đầu như dây treo để cổ được thẳng, mặt hướng về phía trước, mắt nhìn một điểm cao hơn mình một tý để cổ không chùng xuống. Miệng ngậm tự nhiên, hai hàm răng chạm nhau, lưỡi cong lên, đầu lưỡi chạm vùng lợi giữa hai chân răng hàm trên [huyệt ngân giao], để luồng điện được lưu thông khép kín vòng nhâm đốc. Hơi thở bình thường, tư tưởng tập trung trên đỉnh đầu.

Ở mỗi bàn tay, năm ngón tay luôn dính vào nhau, thả lỏng tự nhiên chứ không xòe ra. Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau [tức mu tay hướng ra trước]. Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người một góc 30 độ, Khi đánh tay ra phía sau một góc 60 độ. Tóm lại, khi đánh hết tay thì đưa tay ra phía trước chỉ là một cái trớn, không dùng sức, chỉ do quán tính của việc đánh tay từ phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ tầm 30 độ. Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì tính một cái đánh tay [thời gian 1 giây].

Trên phải không, dưới nên có [thượng hư hạ thực]. Đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón tay khép tự nhiên. Khi vẫy, lỗ đít phải thót, bụng dưới thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, ngón chân bấm chặt đất như trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yếu lĩnh khi luyện “Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh’. Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý tập chung vào tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên [không mím môi], ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hai mái trèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương hông thẳng như cây gỗ.

Khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước.

“Trên ba, dưới bảy” là phần trên để lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải thấu hiểu đầy đủ thì hiệu quả mới tốt.

Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi có thể nhẩm đếm số lần vẫy tay.


MỘT SỐ ĐIỂM CẨN CHÚ Ý

1. Tập đúng: Tập phải tuân theo yếu lĩnh như trên.

2. Tập đủ: Thời gian tập phải đủ 30 phút, 30 phút mới là đạt yêu cầu cho một lần tập. Tương ứng với số lần vẩy tay không nên ít: từ 600 lần đến 1.800 lần cho một bài tập. Tập được đến khoảng 20 phút mà thấy trung tiện nhiều chứng tỏ hiệu quả tập rất tốt.

3. Tập đều: Khi đã tập thì tập thường xuyên, tập hàng ngày kể cả các ngày lễ, tết. Bài tập thường sẽ có hiệu quả sau 3 đến 6 tháng tập liên tục. Nếu tập gián đoạn vì một lý do nào đó thì hiệu quả không cao, dẫn đến mất niềm tin vào bài tập. Vì vậy cần phải kiên trì duy trì bài tập hàng ngày ít nhất vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng vẫn phải nhớ thót đít và bấm 10 đầu ngón chân

Số lần tập: Có thể tập càng nhiều càng tốt. Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy 3.000 tới 6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần tập là thích hợp.

Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh. Bình thường vẫy 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa trừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là lục động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng và chậm một chút. Khi đã thuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.

Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu và khí huyết lưu thông. Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mền dẻo, đặc biệt là không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực không lưu thông cũng không được.

Tóm lại đây là bài tập kinh điển, tổng hợp động tác của nhiều bài tập hiện đại như bài tập Kegel điều trị bệnh lý vùng tiểu khung, bài tập William và bài tập McKENZIE điều trị bệnh lý cột sống, và bài tập khí công cổ truyền [luyện vòng Tiểu chu sinh], và bài tập quăng tay hỗ trợ điều trị các bệnh về gân - cơ - khớp trong đó rất hiệu quả với các bệnh liên quan đến khớp vai nói chung và viêm quanh khớp vai nói riêng.


Dịch cân kinh được biết đến là một phương pháp thể dục đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp ngăn ngừa, chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là ở người già. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tập dịch cân kinh vô cùng hiệu quả dành cho người cao tuổi. 

Trong y học, Dịch cân kinh là một liệu pháp bảo vệ sức khoẻ cực kì tốt. Những động tác đơn giản, dựa theo những nguyên tắc khoa học, vô cùng phù hợp với người cao tuổi để chống lại sự lão hoá và bệnh tật. 

Video hướng dẫn chi tiết cách tập dịch cân kinh cho người già

Những Lợi Ích Của Việc Luyện Tập Dịch Cân Kinh Ở Người Cao Tuổi

Tại Việt Nam, dịch cân kinh từ lâu đã trở nên phổ biến và được đón nhận rất nồng nhiệt. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu khí công dưỡng sinh, việc tập luyện dịch cân kinh giúp người cao tuổi tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cực kì tốt. Vì thế mà các bài tập dưỡng sinh cho người già luôn có sự xuất hiện của Dịch cân kinh.

Ngoài ra, dịch cân kinh còn giúp điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh thường thấy ở người già như cao huyết áp, thoái hoá khớp, rối loạn giấc ngủ, đau lưng, biếng ăn, béo phì,… 

Ví dụ với bệnh gan, do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Khi tập luyện Dịch cân kinh có thể giải quyết vấn đề này.

Bên cạnh đó, tập luyện dịch cân kinh còn giúp người lớn tuổi giải toả áp lực tâm lý, sống lạc quan, yêu đời và cởi mở với mọi người xung quanh tốt hơn. 

Chính vì các ưu điểm đấy mà dịch cân kinh nhanh chóng tạo được thiện cảm rất tốt trong lòng người dân Việt Nam. 

