Hướng dẫn trò chơi đếm các bộ phận trên cơ thể

- Cả lớp chúng ta vỗ tay chào đón bạn búp bê nào. Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu xem bạn búp bê có những bộ phận gì.

- Chúng mình cùng hướng lên xem đây là gì của bạn búp bê nào? Có mấy mắt?

(Cho cả lớp gọi tên, mời cá nhân trẻ gọi tên)

+ Mắt dùng để làm gì các con?

+ Cô cho trẻ chỉ đôi mắt của trẻ và nhắc lại.

- Ngoài mắt ra búp bê còn có bộ thận giừ nữa đây các con? (Cho cả lớp gọi tên)

+ Mũi dùng để làm gì?

+ Cô cho trẻ chỉ vào mũi của trẻ và nhắc lại.

- Ngoài mũi ra búp bê còn có bộ phận gì đây nữa các con? (Cho cả lớp gọi tên , mời cá nhân trẻ gọi tên)

+ Miệng dùng để làm gì các con?

+ Cô cho trẻ chỉ miệng của trẻ và nhắc lại.

- Các con nhìn xem bạn búp bê còn có bộ phận gì đây nữa nào ? (Mời cả lớp gọi tên)

+ Tai dùng để làm gì?

+ Tai của con đâu? (trẻ chỉ vào tai và nhắc lại)

- Thế đây là gì của búp bê nhỉ ( mời cả lớp gọi tên)

+ Tay dùng để làm gì?

+ Tay của con đâu? (Cho trẻ nhắc lại)

- Thế còn đây là gì của bạn Búp bê nhỉ ?

+ Chân dùng để làm gì các con?

+ Chân của con đâu? (Cho trẻ nhắc lại)

=> Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ

2.2. Trò chơi.

- Trò chơi: “Mắt, mũi, tai”

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi

Cách chơi: Cô nói “mắt đâu, mắt đâu” trẻ sẽ chỉ tay vào mắt và nói “mắt đây, mắt đây” tương tự với tùng bộ phận như tai, mũi, miệng.

Luật chơi: Bạn nào chỉ sai sẽ phải chỉ lại và nói to tên bộ phận đó.

Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Trò chơi “Ai thông minh nhất”

Cách chơi như sau, cô sẻ mời hai bạn lên cùng chơi trò chơi cùng với cô, khi cô chỉ vào bộ phận nào của bạn ... thì các con phải gọi đúng tên bộ phận của bạn đó nhé.

Trẻ con luôn luôn hứng thú với những bài học tìm hiểu về khoa học. Nhưng bên cạnh đó các Cô cũng có thể mang đến cho bé những kiến thức không kèm phần hấp dẫn như bài học sau. Bài học về tìm hiểu về một số bộ phận trên cơ thể bé sẽ dạy bé những kiến thức cơ bản về: Chân, tay, mắt, mũi...

Nội dung chính Show

Cùng nhau tìm hiểu mục tiêu của giáo án

Kiến thức mang lại qua bài học.

- Trẻ biết và phân biệt một số bộ phận của cơ thể như tai, mắt, mũi, miệng, chân tay...

- Trẻ biết một số chức năng, hoạt động của các bộ phận trên cơ thể.

Kỹ năng dành cho bé.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ lời, mạch lạc.

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh.

Thái độ của trẻ.

- Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ (Đánh răng, rủa tay, rửa mặt...)

Trò chuyện với bé về một số bộ phận trên cơ thể bé

Cho trẻ xem hình ảnh bộ phận đầu

- Hỏi trẻ: + Đây là bộ phận nào của cơ thể?

+ Trên đầu có những bộ phận nào?

 Đôi mắt: + Đây là gì? ( hình ảnh mắt)

+ Có bao nhiêu con mắt?

+ Mắt dùng để làm gì?

Cho trẻ biết trên mắt có lông mi có tác dụng ngăn chặn mồ hôi trên trán chảy xuống để bảo vệ mắt

+ Con hãy nhắm mắt xem có thấy gì không ?

+ Vậy mắt làm nhiệm vụ gì ?

+ Muốn giữ cho đôi mắt luôn sáng phỉa làm gì?

Giáo dục trẻ bảo vệ vệ sinh mắt sạch sẽ

Đôi tai: Cô gõ xắc xô

Hỏi trẻ: + Các con nghe thấy gì?

+ Nhờ bộ phận nào mà các con nghe thấy?

+ Tai của các con đâu?

+ Chúng mình có mấy cái tai?

+ Các con thử bịt tai lại xem có nghe gì không ?

+ Tai dùng để làm gì?

- Cho trẻ nghe tiếng máy bay bay

 Cái mũi: Cho trẻ chơi “trời tối trời sáng” cô đưa quả cam ra bóc  vỏ quả cam

+ Đây là quả gì? Các con nghe thấy mùi gì?

+ Bộ phận nào giúp chúng ta ngửi thấy được ?

+ Mũi có tác dụng gì ?

 Miệng: Cho trẻ chơi uống nước cam

- Hỏi trẻ:+ Chúng mình vừa uống bằng gì?

+ Miệng ở đâu?

+ Miệng dùng để làm gì?

+ Miệng có đặc điểm gì?

+ Làm gì để bảo vệ răng miệng?

- Cho trẻ biết mắt, mũi, miệng, tai cũng được gọi là giác quan

Tay:  Cho trẻ chơi trò chơi: Dấu tay

- Dấu tay, Tay đâu, tay đâu

+ Tay dùng để làm gì?

+ Chúng mình cầm thìa xúc ăn bằng gì?

+ Khi vẽ, tô màu, cầm bút bằng tay nào?

 Chân: + Đố các con biết mình đi được là nhờ cái gì?

- Chân đâu, chân đâu.

+ Ai có thể nói lên tác dụng của chân?

+ Mỗi bàn tay,bàn chân có mấy ngón ? Cho trẻ đếm

+ Các ngón tay có nhiệm vụ gì ?

+ Trên mỗi ngón tay, ngón chân có gì ?

+ Tác dụng của móng tay, móng chân ?

+ Hình dáng các bộ phân trên cơ thể của mỗi người có giống nhau không ?

+ Muốn cho cơ thể khỏe mạnh các cháu phải làm gì?

- Cho trẻ biết: Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và chúng đều rất cần thiết để chúng ta hoạt động hàng ngày.

Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ

Qua cuộc trò chuyện các Cô có thể hỏi thêm bé về gia đình bé. Xem khi ở nhà với gia đình bé có được dạy những kiến thức đó không. Ba mẹ ở nhà có quan tâm đến việc giữ vệ sinh chân tay không?

Hình ảnh chi tiết về giáo án được Hanyny chia sẻ

Ngoài những giáo án một số bộ phận trên cơ thể bé nhỏ như trên, Các Cô có thể tìm thêm trọn bộ giáo án 5-6 tuổi ở Hanyny. Giáo án trọn bộ sẽ giúp các Cô dễ dàng hơn nhiều

  • Trò chơi hát theo hình vẽ

Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát.
Cách chơi: Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát "Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi”, "Mùa xuân đến rồi”... (tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát) Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.

Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.

Chuẩn bị: Xắc xô, kèn, trống.
Cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô có: xắc xô, trống, mõ. Cô mời 1 trẻ lên, đội mũ chóp lên, sau đó cô mời 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ cô có. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bạn vừa gõ dụng cụ gì.

  • Trò chơi nghe nhạc nhảy vào vòng

Trò này có 2 cách chơi như sau:

Cách 1:

Trên sàn lớp các các vòng tròn (vòng thể dục hoặc vẽ bằng phấn). Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng. Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ.
Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi nhanh. Cô hát chậm, trẻ đi chậm. Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng. Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng. Mỗi vòng 1 người, bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp. Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…

Cách 2: Cô không hát to, nhỏ, nhanh, chậm mà hát bình thường nhưng đến câu hát cô đã định trước thì nhảy vào chuồng. Ví dụ: Cô định trước câu “Cô dạy cháu múa ca” trong bài “Cô giáo miền xuôi”, đến từ “múa ca” thì nhảy vào vòng.

Lưu ý: Trẻ chỉ thực hiện chơi với những bài hát đã thuộc và hát thường xuyên.

  • Trò chơi hát đúng từ theo câu hát

Cách chơi:

Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non. Ví dụ: như từ “hoa” hoặc từ “chim”Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.Từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”Từ “con chim” trong câu hát “con chim nó hót líu lo”.

Trẻ chơi với nhiều hình thức như: chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm. Nếu ai không hát được sẽ bị loại còn ai là người cuối cùng vẫn hát được thì được thưởng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trò chơi tiết âm nhạc

TRÒ CHUYỆN: PHÂN BIỆT MỘT SỐ BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ VÀ

CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG

I. Mục đích, yêu cầu:

a) Kiến thức

- Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể người và chức năng hoạt động của chúng.

b) Kĩ năng

- Trẻ có kỹ năng nhận xét đặc điểm riêng của các bộ phận trên cơ thể.

- Rèn kỹ năng qua sát và ghi nhớ có chủ định.

c) Thái độ

- Trẻ hứng thú với tiết học, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết lễ phép trong giao tiếp.