Hướng dẫn thi hành luật tố cáo 2023

Trong giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, từ khi nhận được đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước phải xem xét các nội dung, thẩm quyền, điều kiện thụ lý và các vấn đề khác có liên quan để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nếu đơn khiếu nại, đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, đủ các điều kiện thụ lý thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành giải quyết kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định.

Để việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo đảm bảo đúng pháp luật, làm rõ bằng chứng có liên quan làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành quyết định thành lập tổ xác minh. Tổ trưởng tổ xác minh xây dựng kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tiến hành các biện pháp xác minh làm rõ, kết luận về tính đúng, sai của nội dung đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân.

Hiện nay, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành không quy định bắt buộc phải xây dựng kế hoạch xác minh. Tuy nhiên, xem xét trên khía cạnh chuyên môn, nghiệp vụ và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua, nhận thấy việc xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo là quan trọng và cần thiết. Người có trách nhiệm xác minh cần ý thức rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch xác minh, nắm vững nội dung, phương pháp và cách thức xây dựng kế hoạch xác minh để kế hoạch xác minh đạt chất lượng, có tính khả thi. Qua nghiên cứu về chuyên môn, nghiệp vụ và thực tiễn giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo cho thấy: việc xây dựng kế hoạch xác minh khiếu nại, nội dung tố cáo là rất cần thiết bởi những lý do sau đây:

Một là, theo khoa học về tổ chức, quản lý, để thực hiện một hoạt động công vụ nói chung thì người được giao nhiệm phải lập kế hoạch làm căn cứ để tiến hành các công việc cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó. Xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo cũng là một hoạt động công vụ, có tính chất khá phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành bài bản, đúng pháp luật. Chính vì vậy, người được giao nhiệm vụ xác minh cần xây dựng kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để thực hiện việc xác minh;

Thứ hai, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo là một loại văn bản nghiệp vụ quan trọng trong quá trình xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quá trình lập kế hoạch này chính là việc tổ xác minh lập phương án để thực hiện nhiệm vụ trong quá trình xác minh. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo là một loại văn bản có giá trị là căn cứ, định hướng cho hoạt động của Tổ xác minh, là cơ sở để Tổ trưởng Tổ xác minh, các thành viên Tổ xác minh tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

Thứ ba, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo là phương tiện để xác định các hoạt động nghiệp vụ cụ thể, đồng thời là công cụ để Tổ trưởng Tổ xác minh quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổ xác minh một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm ở từng thời gian nhất định trong toàn bộ quỹ thời gian của Tổ xác minh;

Thứ tư, căn cứ vào nội dung Kế hoạch xác minh khiếu nại, tố cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc người ban hành quyết định xác minh tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ xác minh khiếu nại, tố cáo;

Thứ năm, xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo là quá trình xác định những mục tiêu mà một cuộc xác minh cần phải hướng tới cùng với những yêu cầu phải đạt được và các biện pháp tốt nhất trong điều kiện nhân lực, thời gian và phương tiện nhất định. Nếu quyết định xác minh mới chỉ xác định mục tiêu cần xác minh để phục vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo phải xác định và giải quyết cụ thể hơn các nội dung của quyết định xác minh.

Do vậy, hiện nay mặc dù pháp luật khiếu nại, tố cáo không bắt buộc phải xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo nhưng việc xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo là rất cần thiết. Điều đó giúp ích cho người có trách nhiệm xác minh, định hình được công việc cần làm, có sự sắp xếp, bố trí thời gian công việc hợp lý, khoa học, chủ động trong việc xác minh nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo./.

Ngày 3/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại gồm có VI Chương 35 Điều. Trong đó, Chương I, Quy định chung; Chương II, Khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; Chương III, Nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung; Chương IV, Công khai quyết định giải quyết khiếu nại thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Chương V, Tiếp công dân; Chương VI, Điều khoản thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2012 và thay thế các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và tiếp công dân trong Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Luật Khiếu nại được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 11/11/2011, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 là Nghị định đầu tiên quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật này./.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hàn vi bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo. Người tố cáo và người thân thích của người tố cáo được bảo vệ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.

Với V Chương, 26 Điều trong đó: Chương I, Quy định chung. Gồm có 3 điều quy định về Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng và Giải thích từ ngữ.

Chương II, Trường hợp nhiều người cùng tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong đó, Mục 1, Cử người đại diện trình bày tố cáo, Mục 2, Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo, Mục 3, Công khai kết luận nội dung tố cáo quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Chương III, Các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo trong đó, Mục 1, Bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo, Mục 2, Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo, Mục 3, Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo người thân thích của người tố cáo.

Chương IV, Khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo. Quy định rõ nguyên tắc khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo đó là: Khen thưởng phải chính xác, công bằng, kịp thời, bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Việc xét khen thưởng chỉ thực hiện một lần đối với thành tích của mỗi đối tượng.

Chương V, Điều khoản thi hành. Điều 25 nêu rõ về Hiệu lực thi hành như sau: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2012 và thay thế các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

Luật Tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 là Nghị định đầu tiên quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật này./.

Chủ Đề