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của dịch cân kinh thì người cao tuổi cần phải chú ý cách tập luyện đúng cách và khoa học. 

Hướng Dẫn Luyện Tập Dịch Cân Kinh Cho Người Cao Tuổi

Khởi Động Cơ Thể 

Bước 1: Phương pháp đứng đúng

  • Hai chân dang rộng bằng vai khoảng 30 – 35cm.
  • Hai bàn chân đặt song song và hướng thẳng về phía trước. 
  • Toàn bộ đầu ngón chân bám chặt xuống mặt sàn, không co quắp lại. [có thể lót thảm hoặc mang giày, dép vẫn được].
  • Dùng sức nhíu cơ vùng hậu môn lại. Sau đó giữ rút lên một chút trong suốt thời gian tập. 

Bước 2: Thả lỏng cơ thể 

  • Thả lỏng phần trên cơ thể như đang treo người. 
  • Ngực buông lỏng, thở tự nhiên.
  • Đầu thẳng về phía trước, mắt hướng ra xa, hơi nhìn lên một chút. 
  • Môi khép nhẹ. Phần lưỡi chạm nhẹ chân nướu hàm trên. 
  • Răng khép nhẹ lại nhưng không nghiến.
  • Các ngón tay khép hờ lại với nhau. 
  • Mu bàn tay quay về phía trước, các ngón tay để cong tự nhiên.
  • Khi tập không nên cúi đầu và gồng cơ thể.

Khởi động cơ thể

Bắt Đầu Bài Tập

  • Hai tay duỗi thẳng bằng vai, úp, ngón tay xòe thẳng, 
  • Đưa hai tay ra trước, tạo một góc khoảng 30 độ so với thân. 
  • Đánh 2 tay cùng lúc về sau hết mức, tạo một góc 60 độ so với trục thẳng đứng. 
  • Sau đấy, trả 2 tay về vị trí cũ theo quán tính, không dùng lực.
  • Lưu ý chỉ đánh về sau hết mức có thể, không nên vận nhiều sức, đánh mạnh tay để tránh chấn thương. 
  • Vẫy đến lần thứ 5, khi tay đang buông thì chùng gối, nhún 2 lần.
  • Đầu tập trung, chỉ chú ý vào ngón chân bấm, đùi vế chắc, hậu môn thót và đếm.
  • Trung bình một nhịp tập như thế này sẽ tốn khoảng 1 phút.
  • Với bài tập này, nên dồn 70% lực cơ thể cho việc đứng trụ, tạo thế tấn chắc chắn. 30% còn lại dùng vào giữ thân trên được treo vững chắc và đánh tay đều theo nhịp. 

Tải app bTaskee ngay tại đây

Khi tập Dịch cân kinh, nhịp thở đóng vai trò rất quan trọng:

  • Người tập nên hít thở đều, chậm rãi, tự nhiên, không cần thiết phải thở theo nhịp tập. 
  • Việc thở một cách tự nhiên sẽ giúp người cao tuổi tập luyện thoải mái hơn, dễ dàng và linh hoạt hơn. 
  • Tuy nhiên trong lúc tập nên chú ý kiểm soát nhịp thở đều, không gấp để tránh cơ thể bị xuống sức nhanh.

Hướng dẫn tập luyện dịch cân kinh

Những Lưu Ý Khi Tập  Luyện Dịch Cân Kinh Ở Người Cao Tuổi

  • Dịch cân kinh là liệu pháp chữa bệnh, không phải môn thể thao nên khi tập cần sự mềm dẻo, khéo léo, không nên vận quá nhiều sức.
  • Người mắc bệnh phong thấp nên dùng sức nặng hơn một chút.
  • Những người bị cao huyết áp thì nên tập chậm rãi, nhẹ nhàng.
  • Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường có trung tiện [đánh rắm ], hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng…
  • Hãy tập luyện vào nguyên tắc sau: Tập mạnh vào buổi sáng, tập vừa phải vào lúc xế chiều và tập nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Nên tăng dần số lần vẫy [ở mức tối thiểu] từ 600 đến khoảng 2000 lần mỗi buổi tập.
  • Người bệnh nặng, sức yếu có thể ngồi để vẫy tay nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc thóp hậu môn và bám chặt ngón chân.
  • Tốc độ phù hợp khi tập là khoảng 1800 lần vẫy trong 30 phút.
  • Người bệnh nhẹ nên vẫy nhanh và nhẹ nhàng, không dùng nhiều lực.
  • Người bệnh nặng hơn thì vẫy chậm lại nhưng không được quá chậm.
  • Khi tập luyện cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, tinh thần thoải mái. 

Trên đây là tổng quan hướng dẫn tập luyện dịch cân kinh hiệu quả cho người lớn tuổi của bTaskee. Hãy chia sẻ bài viết này vì lợi ích sức khoẻ của bản thân và gia đình của bạn nhé!!

Các bài viết về “chăm sóc người cao tuổi” của bTaskee chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng đến gặp bác sĩ, chuyên gia y học để được tư vấn cụ thể hơn. 

Xem thêm bài viết liên quan

Cách Bổ Sung Canxi Cho Người Già Hiệu Quả

Cách Cai Sữa Cho Bé Nhanh Chóng, Khoa Học, Hiệu Quả Nhất

Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi

Hình ảnh: Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề