Hướng dẫn viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu

Thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là gì? Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là gì và được sử dụng để làm gì? Mẫu phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu và soạn thảo? Hoạt động nhập khẩu khi thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu?

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp phải thay đổi nhân khẩu như việc tách sổ hộ khẩu, chuyển hộ khẩu khi kết hôn, ly hôn,… Khi thay đổi nhân khẩu, muốn tách khẩu hay nhập khẩu thì cần phải thực hiện theo những trình tự, thủ tục nhất định.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013

– Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực vào ngày 01/7/2021

– Thông tư số 35/2014/TT- BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

– Thông tư số 36/2014/TT- BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.

1. Thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là gì?

Trong Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:

“Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

Xem thêm: Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu [HK02] mới nhất 2022

1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.”

Như vậy, việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là việc khi cá nhân thay đổi chỗ ở khác với nơi họ đã đăng ký thường trú, và họ thực hiện đăng ký thường trú khi đủ điều kiện. Việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là hoạt động được thực hiện khi có đề nghị của cá nhân có yêu cầu và thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó chính là Công an huyện, quận, thị xã trong trường hợp thay đổi tại thành phố trực thuộc Trung ương và Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong trường hợp thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu tại tỉnh.

2. Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là gì và được sử dụng để làm gì?

Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là văn bản do cá nhân soạn thảo gửi cơ quan có thẩm quyền là cơ quan đăng ký cư trú hoặc cơ quan quản lý cư trú khi thực hiện các hoạt động thay đổi cư trú.

Theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT- BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định:

“Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú.”

Như vậy, có thể thấy phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, với vai trò chính là để kê khai thông tin khi có những sự thay đổi về hộ khẩu hoặc nhân khẩu của các cá nhân thực hiện đăng ký thường trú hoặc tạm trú, thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi thường trú,…

3. Mẫu phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu và soạn thảo:

Mẫu Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là Mẫu HK02 ban hành theo Thông tư  số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014

Xem thêm: Mẫu bản khai nhân khẩu và cách ghi bản khai nhân khẩu HK01 mới nhất năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU

Kính gửi: …….

I. Thông tin về người viết phiếu báo

1. Họ và tên [1]: …… 2. Giới tính:…..

3. CMND số:…….4. Hộ chiếu số:……

Xem thêm: Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu HK02

5. Nơi thường trú:……..

6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ……. Số điện thoại liên hệ:….

II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khu

1. Họ và tên [1]:………. 2. Giới tính:…….

3. Ngàytháng, năm sinh:……/……/….. 4. Dân tộc:……..5. Quốc tịch:……

6. CMND số:……. 7. Hộ chiếu số:……

8. Nơi sinh:……

9. Nguyên quán:……

Xem thêm: Xác nhận nhân khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đâu?

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……

11. Nơi thường trú:…….

12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …….Số điện thoại liên hệ:……..

13. Họ và tên chủ hộ:…….14. Quan hệ với chủ hộ:……

15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [2]:……..

16. Những ngưi cùng thay đi:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Nơi sinh

Nghề nghiệp

Dân tộc

Quốc tịch

CMND số [hoặc Hộ chiếu số]

Quan hệ với người có thay đổi

                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   

…, ngày….tháng….năm…

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ [3]

Xem thêm: Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu như thế nào?

[Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên]

…, ngày….tháng….năm…

NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO

[Ký, ghi rõ họ tên]

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN [4]

:……..

……, ngày…tháng…năm…

TRƯỞNG CÔNG AN:………..

Xem thêm: Cách điền tờ phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu?

[Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

Soạn thảo Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

[1] Mục họ tên: Viết chữ in hoa đủ dấu

 Mục ngày sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch

Mục “CMND số” Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu [nếu có cả hai giấy tờ này];

Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;

Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;

Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. 

Xem thêm: Làm lại sổ hộ khẩu bị mất khi không phải là chủ hộ khẩu

Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác [nếu có];

Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh.

Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.

Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

[2] Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu …

[3] Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.

[4] Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việc công dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất.

Ghi chú: Trường hợp người viết phiếu báo cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II

Xem thêm: Thủ tục đăng ký KT3

Hướng dẫn ghi Mục “Quan hệ với chủ hộ”

Trong Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 36/2014/TT- BCA quy định như sau:

“1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:

a] Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

b] Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

c] Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.”

Theo đó, những thông tin liên quan đến người viết phiếu báo và người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu sẽ được chia ra hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất là người thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu đồng thời là người viết khai báo thì họ và tên trong Phiếu thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu sẽ trùng nhau.

Xem thêm: Tách sổ hộ khẩu khi không có sổ hộ khẩu gốc

Trường hợp thứ hai là người viết phiếu báo là chủ hộ hoặc người viết phiếu báo không đồng thời là người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu thì trong trường hợp này họ và tên của mục I và mục II không đồng nhất.

Từ đó, với câu hỏi yêu cầu tư vấn, khi bạn là con dâu, và muốn nhập khẩu về nhà chồng, thì khi bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu, trong Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu thì phần thông tin về người khai báo [Mục I] và thông tin người có hộ khẩu, nhân khẩu [Mục II] có thể trùng nhau nếu người muốn nhập khẩu chính là người đi khai báo.

4. Hoạt động nhập khẩu khi thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu:

Hồ sơ áp dụng khi thực hiện thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu chính là hồ sơ đăng ký thường trú. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền Công an huyện, quận, thị xã  Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Còn theo Quy định tại Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực vào ngày 01/7/2021 thì đối từng trường hợp thay đổi nhân khẩu hộ khẩu sẽ có những quy định về hồ sơ khác nhau.

Xem thêm: Tín phiếu là gì? Phân loại và những phương pháp phát hành tín phiếu?

Như trong trường hợp thay đổi nhân khẩu khi vợ nhập khẩu về nhà chồng, thì hồ sơ gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bng văn bn;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Video liên quan

Chủ Đề